300 câu hỏi ôn tập Lịch sử có đáp án (Phần 1)

Bộ 300 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án Phần 1 chi tiết nhất, dễ hiểu nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Lịch sử.

1 155 lượt xem


300 câu hỏi Lịch sử (Phần 1)

Câu 1:

Vua nào đại thắng quân Thanh,

Đống Đa lưu dấu sử xanh muôn đời

- Là vua nào? 

Lời giải:

Quang Trung

Câu 2: Em hãy cho biết đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài - con đường đầu tiên do các kỹ sư Việt Nam thiết kế và thi công, mang đậm dấu ấn chỉ đạo của Thủ tướng Võ Văn Kiệt được chính thức thông xe vào tháng, năm nào?

A. Tháng 3 năm 1994

B. Tháng 4 năm 1994

C. Tháng 5 năm 1994

D. Tháng 6 năm 1995

Lời giải:

C. Tháng 5 năm 1994

Câu 3: Trong khởi nghĩa Nam Kỳ 1940 ở Vũng Liêm, đồng chí Võ Văn Kiệt được phân công chỉ huy mũi khởi nghĩa thứ mấy?

A. mũi thứ nhất

B. mũi thứ hai

C. mũi thứ ba

D. mũi thứ tư

Lời giải:

C. mũi thứ ba

Câu 4: Em hãy cho biết vào ngày 23/9/1985, Nhà máy thủy điện nào mang đậm dấu ấn đồng chí Võ Văn Kiệt chính thức được khởi công?

A. Nhà máy Thủy điện Sơn La

B. Nhà máy Thủy điện Trị An

C. Nhà máy thủy điện Hòa Bình

D. Nhà máy thủy điện Đa Nhim

Lời giải:

B. Nhà máy Thủy điện Trị An

Câu 5: Em hãy nêu tên ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam năm 1929.

Lời giải:

- Đông Dương Cộng sản đảng;

- An Nam Cộng sản đảng;

- Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 6: Lịch sử được con người nhận thức không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu.

B. Điều kiện và phương pháp để tìm hiểu.

C. Mức độ phong phú của thông tin sử liệu.

D. Những điều kiện không gian, địa lí.

Lời giải:

D. Những điều kiện không gian, địa lí.

Câu 7:

Đố ai giải phóng Thăng Long

Nửa đêm trừ tịch quyết lòng tiến binh

Đống Đa, sông Nhị vươn mình

Giặc Thanh vỡ mộng cường chinh tơi bời?

Lời giải:

Quang Trung

Câu 8: Lịch sử được con người nhận thức phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Điều kiện không gian, địa lí.

B. Nhu cầu, năng lực tìm hiểu.

C. Điều kiện về kinh tế, xã hội.

D. Khả năng điều tra thực địa.

Lời giải:

B. Nhu cầu, năng lực tìm hiểu.

Câu 9: Năm 1961, Trung Cục miền Nam mới được thành lập, đồng chí võ Văn Kiệt giữ chức vụ gì?

A. Bí thư Khu uỷ

B. Phó Bí thư Trung ương cục Chiến khu

C. Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương cục

D. Không giữ chức vụ gì

Lời giải:

A. Bí thư khu ủy

Câu 10: Trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng chí Võ Văn Kiệt được phân công nhiệm vụ gì?

A. Phụ trách việc sản xuất vũ khí thô sơ

B. Huấn luyện các đội du kích

C. Cả A và B đều đúng.

D. Trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa

Lời giải:

D. Trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa

Câu 11: Em hãy cho biết đồng chí Võ Văn Kiệt xuất thân trong một gia đình có điều kiện kinh tế như thế nào?

A. Gia đình nhà giàu

B. Gia đình trung lưu

C. Gia đình nông dân nghèo

D. Gia đình trí thức

Lời giải:

C. Gia đình nông dân nghèo

Câu 12: Ngày 8/8/1994, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã ban hành một quyết sách lịch sử về:

A. Cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo

B. Cấm sản xuất rượu

C. Cấm sản xuất bom, mìn, đạn, lựu đạn

D. Tất cả đều đúng

Lời giải:

 A. Cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo

Câu 13: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói rằng nhân dân ta gồm “gái trai già trẻ” của “năm lớp Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh”. Đây là những tầng lớp xuất hiện từ xa xưa cho đến hiện nay, đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của Việt Nam. Vậy, Sĩ nông công thương binh là gì?

