30 câu Trắc nghiệm KHTN 6 (Cánh diều 2024) Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống có đáp án
Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống đầy đủ các mức độ sách Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án) Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6 Bài 22.
Nội dung bài viết
Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống
Phần 1: 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống
Câu 1: Loài nào dưới đây là loài giun kí sinh?
A. Giun quế B. Giun đất C. Giun kim D. Rươi
Đáp án: C
- Giun quế và giun đất sống trong đất
- Rươi sống trong nước lợ
- Giun kim kí sinh trong ruột người
Câu 2: Loài chân khớp nào dưới đây có lợi với con người?
A. Ve bò B. Mọt ẩm C. Ruồi D. Bọ ngựa
Đáp án: D
Bọ ngựa là loài chuyên ăn côn trùng có hại như ruồi, muỗi, bọ xít… nên có lợi cho con người.
Câu 3: Loài nào dưới đây không thuộc ngành Thân mềm?
A. Sứa B. Ốc sên C. Mực D. Hàu
Đáp án: A
Sứa là đại diện thuộc ngành Ruột khoang
Câu 4: Loài côn trùng nào sau đây có khả năng bay “điệu nghệ” nhất?
A. Ong B. Ruồi C. Ve sầu D. Chuồn chuồn
Đáp án: D
Chuồn chuồn có khả năng bay rất nhanh và có thể đạt tốc độ khoảng 30km/h. Đặc biệt, chúng có thể bay theo bất kỳ hướng nào (bau ngang, bay lùi, bay lơ lửng một chỗ) nhờ có hai đôi cánh với phần cơ ở ngực.
Câu 5: Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?
A. Nhóm thân mềm B. Nhóm chân khớp
C. Nhóm ruột khoang D. Nhóm giun
Đáp án: B
Nhóm chân khớp là nhóm có số lượng loài lớn nhất trong số các ngành động vật. Chúng có hơn 1 triệu loài được mô tả, chiếm trên 80% tất cả các sinh vật được tìm thấy trên Trái Đất.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của các ngành giun?
A. Bộ xương ngoài bằng kitin, các chân phân đốt, khớp động với nhau
B. Cơ thể mềm, không phân đốt, có vỏ cứng bao bên ngoài
C. Cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân
D. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột hình túi
Đáp án: C
A là đặc điểm của ngành chân khớp
B là đặc điểm của ngành thân mềm
D là đặc điểm của ngành ruột khoang
Câu 7: San hô là đại diện của ngành động vật không xương sống nào?
A. Ruột khoang B. Thân mềm
C. Chân khớp D. Các ngành Giun
Đáp án: A
San hô là loài động vật thuộ ngành Ruột khoang sống thành tập đoàn ở biển và các đại dương. San hô không có khả năng di chuyển nên hay bị nhầm lẫn là thực vật. Các tập đoàn san hô sống tập trung sẽ tạo thành các rạn san hô là một cảnh quan đẹp và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.
Câu 8: Cho các ngành động vật sau:
(1) Thân mềm (4) Ruột khoang
(2) Bò sát (5) Chân khớp
(3) Lưỡng cư (6) Giun
Động vật không xương sống bao gồm các ngành nào sau đây?
A. (1), (2), (3), (4) B. (2), (3), (5), (6)
C. (1), (4), (5), (6) D. (2), (3), (4), (6)
Đáp án: C
- Động vật không xương sống bao gồm các ngành là: Ruột khoang, các ngành Giun, Thân mềm và Chân khớp.
- Lưỡng cư và bò sát thuộc ngành động vật có xương sống.
Câu 9: Ngành thân mềm có cơ thể mềm và rất dễ bị tổn thương. Đặc điểm cấu tạo nào sau đây giúp chúng có thể hạn chế được nhược điểm đó của cơ thể?
A. Tốc độ di chuyển nhanh
B. Có lớp vỏ cứng bên ngoài cơ thể
C. Có nọc độc
D. Có bộ xương ngoài bằng kitin
Đáp án: B
Đa số động vật thân mềm đều có lớp vỏ cứng bao bên ngoài cơ thể. Lớp vỏ này có chức năng bảo vệ động vật thân mềm khỏi các tác động xấu từ môi trường và những kẻ săn mồi.
Câu 10: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật không xương sống với nhóm động vật có xương sống là?
A. Hình thái đa dạng. B. Không có xương sống.
C. Kích thước cơ thể lớn. D. Sống lâu.
Đáp án: B
Dựa vào việc có hay không có xương sống mà người ta có thể phân chia động vật thành hai ngành chính là ngành động vật không xương sống và ngành động vật có xương sống.
Phần 2: Lý thuyết KHTN 6 Bài 22: Đa dạng động vật không xương sống
I. Đặc điểm nhận biết động vật không xương sống
- Đặc điểm của động vật không xương sống đó là không có xương sống.
- Động vật không xương sống bao gồm nhiều ngành: Ruột khoang, các ngành Giun, Thân mềm, Chân khớp,…
II. Sự đa dạng động vật không xương sống
1. Ngành Ruột khoang
- Động vật ngành Ruột khoang có cơ thể đối xứng tỏa tròn
- Đại diện: thủy tức, sứa…
- Động vật Ruột khoang có thể làm thức ăn cho con người, cung cấp nơi ẩn nấp cho các động vật khác
- Nhiều loài tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo ở biển
- Tuy nhiên, một số loài gây hại cho động vật và con người
2. Các ngành Giun
- Giun là động vật không xương sống, cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân.
- Giun có thể sống kí sinh ở cơ thể sinh vật hoặc sống tự do.
- Một số loài giun có vai trò trong nông, lâm nghiệp như:
+ Làm tơi xốp đất
+ Làm thức ăn cho gia xúc, gia cầm
+ Làm thức ăn cho con người
- Một số loài giun khác có hại cho người và động vật
3. Ngành Thân mềm
- Cơ thể mềm, không phân đốt
- Có vỏ cứng bao ngoài cơ thể
- Có số loài lớn, đa dạng về kích thước và môi trường sống
- Nhiều loài có lợi cho cuộc sống như làm thức ăn, lọc sạch nước bẩn,… nhưng cũng có một số loài gây hại cho cây trồng.
4. Ngành chân khớp
- Có bộ xương ngoài bằng kitin
- Các chân phân đốt, có khớp động
- Có số lượng đa dạng nhất trong các loài động vật
- Nhiều chân khớp làm thức ăn, thụ phấn cho cây… nhưng cũng có nhiều loài gây hại cho cây trồng, lây truyền các bệnh nguy hiểm cho con người.