30 câu Trắc nghiệm Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc (có đáp án 2024) – GDCD 8 Kết nối tri thức
Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm GDCD 8 (có đáp án) Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 8 Bài 2.
Nội dung bài viết
Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Phần 1. 15 câu trắc nghiệm GDCD 8 Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Câu 1. “Tính nhiều vẻ, nhiều dạng, biểu hiện khác nhau về sắc tộc, tâm lí, tính cách, truyền thống văn hoá,... của các dân tộc” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Bản sắc dân tộc.
B. Bản sắc văn hóa.
C. Đa dạng dân tộc.
D. Đa dạng văn hóa.
Đáp án đúng là: C
Đa dạng dân tộc được hiểu là tính nhiều vẻ, nhiều dạng, biểu hiện khác nhau về sắc tộc, tâm lí, tính cách, truyền thống văn hoá,... của các dân tộc.
Câu 2. “Sự cùng tồn tại của nhiều nền văn hoá, dạng thức văn hoá và nhiều cách biểu đạt văn hoá khác nhau ở một vùng nói riêng hoặc trên thế giới nói chung” - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Bản sắc dân tộc.
B. Bản sắc văn hóa.
C. Đa dạng dân tộc.
D. Đa dạng văn hóa.
Đáp án đúng là: D
Đa dạng văn hóa được hiểu là sự cùng tồn tại của nhiều nền văn hoá, dạng thức văn hoá và nhiều cách biểu đạt văn hoá khác nhau ở một vùng nói riêng hoặc trên thế giới nói chung.
Câu 3. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “Hiểu theo nghĩa rộng, ……… là cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước”.
A. dân tộc.
B. quốc gia.
C. đất nước.
D. Tổ quốc.
Đáp án đúng là: A
Hiểu theo nghĩa rộng, dân tộc là cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
Câu 4. Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc, vì mỗi dân tộc đều
A. giống nhau về văn hóa ẩm thực, trang phục.
B. có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng.
C. giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống.
D. có những nghề thủ công truyền thống giống nhau.
Đáp án đúng là: B
Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc, vì mỗi dân tộc đều có những nét đẹp riêng về: tính cách, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ,….
Câu 5. Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã lấy ngày 18/7 hằng năm làm
A. “Ngày Quốc tế Hạnh phúc”.
B. “Ngày Quốc tế Giáo dục”.
C. “Ngày Quốc tế Man-đê-la”.
D. “Ngày khí tượng thế giới”.
Đáp án đúng là: C
Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã lấy ngày 18/7 hằng năm làm “Ngày Quốc tế Man-đê-la”, nhằm tập hợp tình đoàn kết của cộng đồng thế giới trong việc gìn giữ các giá trị của tự do và công lí.
Câu 6. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới?
A. Kì thị, phân biệt giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.
B. Tôn trọng tính cách, truyền thống… của các dân tộc.
C. Kì thị, phân biệt chủng tộc giữa người da trắng và da màu.
D. Từ chối tìm hiểu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc.
Đáp án đúng là: B
- Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện thông qua việc:
+ Tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán,… của các dân tộc.
+ Tích cực tìm hiểu và tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc.
+ Thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc mình.
+ Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
Câu 7. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Giúp ta thêm tự hào vì dân tộc mình có trình độ cao hơn dân tộc khác.
B. Giúp ta thêm hiểu biết, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác.
D. Tăng cường tình hữu nghị, hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia.
C. Củng cố thêm niềm tin, sự đồng cảm và hòa hợp giữa các dân tộc.
Đáp án đúng là: A
- Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới có ý nghĩa quan trọng:
+ Tạo cơ hội để chúng ta có thêm hiểu biết; tiếp thu những tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác; làm phong phú thêm những giá trị của dân tộc mình;
+ Củng cố niềm tin, sự đồng cảm, hoà hợp và tăng cường tình hữu nghị, hoà bình, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.
Câu 8. Em nên đồng tình với ý kiến của nhân vật nào dưới đây?
