30 câu Trắc nghiệm KHTN 7 (Kết nối tri thức 2024) Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian có đáp án
Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian đầy đủ các mức độ sách Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án) Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7 Bài 10.
Nội dung bài viết
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian
Phần 1. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian
Câu 1. Trục tung Os trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để
A. biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.
B. biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp.
C. biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp.
D. biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp.
Đáp án đúng là: A
Trục tung Os trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.
Câu 2. Đồ thị quãng đường, thời gian của chuyển động có tốc độ không đổi có dạng là đường gì?
A. Đường thẳng.
B. Đường cong.
C. Đường tròn.
D. Đường gấp khúc.
Đáp án đúng là: A
Đồ thị của chuyển động có tốc độ không đổi có dạng là đường thẳng.
Câu 3. Hình dưới là đồ thị quãng đường - thời gian của một vật chuyển động. Xác định trên đồ thị cho biết, sau 3h vật đi được quãng đường là bao nhiêu?
A. 40 km.
B. 80 km.
C. 60 km.
D. 20 km.
Đáp án đúng là: C
Vì các trục Os và Ot đều được chia theo một tỉ lệ xích nhất định, mỗi một khoảng trên trục hoành cách nhau 1 h, mỗi một khoảng trên trục tung cách nhau 20 km.
Nên ta xác định được tại t = 3h thì s = 60 km. Nghĩa là sau 3h, vật đi được quãng đường là 60 km.
Câu 4. Hình dưới là đồ thị quãng đường - thời gian của một vật chuyển động. Xác định tốc độ chuyển động của vật?
A. 10 km/h.
B. 20 km/h.
C. 30 km/h.
D. 40 km/h.
Đáp án đúng là: B
Ta thấy, đồ thị có dạng là một đường thẳng nằm nghiêng nên vật chuyển động với tốc độ không đổi.
Từ đồ thị ta có: sau 1 h vật đi được quãng đường là 20 km nên tốc độ chuyển động của vật là:
Câu 5. Hình dưới là đồ thị quãng đường - thời gian của một ô tô chuyển động. Xác định tốc độ chuyển động của ô tô trên đoạn OA?
A. 40 km/h.
B. 90 km/h.
C. 120 km/h.
D. 180 km/h.
Đáp án đúng là: B
Đoạn OA trên đồ thị có dạng là đoan thẳng nằm nghiêng nên tốc độ chuyển động của ô tô là không đổi.
Từ đồ thị ta thấy, sau 2 h ô tô đi được quãng đường là 180 km. Do đó, tốc độ chuyển động của ô tô là: .
Câu 6. Trục hoành Ot trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để
A. biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.
B. biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp.
C. biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp.
D. biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp.
Đáp án đúng là: B
Trục hoành Ot trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp.
Câu 7. Trong đồ thị quãng đường – thời gian, gốc tọa độ O là điểm khởi hành biểu diễn
A. s = 0, t = 1 s.
B. s = 1, t = 1 s.
C. s = 1, t = 0 s.
D. s = 0, t = 0 s.
Đáp án đúng là: D
Trong đồ thị quãng đường – thời gian, gốc tọa độ O là điểm khởi hành biểu diễn s = 0, t = 0 s.
Câu 8. Hình dưới là đồ thị quãng đường - thời gian của một ô tô chuyển động. Hãy mô tả chuyển động của ô tô trên các đoạn OA, AB và BC.
A. OA: chuyển động nhanh dần; AB: không chuyển động; BC: chuyển động chậm dần.
B. OA: chuyển động chậm dần; AB: không chuyển động; BC: chuyển động chậm dần.
C. OA: chuyển động với tốc độ không đổi; AB: chuyển động nhanh dần; BC: chuyển động với tốc độ không đổi.
D. OA: chuyển động với tốc độ không đổi; AB: không chuyển động; BC: chuyển động với tốc độ không đổi.
Đáp án đúng là: D
Từ đồ thị, ta thấy:
+ OA là đoạn thẳng nằm nghiêng nên ô tô chuyển động với tốc độ không đổi.
+ AB là đoạn thẳng song song với trục thời gian Ot nên ô tô không chuyển động.
+ BC là đoạn thẳng nằm nghiêng nên ô tô chuyển động với tốc độ không đổi.
Câu 9. Khi đồ thị quãng đường – thời gian là đường thẳng song song với trục thời gian thì
A. vật chuyển động nhanh dần.
B. vật chuyển động chậm dần.
C. vật chuyển động đều.
D. vật không chuyển động.
Đáp án đúng là: D
Khi đồ thị quãng đường – thời gian là đường thẳng song song với trục thời gian thì vật không chuyển động, tức là ứng với thời gian thay đổi nhưng quãng đường không đổi.
Câu 10. Chọn đáp án đúng nhất. Đồ thị quãng đường thời gian cho biết những gì?
A. Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi của vật.
B. Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết quãng đường đi được và thời gian đi của vật.
C. Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết tốc độ chuyển động của vật.
D. Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết vị trí của vật ở những thời điểm xác định của vật.
Đáp án đúng là: A
Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi của vật.
Phần 2. Lý thuyết KHTN 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian
I. Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng
1. Lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian
Để vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động, trước hết ta phải lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian.
Ví dụ:
2. Vẽ đồ thị
- Dựa vào bảng số liệu thu được để vẽ đồ thị quãng đường – thời gian hoặc đồ thị s – t để mô tả mối quan hệ giữa quãng đường đi được và thời gian trong quá trình chuyển động của vật.
- Cách vẽ đồ thị:
+ Vẽ hai tia Os (trục thẳng đứng) và Ot (trục nằm ngang), gọi là hai trục tọa độ: Trục Os biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp; Trục Ot biểu diễn thời gian theo các tỉ lệ xích thích hợp.
+ Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng.
+ Nối các điểm biểu diễn đã xác định. Đường nối các điểm là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật.
Ví dụ:
II. Sử dụng đồ thị quãng đường - thời gian
Dựa vào hình dạng đồ thị quãng đường - thời gian ta có thể biết được vật đang chuyển động hay đứng yên, chuyển động với tốc độ bao nhiêu trên từng quãng đường đi.
+ Đồ thị có dạng đường thẳng nằm nghiêng thể hiện vật chuyển động với tốc độ không đổi.
+ Đồ thị có dạng đường thẳng song song với trục thời gian thể hiện vật đang đứng yên.
+ Dựa vào tọa độ các điểm trên đồ thị có thể tính được tốc độ của vật theo công thức.
Ví dụ: Đồ thị quãng đường – thời gian của một ô tô.
Từ đồ thị, ta xác định được:
Vật chuyển động trên đoạn OC trong 3 giờ đầu với tốc độ v = = = 60 km/h
Vật đứng yên trên đoạn CD trong 1 giờ cuối.