Lời giải:

Sĩ - nông - công - thương - binh là năm giai cấp chính trong xã hội xưa dưới các triều đại quân chủ. Đây cũng chính là 5 tầng lớp trong xã hội Việt Nam, được tương trưng qua 5 cánh sao trên lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam.

Câu 14: SEATO là cụm từ viết tắt của tổ chức nào sau đây?

A. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương.

B. Khối quân sự Đông Nam Á.

C. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

D. Diễn đàn khu vực Đông Nam Á.

Lời giải:

B. Khối quân sự Đông Nam Á.

Câu 15: Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX đến nay, các nước châu Phi vẫn còn gặp nhiều khó khăn do đâu?

A. Các cuộc xung đột nội chiến đẫm máu giữa các bộ tộc, sắc tộc.

B. Sự bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tật, nợ nần chồng chất.

C. Sự xâm nhập, bóc lột của chủ nghĩa thực dân mới.

D. Cả ba lý do trên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX đến nay, các nước châu Phi vẫn còn gặp nhiều khó khăn do:

- Các cuộc xung đột nội chiến đẫm máu giữa các bộ tộc, sắc tộc.

- Sự bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tật, nợ nần chồng chất.

- Sự xâm nhập, bóc lột của chủ nghĩa thực dân mới.

Câu 16: Ý nghĩa của việc chế tạo ra máy dệt chạy bằng sức nước?

Lời giải:

- Năm 1785, Ét-mơn Các-rai phát minh ra máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng xuất lao động tăng lên 40 lần so với dệt thủ công

Câu 17: Nêu ý nghĩa của việc phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni

Lời giải:

- Năm 1764, Giêm Ga-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni. Máy này tuy vẫn kéo bằng tay nhưng có tới 8 cọc sợi bông (về sau cải tiến, nâng lên 16 - 18 cọc sợi bông) mà vẫn chỉ cần một người điều kiển. Nhờ đó năng suất lao động tăng lên gấp nhiều lần.

Câu 18: Trình bày hoàn cảnh dẫn đến Chiến tranh lạnh. Biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh là gì?

Lời giải:

♦ Hoàn cảnh: Chiến tranh lạnh xuất phát từ nguyên nhân cơ bản là sự đối lập sâu sắc về hệ tư tưởng; mục tiêu, chiến lược và về quyền lực giữa Mỹ và Liên Xô trong trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Sự đối đầu về hệ tư tưởng giữa Mỹ với Liên Xô đã bắt đầu từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

- Về mục tiêu, chiến lược:

+ Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

+ Ngược lại, Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. Lo ngại ảnh hưởng to lớn của Liên Xô đe dọa tham vọng bá chủ toàn cầu của mình, Mỹ tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

=> Từ liên minh chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu.

♦ Biểu hiện của Chiến tranh lạnh

- Tháng 3/1947, Tổng thống Mỹ Truman đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ, nêu lên thông điệp: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ, đồng thời nêu rõ phải “ngăn chặn nguy cơ của chủ nghĩa cộng sản”.

- Tháng 6/1947, Mỹ tiếp tục đưa ra kế hoạch tái thiết châu Âu với tên gọi Kế hoạch phục hưng châu Âu (còn gọi là Kế hoạch Mác-san). Với kế hoạch này, Mỹ đã đưa ra khoản viện trợ 17 tỉ USD để giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế, mở rộng ảnh hưởng của Mỹ; đồng thời tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô.

- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) nhằm tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

- Tháng 4/1949, Mỹ thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - liên minh chính trị, quân sự của các nước tư bản phương Tây nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

- Để đối trọng với NATO, tháng 5/1955, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu kí kết Hiệp ước Vácsava, thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava - một liên minh chính trị, quân sự mang tính chất phòng thủ.

=> Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đánh dấu sự xác lập của Trật tự thế giới hai cực do Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. Sự đối đầu giữa hai khối quân sự trở thành mặt trận chính yếu của cuộc Chiến tranh lạnh.