A. Bạn T nghĩ “chỉ nên tôn trọng, học hỏi những dân tộc giàu có”.
B. Anh P nghĩ: “nên tiếp thu tất cả các thành tựu văn hóa nước ngoài”.
C. Chị Q cho rằng: “mọi dân tộc đều có cái hay, cái đẹp để học hỏi”.
D. Anh K cho rằng: “không nên tiếp thu, học hỏi văn hóa bên ngoài”.
Đáp án đúng là: C
Ý kiến của chị Q là đúng. Mỗi dân tộc đều có những nét đẹp văn hóa riêng, chúng ta nên tiếp thu, học hỏi những cái hay, cái đẹp của các dân tộc khác để phát triển bản thân và làm phong phú thêm văn hóa của dân tộc mình.
Câu 9. Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề: tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới?
A. Cần phê phán các hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hóa.
B. Chỉ nên tôn trọng, học hỏi văn hóa của những dân tộc giàu có.
C. Cần tiếp thu có chọn lọc các thành tựu văn hóa của bên ngoài.
D. Mọi dân tộc đều có những nét đẹp riêng về tính cách, văn hóa.
Đáp án đúng là: B
Ý kiến “chỉ nên tôn trọng, học hỏi văn hóa của những dân tộc giàu có” là không đúng. Vì: mỗi dân tộc đều có những nét đẹp riêng về: tính cách, truyền thống, phong tục tập quán, ngôn ngữ,… Đó là những vốn quý của nhân loại cần được tôn trọng, kế thừa và phát triển.
Câu 10. Bạn S mang trong mình dòng máu Việt Nam và Mỹ gốc Phi nên thường xuyên bị bạn K trêu chọc về màu da. Nếu là bạn cùng lớp với S và K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Cùng với bạn K trêu chọc về màu da của bạn S.
B. Không quan tâm vì không liên quan gì đến mình.
C. Rủ rê các bạn trong lớp cùng tẩy chay, cô lập bạn S.
D. An ủi, động viên S; khuyên K không nên trêu chọc S.
Đáp án đúng là: D
Nếu là bạn cùng lớp với S và K, em nên:
+ Động viên, an ủi và giúp đỡ S.
+ Khuyên K không nên trêu chọc, chê bai về màu da của S; khuyên K nên tôn trọng sự đa dạng về màu da, văn hóa,… giữa các dân tộc.
Câu 11. Trong tình huống sau đây, chủ thể nào đã thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới?
Tình huống. Bạn M rất thích đọc sách về các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới. Thấy vậy, bạn T và X đều cười M và khuyên M rằng: “Cậu nên dành thời gian để học các môn học chính khóa trên lớp. Tìm hiểu về văn hóa của các dân tộc trên thế giới có giúp ích gì đâu”
A. Bạn T.
B. Bạn M.
C. Bạn X.
D. Bạn T và M.
Đáp án đúng là: B
Trong tình huống trên, bạn M đã thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
Câu 12. Cơm Giô-lốp (nấu từ gạo, cà chua, hành và ớt) là món ăn nổi tiếng của đất nước nào?
A. Việt Nam.
B. Ni-giê-ri-a.
C. Hàn Quốc.
D. Ấn Độ.
Đáp án đúng là: B
Cơm Giô-lốp (nấu từ gạo, cà chua, hành và ớt) là món ăn nổi tiếng của đất nước Ni-giê-ri-a, món cơm này được miêu tả là “cay và nóng hơn cả Mặt Trời”.
Câu 13. Kim chi là món ăn truyền thống của người dân ở đất nước nào?
A. Hàn quốc.
B. Tây Ban Nha.
C. Bồ Đào Nha.
D. Nam Phi.
Đáp án đúng là: A
Kim chi là món ăn truyền thống của người dân Hàn Quốc.
Câu 14. Ki-mô-nô là trang phục truyền thống của người dân ở đất nước nào?
A. Hàn Quốc.
B. Trung Quốc.
C. Nhật Bản.
D. Ấn Độ.
Đáp án đúng là: C
Ki-mô-nô là trang phục truyền thống của người dân Nhật Bản.
Câu 15. Loại hình văn nghệ dân gian nào dưới đây là nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam?
