30 câu Trắc nghiệm KHTN 7 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật có đáp án
Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật đầy đủ các mức độ sách Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án) Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7 Bài 30.
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Phần 1. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Câu 1. Cho các yếu tố sau:
(1) Tình trạng sức khỏe
(2) Nhiệt độ môi trường
(3) Kích thước cơ thể
(4) Cường độ hoạt động
Trong các yếu tố trên, số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước ở động vật là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: D
Nhu cầu sử dụng nước ở động vật khác nhau tùy theo loài, nhiệt độ môi trường, loại thức ăn, giới tính, cường độ hoạt động, tình trạng sức khỏe,…
Câu 2. Sơ đồ nào sau đây thể hiện con đường vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa ở người?
A. Miệng → dạ dày → thực quản → ruột non → ruột già → trực tràng → hậu môn.
B. Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → trực tràng → ruột già → hậu môn.
C. Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → trực tràng → hậu môn.
D. Miệng → thực quản → ruột non → dạ dày → ruột già → trực tràng → hậu môn.
Đáp án đúng là: C
Con đường vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa ở người: miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → trực tràng → hậu môn.
Câu 3. Nguồn cung cấp nước cho cơ thể người và động vật là
A. thức ăn và nước uống.
B. các loại trái cây và nước uống.
C. các loại rau và nước uống.
D. các loại hạt và nước uống.
Đáp án đúng là: A
Ở động vật và người, nước được cơ thể lấy vào thông qua thức ăn và nước uống.
Câu 4. Cho bảng thông tin sau:
Cơ quan tiêu hóa |
Chức năng |
(1) Miệng (2) Ruột non (3) Dạ dày (4) Ruột già |
(a) tiêu hóa hoàn toàn thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu. (b) thu nhận và nghiền thức ăn, sau đó, đẩy thức ăn xuống thực quản. (c) chủ yếu hấp thụ nước và một số ít chất còn lại, tạo phân và chất khí. (d) tiêu hóa một phần thức ăn nhờ sự co bóp và enzyme tiêu hóa. |
Hãy ghép thông tin cơ quan tiêu hóa với chức năng tương ứng.
A. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d.
B. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c.
C. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.
D. 1-a, 2-c, 3-b, 4-d.
Đáp án đúng là: B
1-b: Miệng thu nhận và nghiền thức ăn, sau đó, đẩy thức ăn xuống thực quản.
2-a: Ruột non tiêu hóa hoàn toàn thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu.
3-d: Dạ dày tiêu hóa một phần thức ăn nhờ sự co bóp và enzyme tiêu hóa.
4-c: Ruột già chủ yếu hấp thụ nước và một số ít chất còn lại, tạo phân và chất khí.
Câu 5. Đối với cơ thể người, trẻ em cần cung cấp khoảng 1 L nước, còn người trưởng thành khoảng 1,5 – 2 L nước mỗi ngày để duy trì các hoạt động sống diễn ra bình thường. Đây là ví dụ chứng minh nhu cầu sử dụng nước ở người phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Giới tính.
B. Cường độ hoạt động.
C. Tình trạng sức khỏe.
D. Độ tuổi.
Đáp án đúng là: D
Ví dụ trên cho thấy nhu cầu sử dụng nước tăng lên theo độ tuổi từ độ tuổi trẻ em đến độ tuổi trưởng thành.
Câu 6. Quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người được thực hiện thông qua các hoạt động gồm
A. thu nhận và biến đổi thức ăn.
B. thu nhận, biến đổi thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng.
C. thu nhận, biến đổi thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã.
D. thu nhận, biến đổi thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất.
Đáp án đúng là: C
Quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người được thực hiện thông qua các hoạt động gồm thu nhận, biến đổi thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã.
Câu 7. Vòng tuần hoàn phổi
A. đưa máu giàu CO2 từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi để thực hiện trao đổi khí.
B. đưa máu giàu CO2 từ tâm thất trái theo động mạch phổi đi lên phổi để thực hiện trao đổi khí.
C. đưa máu giàu chất dinh dưỡng từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi để thực hiện trao đổi chất.
D. đưa máu giàu chất dinh dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch phổi đi lên phổi để thực hiện trao đổi chất.
Đáp án đúng là: A
Vòng tuần hoàn phổi đưa máu giàu CO2 từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi để thực hiện trao đổi khí.
Câu 8. Cho các loài sau đây: voi, cừu, trâu. Trình tự thể hiện nhu cầu nước giảm dần ở các loài trên là
A. trâu → voi → cừu.
B. cừu → trâu → voi.
C. voi → trâu → cừu.
D. voi → cừu → trâu.
Đáp án đúng là: C
Nhu cầu nước ở voi khoảng 300 L/ngày; các loài gia súc lớn như trâu, bò là khoảng 30 – 40 L/ngày; trong khi, cừu, dê chỉ cần 4 – 5 L/ngày.
Câu 9. Cho các hoạt động sau:
(1) Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ
(2) Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu
(3) Ăn thịt, cá tái để không bị mất chất dinh dưỡng
(4) Ăn tối muộn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khi ngủ
Số hoạt động giúp bảo vệ sức khỏe con người là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: B
Hoạt động giúp bảo vệ sức khỏe con người là: (1), (2).
Câu 10. Trong cơ thể người, nước được vận chuyển đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể thông qua hoạt động của
A. hệ tuần hoàn.
B. hệ hô hấp.
C. hệ bài tiết.
D. hệ thần kinh.
Đáp án đúng là: A
Trong cơ thể người, nước được vận chuyển đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể thông qua hoạt động của hệ tuần hoàn.
Phần 2. Lý thuyết KHTN 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Đang cập nhật...