♦ Hậu quả của Chiến tranh lạnh

- Thứ nhất, trong suốt hơn 4 thập niên (1947 - 1989), thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng. Việc các cường quốc chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí huỷ diệt, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

- Thứ hai, Chiến tranh lạnh tác động toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị của thế giới.

+ Cuộc chạy đua vũ trang đã khiến cho các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Liên Xô phải đầu tư khoản chi phí quân sự khổng lồ, đồng thời làm cho đời sống nhân dân của nhiều nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

+ Do tác động của Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới phải lựa chọn con đường phát triển dựa trên sự định hình ý thức hệ.

- Thứ ba, Chiến tranh lạnh đã khiến cho hàng triệu người chết và tàn phế vì các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở khắp các khu vực trên thế giới.

+ Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) đã khiến cho khoảng trên 3 triệu người thương vong.

+ Cuộc chiến tranh Việt Nam của thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mỹ (1945 - 1975) đã làm khoảng 4 triệu người chết hoặc bị thương tật suốt đời.

Câu 19: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây?

A. Diễn ra đồng thời ở cả nông thôn và thành thị

B. Đối tượng đấu tranh chủ yếu là giai cấp tư sản

C. Giành chính quyền ở đô thị quyết định thắng lợi

D. Nhiệm vụ chủ yếu là chống chủ nghĩa thực dân

Lời giải:

Đáp án C

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm tương đồng là: giành chính quyền ở đô thị quyết định thắng lợi.

- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:

+ Hình thái đấu tranh trong Cách mạng tháng Mười là: giành chính quyền ở đô thị sau đó tỏa về vùng nông thôn. Trong khi đó, hình thái đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám rất đa dạng: có địa phương khởi nghĩa từ nông thôn tràn về thành thị, có nơi lại từ thành thị về nông thôn, có nơi cả nông thôn và thành thị cùng khởi nghĩa; có nơi quần chúng phát huy sức mạnh đấu tranh chính trị để giành chính quyền, có nơi kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị của quần chúng với đòn tiến công quân sự của lực lượng vũ trang.

+ Đối tượng đấu tranh chủ yếu của nhân dân Nga trong Cách mạng tháng Mười là: giai cấp tư sản. Trong khi đó, đối tượng chủ yếu của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám (1945) là: đế quốc xâm lược và tay sai.

+ Nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân Nga trong Cách mạng tháng Mười là: lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản. Trong khi đó, nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám là: đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc

Câu 20: “ Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng” (Nguyễn Ái Quốc). Câu nói trên thể hiện điều gì?

A. Đảng ra đời đánh dấu giai cấp công nhân đã trở thành một giai cấp độc lập.

B. Đảng ra đời chứng tỏ phong trào công nhân đã có sự chuyển biến về chất

C. Đảng cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân đã giành quyền lãnh đạo cách mạng

D. Không có sự ra đời của Đảng thì không có sự lãnh đạo của giai cấp công nhân

Lời giải:

Đáp án A

- Giai cấp vô sản chính là giai cấp công nhân.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là đội tiên phong của giai cấp công nhân => giai cấp công nhân trở thành một giai cấp độc lập.

Chú ý: sự chuyển biến về chất của phong trào công nhân bắt đầu từ cuộc bãi công của thợ máy xưởng Bason (8-1925).

Câu 21: Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội của các nước Tây Âu trong 5 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?

A. Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực.

B. Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.

C. Chạy đua vũ trang, tham gia cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.

D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.

Lời giải:

Đáp án D

Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu lúc bấy giờ là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị - xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế và liên minh chặt chẽ với Mĩ. Từ những năm 1950 đến năm 1973, các nước Tây Âu đa phần vẫn tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Câu 22: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vì sao Nhật Bản và Xiêm giữ được nền độc lập?

Lời giải:

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược, các nước nb và Xiêm đã tiến hành cải cách, canh tân đất nước, nhờ đó giữ được độc lập, chủ quyền.

Câu 23: Cuối năm 1940, Nhật Bản kéo vào nước ta thì thực dân Pháp đã phản ứng như thế nào?

Lời giải:

- Cuối năm 1940, Nhật Bản kéo vào nước ta, thực dân Pháp đã nhanh chóng đầu hàng, thỏa hiệp và bắt tay với Nhật để cùng bóc lột nhân dân Việt Nam.