A. Đờn ca tài tử.
B. Dân ca Quan họ.
C. Dân ca Ví - Giặm.
D. Thực hành hát Then.
Đáp án đúng là: D
- Thực hành hát Then là nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam.
- Các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:
+ Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật truyền thống của nhân dân vùng Nam Bộ.
+ Dân ca Quan họ là loại hình nghệ thuật truyền thống của nhân dân vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang).
+ Dân ca Ví - Giặm là loại hình nghệ thuật truyền thống của nhân dân Nghệ An - Hà Tĩnh.
Phần 2. Lý thuyết GDCD 8 Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
1. Sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hóa trên thế giới
- Những nét đặc trưng của mỗi dân tộc là một phần không thể thiếu trong bức tranh đa dạng văn hóa của thế giới. Những tính cách, truyền thống, phong tục tập quán, ngôn ngữ và các yếu tố khác đều đóng góp một phần quan trọng vào sự đa dạng và phong phú của văn hóa nhân loại.
- Tôn trọng và kế thừa những giá trị truyền thống là cách duy trì và phát triển những nét đặc trưng của mỗi dân tộc. Những vốn quý này là tài sản của nhân loại và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển văn hóa của con người.
- Tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán của các dân tộc: Đây là nền tảng của định hướng văn hóa của các dân tộc, cùng với những giá trị, quan niệm và thực tiễn mà dân tộc đó đã trải qua trong quá khứ và đang phát triển trong hiện tại. Do đó, việc tôn trọng và bảo vệ những giá trị này là cực kỳ quan trọng để bảo đảm sự tồn tại và phát triển của các dân tộc.
- Tìm hiểu và tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc: Việc tìm hiểu, tiếp thu và chia sẻ những giá trị, nét đặc trưng của các dân tộc sẽ góp phần mở rộng tầm nhìn và bổ sung kiến thức v
- Những vốn quý này không chỉ đóng góp vào sự phát triển văn hóa và kinh tế của đất nước mà còn góp phần vào sự đoàn kết, tình yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc. Chúng ta cần đề cao giá trị của những nét đặc trưng của mỗi dân tộc và cùng nhau bảo vệ, phát triển và truyền cho thế hệ sau.
2. Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới
- Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới là việc cần thiết để mở rộng kiến thức và định hướng tư duy của mỗi người.
- Việc tôn trọng sự đa dạng của các nền văn hoá còn giúp chúng ta tăng cường tính hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, đối xử công bằng và thấu hiểu những giá trị riêng của mỗi quốc gia và dân tộc.
-Việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới là một nét đẹp của con người, góp phần vào sự phát triển và hòa bình của thế giới.
3. Thực hiện việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới
- Tìm hiểu và tiếp thu kiến thức về các dân tộc và nền văn hóa khác: Chúng ta cần tiếp cận các tài liệu, sách báo, phim ảnh, chương trình truyền hình, các hoạt động văn hóa và du lịch để tìm hiểu và hiểu rõ hơn về các nền văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán, ngôn ngữ của các dân tộc khác.
- Tôn trọng và giá trị hóa sự đa dạng: Chúng ta cần tôn trọng và giá trị hóa sự đa dạng bằng cách đối xử công bằng, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và lối sống của mỗi dân tộc.
- Thể hiện lòng tự hào về dân tộc của mình và tôn trọng dân tộc khác: Chúng ta cần có lòng tự hào chính đáng về dân tộc, văn hóa, truyền thống của mình và đồng thời tôn trọng và giá trị hóa các dân tộc khác.
- Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa: Chúng ta cần đối phó với những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa bằng cách tuyên truyền, giáo dục và cấm các hành vi này để giúp mọi người nhận ra giá trị của sự đa dạng và tôn trọng lẫn nhau.
- Hợp tác và trao đổi văn hóa: Chúng ta có thể hợp tác và trao đổi văn hóa bằng cách tổ chức các sự kiện văn hóa như triển lãm, hội chợ, lễ hội, đào tạo và chuyển giao kỹ năng văn hóa.
Sơ đồ tư duy Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc