30 câu Trắc nghiệm Siêng năng, kiên trì (có đáp án 2024) – GDCD 6 Cánh diều

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm GDCD 6 (có đáp án) Bài 3: Siêng năng, kiên trì đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 6 Bài 3.

1 116 lượt xem


Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì

Phần 1: 10 câu trắc nghiệm GDCD 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì

Câu 1: Câu tục ngữ: “Thua keo này bày keo khác” nói về

A. đức tính kiên trì, khi gặp bại trong cuộc sống nhưng vẫn không nản chí.

B. sức mạnh của tình yêu thương giúp con người vượt qua mọi khó khăn.

C. tinh thần yêu lao động, miệt mài học tập – nghiên cứu.

D. sự mưu mô, thủ đoạn, trục lợi của con người.

Đáp án A

Câu tục ngữ: “Thua keo này bày keo khác” nói về đức tính kiên trì, khi gặp bại trong cuộc sống nhưng vẫn không nản chí.

Câu 2: Có người cho rằng, siêng năng kiên trì là nguồn gốc và điều kiện để dẫn đến thành công. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

A. Đồng ý. Vì: chỉ có siêng năng chúng ta mới hoàn thành được công việc.

B. Đồng ý. Vì: cần siêng năng, kiên trì, không ngại khó khăn mới có thế thành công.

C. Không đồng ý. Vì: chỉ cần có nhiều tiền thì sẽ thành công mà không cần cố gắng.

D. Không đồng ý. Vì: chỉ cần thông minh và mưu mẹo, khôn ngoan thì sẽ thành công.

Đáp án B

Chúng ta không thể thành công và nhận ra giá trị đích thực của quá trình chạm đến thành công đem lại nếu chúng ta không tự trải nghiệm, vượt qua khó khăn, nỗ lực, chăm chỉ, kiên trì vươn lên.

Câu 3: Hành động nào dưới đây không phải là biểu hiện của siêng năng, kiên trì?

A. Thường xuyên giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.

B. Chăm chỉ học hành để đạt được mục tiêu học tập.

C. Tự giác, cần cù lao động.

D. Bỏ dở khi gặp bài tập khó.

Đáp án D

- Bỏ dở khi gặp bài tập khó không phải là biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì.

Câu 4: Để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, em cần

A. đi học đều, chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập.

B. giành toàn bộ thời gian để học tập, không cần giải trí, tập thể dục thể thao.

C. đi học thêm một cách tràn lan để nhanh chóng tiến bộ trong học tập.

D. nhờ bạn làm bài hộ trong kì kiểm tra để đạt điểm cao.

Đáp án A

Để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, em cần: đi học đều, chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập.

Câu 5: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Q muốn có điểm cao trong kì thi sắp tới mà vẫn muốn đi du lịch cùng gia đình. Vì vậy Q đã nhắn tin trao đổi với A, hứa trả tiền cho A để A cho chép bài.

Theo em, hành động của Q thể hiện điều gì?

A. Sự lười biếng.

B. Sự chăm chỉ, nỗ lực trong học tập.

C. Sự cố gắng để đạt điểm cao.

D. Tình đoàn kết giữa bạn bè trong lớp.

Đáp án A

Q lười biếng, không muốn học tập mà vẫn muốn đạt điểm cao.

Câu 6: Siêng năng được hiểu là

A. chia sẻ, cảm thông với những đau thương, mất mát của người khác.

B. thực hiện mục tiêu đến cùng, dù gặp khó khăn cũng không nản chí.

C. giúp đỡ người khác khi học gặp khó khăn, họa nạn.

D. tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó của con người.

Đáp án D

Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó của con người (SGK trang 16).

Câu 7: Hành động nào dưới đây không phải là biểu hiện của siêng năng, kiên trì?

A. Đi học đều, chăm chỉ, phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập.

B. Chăm chỉ làm việc, không ngại khó khăn, không nản chí.

C. Làm việc một cách thường xuyên, liên tục.

D. Giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, họa nạn.

Đáp án D

- Biểu hiện của siêng năng, kiên trì là:

+ Đi học đều, chăm chỉ học hành, kiên trì phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập;

+ Chăm chỉ làm việc, không ngại khó khăn, không nản chí;

+ Làm việc một cách thường xuyên, liên tục.

- Hành động giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, họa nạn là biểu hiện của tình yêu thương con người.

Câu 8: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người

A. đủ sức mạnh để vượt qua những mất mát, đau thương.

B. có chỗ dựa về tinh thần để vượt qua chông gai, thử thách.

C. tăng tình yêu thương, gắn bó với nhau.

D. thành công, hạnh phúc trong cuộc sống.

Đáp án D

Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công, hạnh phúc trong cuộc sống (SGK trang 18).

Câu 9: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về đức tính siêng năng, kiên trì của con người?

A. Có công mài sắt có ngày nên kim.

B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

C. Lá lành đùm lá rách.

D. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Đáp án A

Có công mài sắt có ngày nên kim” muốn khuyên răn chúng ta rằng chỉ khi  lòng quyết tâm và kiên trì thì bất cứ khó khăn nào ta cũng  thể vượt qua để đạt được thành công như mong muốn.

Câu 10: Câu tục ngữ: “Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững” nói về

A. đức tính siêng năng, kiên trì.

B. tình yêu thương con người.

C. tính cẩu thả, lười biếng trong lao động.

D. tinh thần hào sảng, trượng nghĩa.

Đáp án A

Câu tục ngữ: “Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững” nói về đức tính siêng năng, kiên trì.

Phần 2: Lý thuyết GDCD 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì

1. Thế nào là siêng năng kiên trì?

- Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người.

- Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, dù gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí.

2. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì

 - Biểu hiện siêng  năng, kiên trì trong học tập:

+ Đi học đều (chuyên cần).

+ Chăm chỉ học hành, kiên trì phấn đấu để đạt mục tiêu học tập. Lý thuyết Giáo dục công dân 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì

- Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong lao động:

+ Chăm chỉ làm việc không ngại khó.

+ Làm việc thường xuyên, liên tục.

+ Kiên trì lao động dù gặp khó khăn cũng không nản chí.

Lý thuyết Giáo dục công dân 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì

 - Biểu hiện siêng  năng, kiên trì trong cuộc sống:

+ Luôn trau dồi kiến thức hằng ngày.

+ Quyết tâm phấn đấu đạt mục đích cuộc sống.

Lý thuyết Giáo dục công dân 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì

3. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

- Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công, hạnh phúc trong cuộc sống.

1 116 lượt xem