Câu 24: Tại sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”?

A. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.

B. Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.

C. Nhiều nước châu Á giành được độc lập.

D. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới.

Lời giải:

Đáp án B

Bước vào thế kỉ XXI, nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Sing-ga-po,… Từ sự phát triển đó, nhiều người dự đoán “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”.

Câu 25: Năm 1985, nhà máy thủy điện nào mang đậm dấu ấn đồng chí Võ Văn Kiệt chính thức được khởi công?

A. Nhà máy Thủy điện Sơn La

B. Nhà máy Thủy điện Trị An

C. Nhà máy thủy điện Hòa Bình

D. Nhà máy thủy điện Đa Nhim

Lời giải:

B. Nhà máy Thủy điện Trị An

Câu 26: Thủ tướng Võ Văn Kiệt được đảng, nhà nước trao tặng những huân, huy chương cao quý nào?

Lời giải:

Do có công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều huân chương, huy chương cao quý khác và Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

Câu 27: Trách nhiệm của thanh niên, sinh viên trong việc góp phần củng cố khối liên minh giai cấp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là gì

Lời giải:

- Thế hệ trẻ cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục đích và động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu được học tập tốt là yêu nước. 

- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc.

- Luôn nâng cao nhận thức chính trị, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tránh nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị. 

- Biết trau dồi các kỹ năng hội nhập trong thời kỳ mới, tiếp thu sự phát triển của công nghệ, phát triển bản thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội.

Câu 27: Trách nhiệm của thanh niên, sinh viên trong việc góp phần củng cố khối liên minh giai cấp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là gì?

Lời giải:

- Thế hệ trẻ cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục đích và động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu được học tập tốt là yêu nước. 

- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc.

- Luôn nâng cao nhận thức chính trị, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tránh nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị. 

- Biết trau dồi các kỹ năng hội nhập trong thời kỳ mới, tiếp thu sự phát triển của công nghệ, phát triển bản thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội.

Câu 28: Từ cuối năm 1940 đến tháng 4/1941, đồng chí Võ Văn Kiệt đã chỉ huy xưởng sản xuất vũ khí ở đâu?

A. Căn cứ U Minh

B. Căn cứ Đồng Tháp Mười

C. Căn cứ Trung ương cục miền Nam

D. Căn cứ cách mạng Cái Ngang

Lời giải:

Đáp án C. Căn cứ Trung ương cục miền Nam

Câu 29: Sử học có chức năng nào sau đây?

A. Khoa học và nghiên cứu.

B. Khoa học và xã hội.

C. Khoa học và giáo dục.=

D. Khoa học và nhân văn.

Lời giải:

Đáp án B

Sử học có chức năng khoa học (khôi phục hiện thực lịch sử) và xã hội (phục vụ đời sống của con người).

Câu 30: Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, giải phóng miền Nam, đồng chí Võ Văn Kiệt được phân công giữ chức vụ gì?

A. Bí thư Thành phố Sài Gòn

B. Phó Bí thư Thành Phố Sài Gòn

C. Bí thư Đảng ủy đặc biệt Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn

D. Bí thư Trung ương Cục miền Nam

Lời giải:

D. Bí thư Trung ương Cục miền Nam

Câu 31: Em hãy lựa chọn 5 sự kiện tiêu biểu của lịch sử thế giới hiện đại và giải thích tại sao?

Lời giải:

- Sự kiện 1: Cách mạng tháng Mười Nga (1917)

=> Lý do lựa chọn

+ Kết thúc thời kì Cận đại, mở ra một thời kì phát triển mới trong lịch sử nhân loại - thời Hiện đại.

+ Có tác động, ảnh hưởng to lớn không chỉ đối với nước Nga mà còn với toàn thế giới.

- Sự kiện 2: Quốc tế cộng sản được thành lập (1919)

=> Lý do lựa chọn:

+ Quốc tế Cộng sản là tổ chức cách mạnh của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

+ Trong quá trình tồn tại của mình, Quốc tế cộng sản đã có vai trò to lớn trong việc: thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới; bảo vệ và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Sự kiện 3: Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941)

=> Lý do lựa chọn:

+ Sức mạnh và ảnh hưởng của Liên Xô ngày càng được tăng cường.

