30 câu Trắc nghiệm Nhận diện tình huống gây căng thẳng (có đáp án 2024) – GDCD 7 Chân trời sáng tạo

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm GDCD 7 (có đáp án) Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 7 Bài 6.

1 93 lượt xem


Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Phần 1. Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Câu 1. Phương án nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?

A. Thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng trong cuộc sống.

B. Gặp khó khăn trắc trở, thất bại, biến cố trong đời sống.

CTác động tiêu cực từ môi trường sống (thời tiết, tiếng ồn, ô nhiễm).

D. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.

Đáp án: A

Giải thích:

Thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng trong cuộc sống là nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người (SGK - trang 34).

Câu 2. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?

A. Trở nên dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính.

B. Luôn thực hiện đúng những gì mình đã hứa.

C. Đến đúng hẹn, không để người khác chờ đợi.

D. Tinh thần phấn khởi, vui tươi, tràn đầy năng lượng.

Đáp án: A

Giải thích:

- Một trong những biểu hiện của căng thẳng là: trở nên dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính.

- Luôn thực hiện đúng những gì mình đã hứa và đến đúng hẹn, không để người khác chờ đợi là biểu hiện của giữ chữ tín.

- Tinh thần phấn khởi, vui tươi là biểu hiện của sự vui vẻ, yêu đời.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?

A. Luôn cảm thấy vui vẻ.

BThực hiện đúng lời hứa.

CMất tập trung, hay quên.

DLời nói đi đôi với việc làm.

Đáp án: C

Giải thích:

Mất tập trung, hay quên là một trong những biểu hiện của căng thẳng, ngoài ra còn có những biểu hiện sau: cơ thể mệt mỏi; luôn cảm thấy chán nản, thiếu tập trung, hay lo lắng, buồn bực; không muốn tiếp xúc với mọi người, thích ở một mình;...

Câu . Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?

AĐi chơi cùng với nhóm bạn thân.

BNhận giải thưởng vì thành tích cao.

CĐược bố mẹ đưa đi chơi công viên.

D. Kết quả học tập không như ý muốn.

Đáp án: D

Giải thích:

Kết quả học tập không như ý muốn là tình huống có thể gây căng thẳng cho con người.

Câu 5. Phương án nào dưới đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?

AÁp lực học tập, thi cử.

BTự tạo áp lực cho bản thân.

CSuy nghĩ tiêu cực của bản thân.

DThiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng.

Đáp án: A

Giải thích:

Áp lực học tập, thi cử là nguyên nhân khách quan dẫn đến trạng thái căng thẳng (SGK - trang 34).

Câu 6. “Thường xuyên đau đầu, chóng mặt, dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính…” đó là những biểu hiện của

A. giữ chữ tín.

B. căng thẳng.

C. kiên trì học tập.

D. bạo lực học đường

Đáp án: B

Giải thích:

“Thường xuyên đau đầu, chóng mặt, dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính…” đó là những biểu hiện của căng thẳng (SGK - trang 34).

Câu 7. Nguyên nhân khách quan gây nên tâm lý căng thẳng nào được phản ánh trong bức tranh dưới đây?

A. Bạo lực học đường.

B. Môi trường bị ô nhiễm.

C. Bạo lực gia đình.

D. Sự kì vọng của người thân.

Đáp án: C

Giải thích:

Bức tranh trên đề cập đến: bạo lực gia đình - đây là nguyên nhân khách quan dẫn đến tâm lí căng thẳng.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của căng thẳng?

A. Tinh thần phấn chấn, vui tươi, tràn đầy năng lượng.

B. Mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về.

C. Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã…

D. Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, chóng mặt…

Đáp án: A

Giải thích:

- Tinh thần phấn chấn, vui tươi không phải là biểu hiện của căng thẳng.

- Những biểu hiện của căng thẳng:

+ Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, chóng mặt…

+ Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã…

+ Dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính.

+ Mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về

+ Đảo lộn các sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, giấc ngủ.

Câu 9. Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào không tạo căng thẳng cho con người?

A. Được bố mẹ đưa đi du lịch.

B. Gia đình không hạnh phúc.

C. Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn.

DXung đột, tranh cãi với bạn bè.

Đáp án: A

Giải thích:

 Được bố mẹ đưa đi du lịch sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc, không tạo căng thẳng cho con người.

Câu 10. Phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Dũng cảm.

B. Căng thẳng.

C. Yêu thương con người.

D. Đoàn kết chống ngoại xâm.

Đáp án: B

Giải thích:

Căng thẳng là phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người (SGK - trang 34).

