30 câu Trắc nghiệm KHTN 7 (Kết nối tri thức 2024) Bài 8: Tốc độ chuyển động có đáp án
Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Bài 8: Tốc độ chuyển động đầy đủ các mức độ sách Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án) Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7 Bài 8.
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động
Phần 1. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động
Câu 1. Một ô tô rời bến A lúc 6h đến bến B lúc 7h30min. Biết quãng đường từ bến A đến bến B là 90 km. Tính tốc độ của ô tô khi đi từ A đến B?
A. 90 m/s.
B. 36 km/h.
C. 25 m/s.
D. 60 km/h.
Đáp án đúng là: D
Tóm tắt:
t = 7h30 min – 6h = 1h30 min = 1,5h
s = 90 km
v = ?
Giải:
Tốc độ của ô tô khi đi từ A đến B là:
Câu 2. Công thức nào dưới đây là đúng?
A. .
B. .
C. .
D. .
Đáp án đúng là: C
A – sai,
B – sai,
C – đúng
D – sai,
Câu 3. Đổi 2 m/s = … km/h.
A. 0,002 km/h.
B. 3,6 km/h.
C. 7,2 km/h.
D. 0,02 km/h.
Đáp án đúng là: C
Ta có: 1 m/s = 3,6 km/h
Câu 4. An đạp xe từ nhà đến trường mất 10 phút, biết tốc độ của An là 2m/s. Tính quãng đường từ nhà An đến trường?
A. 120 m.
B. 1,2 m.
C. 12 km.
D. 1,2 km.
Đáp án đúng là: D
Tóm tắt:
t = 10 phút = 10.60 = 600 s
v = 2 m/s
s = ?
Giải:
Quãng đường từ nhà An đến trường là:
S = v.t = 2. 600 = 1200 (m) = 1,2 (km)
Câu 5. Đổi 36 km/h = … m/s
A. 3600 m/s.
B. 3,6 m/s.
C. 1 m/s.
D. 10 m/s.
Đáp án đúng là: D
Ta có:
Câu 6. Chọn đáp án đúng.
A. Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị độ dài.
B. Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo thời gian.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Đáp án đúng là: C
Vì nên đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị đo thời gian.
Câu 7. Công thức tính tốc độ nào sau đây là đúng?
A. .
B. .
C. .
D. .
Đáp án đúng là: C
Công thức tính tốc độ:
Trong đó:
+ v là vận tốc của vật (m/s).
+ s là quãng đường vật đi được (m).
+ t là thời gian vật chuyển động (s).
Câu 8. Đơn vị đo tốc độ là
A. m.
B. s/m.
C. m/s.
D. m.s.
Đáp án đúng là: C
Đơn vị đo tốc độ là m/s hoặc km/h.
Câu 9. Trong thực tế, tốc độ chuyển động của một vật thường thay đổi nên đại lượng còn được gọi một cách đầy đủ là gì?
A. Tốc độ chuyển động.
B. Tốc độ.
C. Tốc độ trung bình của chuyển động.
D. Tốc độ biến đổi.
Đáp án đúng là: C
Trong thực tế tốc độ chuyển động của một vật thường thay đổi nên đại lượng còn được gọi một cách đầy đủ là tốc độ trung bình của chuyển động.
Câu 10. Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động?
A. Quãng đường.
B. Thời gian.
C. Tốc độ.
D. Nhiệt độ.
Đáp án đúng là: C
Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động là tốc độ.
Phần 2. Lý thuyết KHTN 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động
I. Khái niệm tốc độ
Thương số đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động được gọi là tốc độ chuyển động, gọi tắt là tốc độ.
II. Đơn vị đo tốc độ
- Đổi đơn vị: ; 1 m/s = 3,6 km/h
III. Bài tập vận dụng công thức tính tốc độ
Bài tập ví dụ: Một người đi xe máy xuất phát tại A lúc 7 giờ 20 phút và đến B lúc 8 giờ 5 phút. Tính vận tốc của người đó theo km/h và m/s. Biết quãng đường từ A đến B là 24,3 km.
Tóm tắt:
s = 24,3 km
tđi = t1 = 7 h 20 min.
tđến = t2 = 8 h 05 min.
v = ?
Giải
Thời gian người đó đi từ A đến B là:
t = 8 h 05 min – 7 h 20 min = 7 h 65 min - 7 h 20 min = 45 min = 2700 s.
Quãng đường từ A đến B dài: s = 24,3 km = 24300 m
Vận tốc của người đó: v= 32,4km/h
Sơ đồ tư duy bài học