+ Thành tựu nhân dân Liên Xô đạt được trong những năm 1921 - 1945 sẽ tạo tiền đề vững chắc cho cuộc đấu tranh vệ quốc (1941 - 1945) và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn sau đó.

+ Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước khác.

- Sự kiện 4: Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933)

=> Lý do lựa chọn:

+ Là một trong những cuộc khủng hoảng để lại những hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại.

+ Là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai.

- Sự kiện 5: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

=> Lý do lựa chọn:

+ Là cuộc chiến tranh để lại những hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại.

+ Tiến trình và kết quả của cuộc chiến tranh, có tác động sâu sắc tới sự vận động và phát triển của lịch sử nhân loại (ở thời kì sau đó).

Câu 32: Vua Lê Đại Hành đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào?

A. Quân Thanh

B. Quân Tống

C. Quân Hán

D. Quân Minh

Lời giải:

Đáp án B

Vua Lê Đại hành đã lao động quân dân Đại Cồ Việt chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tống.

Câu 33: Nêu nhận xét của em về kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị

Lời giải:

- Cuộc Duy Tân Minh Trị với nhiều cải cách ở các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, giáo dục, quân sự... đã khiến cho mọi mặt về đời sống kinh tế xã hội của Nhật Bản thay đổi hoàn toàn.

- Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị đã giúp cho Nhật Bản giữ vững được độc lập, chủ quyền và mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở quốc gia này.

- Cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.

Câu 34: Điểm khác biệt cơ bản về kinh tế - xã hội của các nước Mĩ La-tinh so với các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Lời giải:

- Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước ở Mĩ Latinh sớm giành được độc lập từ tay Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ đầu thế kỉ XIX, nhưng sau đó lại lệ thuộc và Mĩ. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ. Cũng vì thế, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển.

Câu 35: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai được chia làm mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?

Lời giải:

- Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai được chia làm 3 giai đoạn:

+ Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.

+ Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

+ Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 36: Tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa VIII (13/12/1988), đồng chí Võ Văn Kiệt đã trình bày báo cáo về vấn đề gì?

A. Báo cáo những vấn đề chủ yếu về kinh tế, xã hội năm 1989

B. Báo cáo những vấn đề chủ yếu về văn hóa - xã hội năm 1989

C. Báo cáo vấn đề về kinh tế, văn hóa - xã hội năm 1989

D. Báo cáo những vẫn đề về quốc phòng - an ninh năm 1989

Lời giải:

Đáp án C. Báo cáo vấn đề về kinh tế, văn hóa - xã hội năm 1989

Câu 37:

Một phen quét sạch quân Đường

Nổi danh Bố Cái Đại vương thuở nào

Tiếc thay mệnh bạc tài cao

Giang sơn đành phải rơi vào ngoại bang

Là ai?

Lời giải:

Phùng Hưng

Câu 38: Em hãy cho biết lần đầu tiên đồng chí Võ Văn Kiệt được vinh dự gặp được Bác Hồ ở Việt Bắc vào tháng, năm nào?

A. Tháng 02/1951

B. Tháng 3/1951

C. Tháng 4/1951

D. Tháng 5/1951

Lời giải:

Đáp án A. Tháng 02/1951

Câu 39: Theo Hồ Chí Minh, công tác gốc của Đảng là gì?

A. Công tác tư tưởng chính trị

B. Công tác lý luận

C. Công tác cán bộ

Lời giải:

Đáp án C. Công tác cán bộ

Câu 40: Đâu là điểm hạn chế trong mục tiêu đấu tranh của Trung Quốc Đồng minh hội?

A. Chưa coi trọng nhiệm vụ đấu tranh giai cấp 

B. Chưa coi trọng nhiệm vụ chống phong kiến

C. Chưa chú ý đến quyền lợi của nhân dân lao động 

D. Chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược

Lời giải:

Đáp án D. Chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược

Mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc (chế độ cộng hòa) và thực hiện quyền bình đẳng ruộng đất. Như vậy, Trung Quốc đồng minh hội vẫn chưa coi trọng nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược trong khi đây là nhiệm vụ chủ yếu, hàng đầu của lịch sử Trung Quốc tại thời điểm đó.