Câu 11. Một trong những nguyên nhân chủ quan gây nên tâm lí căng thẳng là do

A. kì vọng của cha mẹ.

B. bạo lực gia đình.

C. tự tạo áp lực cho bản thân.

D. môi trường sống.

Đáp án: C

Giải thích:

- Một trong những nguyên nhân chủ quan gây nên tâm lí căng thẳng là do tự tạo áp lực cho bản thân.

- Môi trường sống, sự kì vọng của cha mẹ; bạo lực gia đình… là nguyên nhân khách quan gây nên tâm lí căng thẳng (SGK - trang 34).

Câu 12. Nguyên nhân gây nên tâm lý căng thẳng nào được phản ánh trong bức ảnh dưới đây?

A. Bạo lực học đường.

B. Môi trường bị ô nhiễm.

C. Áp lực học tập, thi cử.

D. Bạo lực gia đình.

Đáp án: A

Giải thích:

Bức ảnh trên đề cập đến: bạo lực học đường.

Câu 13. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

- Tình huống: Gia đình P vừa chuyển đến một căn hộ chung cư. Cạnh nhà P có một bạn trẻ đam mê nhạc rock và đánh trống. P sang nhà bạn hàng xóm và nói: “Bạn đừng làm ồn nữa”. Bạn hàng xóm đáp: “Mình chơi nhạc ở nhà mình chứ có qua nhà bạn đâu?”. Cứ thế, tiếng trống làm cho P khó ngủ và không thể tập trung làm bất cứ việc gì. Trưa nay, tiếng trống lại vang lên, P tức giận hét to: “Sao khó chịu thế này!”.

Câu hỏi: Theo em, điều gì kiến cho P trở nên nóng tính và dễ tức giận?

A. Tiếng ồn từ nhà hàng xóm.

B. P bị bạn bè xa lánh, kì thị.

C. Gia đình P có hoàn cảnh khó khăn.

D. Kết quả học tập của P không cao.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong trường hợp trên, nguyên nhân khiến P bị căng thẳng là do: tiếng ồn từ nhà bạn hàng xóm.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của tâm lý căng thẳng?

A. Tác động xấu đến sức khỏe.

B. Khiến con người luôn lạc quan, yêu đời.

C. Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần.

D. Ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người.

Đáp án: B

Giải thích:

Căng thẳng tác động xấu đến sức khỏe, gây nên những rối loạn về mặt tinh thần, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người xung quanh (SGK - trang 34).

Câu 15. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

- Tình huống: A sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Một hôm, mẹ nói với A: “Bố bị tai nạn nên mẹ sẽ vào viện chăm sóc bố mỗi ngày, con nhé!”. A thương mẹ vất cả nên không dám xin tiền học. A luôn cảm thấy căng thẳng, mặc cảm, tự ti với các bạn trong lớp.

- Câu hỏi: Theo em, nguyên nhân nào khiến A cảm thấy căng thẳng?

A. Kết quả học tập của A không cao.

B. Gia đình A khó khăn, bố A mới bị tai nạn.

C. Mẹ bắt A phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền.

D. A bị bạn bè xa lánh, không muốn chơi chung.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong tình huống trên, nguyên nhân khiến A cảm thấy căng thẳng là do: gia đình A khó khăn, bố A mới bị tai nạn.

Phần 2. Lý thuyết GDCD 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

1. Khái niệm và biểu hiện của căng thẳng

- Khái niệm: Căng thẳng là phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người.

- Những biểu hiện của căng thẳng:

+ Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, đau bụng, đổ mồ hôi, chóng mặt,...

+ Đảo lộn các sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, giấc ngủ;

+ Mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về;

+ Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã, thờ ơ;

+ Dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính,...

Lý thuyết Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Căng thẳng, mệt mỏi, mất tập trung

2. Nguyên nhân gây ra căng thẳng

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Suy nghĩ tiêu cực

+ Thiếu kĩ năng ứng phó với căng thẳng trong cuộc sống

+ Tự tạo áp lực cho bản thân, mất ngủ, sử dụng chất kích thích,...

- Nguyên nhân khách quan:

+ Môi trường sống (thời tiết, tiếng ồn, ô nhiễm,...)

+ Kì vọng của cha mẹ, áp lực học tập, thi cử, bạo lực gia đình, bạo lực học đường,...

Lý thuyết Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng - Chân trời sáng tạo (ảnh 1) Lý thuyết Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Căng thẳng do áp lực thi cử

Cẳng thẳng do giai đình không hạnh phúc

3. Hậu quả của căng thẳng

- Tác động xấu đến sức khoẻ (hệ thần kinh, hệ cơ, hệ tim mạch,...)

- Gây nên những rối loạn về mặt tinh thần

-Làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người xung quanh và đến việc học tập, lao động.

1 93 lượt xem