30 câu Trắc nghiệm KHTN 7 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt có đáp án

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt đầy đủ các mức độ sách Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án) Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7 Bài 26.

1 135 lượt xem


Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt

Câu 1. Cho hình ảnh mô phỏng thí nghiệm sau:

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 26 (có đáp án): Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt | Khoa học tự nhiên 7

Nhiệt độ trong bình A cao hơn nhiệt độ trong bình B vì

A. quá trình quang hợp của hạt đang nảy mầm ở bình A sinh ra nhiệt.

B. quá trình hô hấp tế bào của hạt đang nảy mầm ở bình A sinh ra nhiệt.

C. quá trình hấp thụ nước của hạt đang nảy mầm ở bình A sinh ra nhiệt.

D. quá trình thoát hơi nước của hạt đang nảy mầm ở bình A sinh ra nhiệt.

Đáp án đúng là: B

- Ở bình A, các hạt đang nảy mầm có quá trình hô hấp tế bào mạnh. Mà quá trình hô hấp tế bào có sinh ra nhiệt. Do đó, nhiệt độ ở bình A tăng lên.

- Ở bình B, các hạt đã chết, không có quá trình hô hấp tế bào. Do đó, nhiệt độ ở bình B không tăng.

Câu 2. Cho hình ảnh mô phỏng thí nghiệm sau:

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 26 (có đáp án): Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt | Khoa học tự nhiên 7

Thí nghiệm trên được thực hiện nhằm

A. chứng minh hô hấp tế bào hấp thụ khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

B. chứng minh hô hấp tế bào hấp thụ khí nitrogen và thải ra khí carbon dioxide.

C. chứng minh hô hấp tế bào hấp thụ khí carbon dioxide và thải ra khí nitrogen.

D. chứng minh hô hấp tế bào hấp thụ khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen.

Đáp án đúng là: A

- Ở bình C, việc sử dụng nến đang cháy đưa vào bình nhằm chứng minh hô hấp tế bào hấp thụ khí oxygen.

- Ở bình D, việc dẫn khí từ bình sang ống nghiệm chứa nước vôi trong nhằm chứng minh hô hấp tế bào thải ra khí carbon dioxide.

Câu 3. Trong các thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật, mẫu vật thường được sử dụng là

A. các loại quả còn xanh.

B. các cây đang nảy mầm.

C. các loại hạt đang nảy mầm.

D. các loại hoa có mùi thơm.

Đáp án đúng là: A

Trong các thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật, mẫu vật thường được sử dụng là các loại hạt đang nảy mầm.

Câu 4. Cho hình ảnh mô phỏng thí nghiệm sau:

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 26 (có đáp án): Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt | Khoa học tự nhiên 7

Trong thí nghiệm trên, việc dẫn không khí từ bình D sang ống nghiệm chứa nước vôi trong có tác dụng

A. chứng minh hô hấp tế bào hấp thụ khí oxygen.

B. chứng minh hô hấp tế bào hấp thụ khí carbon dioxide.

C. chứng minh hô hấp tế bào thải ra khí oxygen.

D. chứng minh hô hấp tế bào thải ra khí carbon dioxide.

Đáp án đúng là: D

Khi tiếp xúc với carbon dioxide, nước vôi trong sẽ bị vẩn đục (xuất hiện kết tủa) → Trong thí nghiệm chứng minh hô hấp tế bào hấp thụ khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide, việc dẫn không khí từ bình D sang ống nghiệm chứa nước vôi trong có tác dụng chứng minh hô hấp tế bào thải ra khí carbon dioxide.

Câu 5. Cho hình ảnh mô phỏng thí nghiệm sau:

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 26 (có đáp án): Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt | Khoa học tự nhiên 7

Trong thí nghiệm trên, khi dẫn không khí từ bình D sang ống nghiệm chứa nước vôi trong sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây?

A. Nước vôi trong bị cạn dần.

B. Nước vôi trong bị vẩn đục.

C. Nước vôi trong chuyển màu vàng.

D. Nước vôi trong chuyển màu xanh.

Đáp án đúng là: B

Hạt đang nảy mầm có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh, sinh ra một lượng carbon dioxide nhất định → Carbon dioxide được sinh ra ở bình D khi gặp nước vôi trong sẽ tạo kết tủa khiến nước vôi trong bị vẩn đục.