Câu 41: Tại sao trong cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản thi hành chính sách giáo dục bắt buộc và cử những học sinh ưu tú đi du học ở các nước phương Tây?

Lời giải:

Với mong muốn đuổi kịp phương Tây, chính sách giáo dục bắt buộc và cử những học sinh ưu tú đi học ở nước ngoài trong cuộc Duy Tân Minh Trị đã rất được coi trọng. Và chỉ trong vòng hai, đến ba thế hệ, nước Nhật đã từ chỗ coi trọng thân phận con người theo nguồn gốc dòng dõi, chuyển sang cất nhắc cán bộ theo trình độ giáo dục (tân học).

Câu 42: Nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản Anh là gì?

Lời giải:

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế.

- Xác lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Câu 43: Trong chiến tranh, cha ông ta đã kết hợp tiến công địch như thế nào?

A. Vừa đánh vừa đàm, vừa đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao, lấy đấu tranh chính trị làm chỉ yếu.

B. Vừa đấu tranh tư tưởng, vừa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

C. Vừa đánh vừa đàm, vừa đấu tranh chính trị, quân sự với đấu tranh ngoại giao, lấy đấu tranh ngoại giao là chủ yếu.

D. Vừa đánh vừa đàm, vừa đấu tranh chính trị, quân sự với đấu tranh ngoại giao.

Lời giải:

Đáp án A. Vừa đánh vừa đàm, vừa đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao, lấy đấu tranh chính trị làm chỉ yếu.

Câu 44: Em hãy cho biết đồng chí Võ Văn Kiệt bị mật thám pháp bắt giam do tham gia dẫn đầu đoàn biểu tình chống pháp vào ngày / tháng / năm nào?

A. 14/7/1939

B. 14/7/1940

C. 14/7/1941

D. 14/7/1942

Lời giải:

Đáp án A. 14/7/1939

Câu 45: Em hãy cho biết trong thời gian hoạt động cách mạng ở Căn cứ U Minh - Rạch Giá, đồng chí Võ Văn Kiệt có biệt danh gì?

A. Lục Lạc

B. Sáu Dân

C. Tám Lạc

D. Chín Lạc

Lời giải:

Đáp án B. Sáu Dân

Câu 46: Khu lưu niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt được khánh thành vào ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 23/11/2010, nhân dịp sinh nhật lần thứ 88 của ông

B. Ngày 23/11/2011, nhân dịp sinh nhật lần thứ 89 của ông

C. Ngày 23/11/2012, nhân dịp sinh nhật lần thứ 90 của ông

D. Ngày 23/11/2013, nhân dịp sinh nhật lần thứ 91 của ông

Lời giải:

Đáp án C. Ngày 23/11/2012, nhân dịp sinh nhật lần thứ 90 của ông

Câu 47: Hãy nêu vai trò của Việt Nam trong ASEAN

Lời giải:

♦ Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng. Cụ thể:

- Phát huy vai trò là hạt nhân thúc đẩy đoàn kết, thống nhất, ngay sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy kết nạp Campuchia, Lào và Myanmar vào Hiệp hội. Nỗ lực này đã góp phần hiện thực hóa ý tưởng về một ASEAN bao gồm toàn bộ 10 nước Đông Nam Á, tạo ra sự chuyển biến mới về chất đối với ASEAN và tình hình khu vực vào thời điểm đó.

- Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế:

+ Phối hợp cùng các quốc gia xây dựng Hiến chương ASEAN (2008), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC);

+ Biên soạn, công bố thể chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (2010); các cơ chế ASEAN+;

- Việt Nam đảm nhiệm nhiều vai trò và đăng cai nhiều hội nghị tiêu biểu:

+ Chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6, Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (2000 - 2001),

+ Chủ tịch ASEAN (năm 2010, năm 2020);

- Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xác định mục tiêu, phương hướng phát triển và hình thành các quyết sách lớn của ASEAN. Trong đó, có thể kể đến việc góp phần xây dựng và thông qua nhiều văn kiện quan trọng, như: Tầm nhìn ASEAN năm 2020, Hiến chương ASEAN, Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025 và các kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng, các Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN…, cùng các kế hoạch triển khai trên từng trụ cột của Cộng đồng và nhiều thỏa thuận quan trọng khác, nhất là về kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển.

1 155 lượt xem