Câu 6. Cho hình ảnh mô phỏng thí nghiệm sau:

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 26 (có đáp án): Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt | Khoa học tự nhiên 7

Thí nghiệm trên được thực hiện nhằm

A. chứng minh nhiệt lượng được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào.

B. chứng minh nhiệt lượng được thu vào trong quá trình hô hấp tế bào.

C. chứng minh nhiệt lượng được tạo ra trong quá trình quang hợp tế bào.

D. chứng minh ảnh hưởng của chất lượng hạt giống trong quá trình hô hấp tế bào.

Đáp án đúng là: A

Quan sát hình ảnh cho thấy, bình A chứa hạt đang nảy mầm (có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh) sẽ có nhiệt độ cao hơn bình B chứa hạt đã chết (không có quá trình hô hấp tế bào) → Thí nghiệm trên được thực hiện nhằm chứng minh nhiệt lượng được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào.

Câu 7. Cho hình ảnh mô phỏng thí nghiệm sau:

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 26 (có đáp án): Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt | Khoa học tự nhiên 7

Việc cho hai bình chứa hạt vào 2 hộp nhựa hoặc thùng xốp chứa mùn cưa nhằm

A. ngăn cản ánh sáng chiếu vào hạt khiến ức chế quá trình hô hấp tế bào.

B. ngăn cản ánh sáng chiếu vào hạt khiến kích thích quá trình quang hợp.

C. đảm bảo nhiệt độ của môi trường không ảnh hưởng đến nhiệt độ của mỗi bình.

D. đảm bảo lượng CO2 của môi trường không ảnh hưởng đến lượng CO2 của mỗi bình.

Đáp án đúng là: C

Mùn cưa có tác dụng cách nhiệt khá tốt → Việc cho hai bình chứa hạt vào 2 hộp nhựa hoặc thùng xốp chứa mùn cưa nhằm đảm bảo nhiệt độ của môi trường không ảnh hưởng đến nhiệt độ của mỗi bình. Điều này sẽ đảm bảo tính chính xác của thí nghiệm.

Câu 8. Cho hình ảnh mô phỏng thí nghiệm sau:

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 26 (có đáp án): Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt | Khoa học tự nhiên 7

Trong thí nghiệm trên, khi đưa ngọn nến đang cháy vào bình C sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây?

A. Ngọn nến bị tắt ngay.

B. Ngọn nến bùng cháy mạnh hơn.

C. Ngọn nến bùng cháy mạnh rồi tắt dần.

D. Ngọn nến tắt ngay rồi lại bùng cháy lại.

Đáp án đúng là: A

Hạt đang nảy mầm có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh, khiến oxygen trong bình C bị hấp thụ. Mà khí oxygen là điều kiện cần để duy trì sự cháy → Khi đưa ngọn nến đang cháy vào bình C thì ngọn nến bị tắt ngay do trong bình C không có đủ oxygen để duy trì sự cháy.

Câu 9. Mặc dù đều có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh nhưng trong các thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật, người ta thường sử dụng mẫu vật là hạt đang nảy mầm thay vì cây con đang sinh trưởng vì

A. cây con đang sinh trưởng có quá trình quang hợp làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

B. cây con đang sinh trưởng có quá trình hấp thụ nước làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

C. cây con đang sinh trưởng có quá trình hấp thụ khoáng làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

D. cây con đang sinh trưởng có quá trình thoát hơi nước làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

Đáp án đúng là: A

Trong điều kiện có ánh sáng, các cây con sẽ tiến hành quang hợp (hấp thu khí CO2 và thải ra khí O2). Do đó, mặc dù đều có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh nhưng trong các thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật, người ta thường sử dụng mẫu vật là hạt đang nảy mầm thay vì cây con đang sinh trưởng để tránh hiện tượng quang hợp khi có ánh sáng của cây con làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

Câu 10. Trong các thí nghiệm thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt, việc ngâm hạt trong nước ấm từ 4 – 12 giờ nhằm

A. giúp hạt hấp thụ đủ nước để đạt kích thước tối đa.

B. giúp hạt hấp thụ đủ nước để hạn chế quá trình hô hấp tế bào.

C. giúp hạt hấp thụ đủ nước để kích thích quá trình hô hấp tế bào.

D. giúp hạt hấp thụ đủ nước để duy trì ổn định nhiệt độ trong hạt.

Đáp án đúng là: C

Hạt khô có hàm lượng nước thấp gây ức chế quá trình hô hấp tế bào (hô hấp tế bào ở mức tối thiểu) → Trong các thí nghiệm thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt, việc ngâm hạt trong nước ấm từ 4 – 12 giờ nhằm giúp hạt hấp thụ đủ nước để kích thích quá trình hô hấp tế bào. Quá trình hô hấp tế bào của hạt càng diễn ra mạnh thì càng dễ thu nhận kết quả của thí nghiệm.

 Phần 2. Lý thuyết KHTN 7 Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt

Đang cập nhật...

1 135 lượt xem