300 câu hỏi ôn tập Lịch sử có đáp án (Phần 2)
Bộ 300 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án Phần 2 chi tiết nhất, dễ hiểu nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Lịch sử.
300 câu hỏi môn Lịch sử (Phần 2)
Lời giải
Đáp án: A Công nghiệp nặng.
Phương hướng chính của các kế hoạch mà Liên Xô đưa ra trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội là ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nặng – nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Lời giải:
Đáp án A. Thu mua lúa gạo
Câu 3: Lịch sử được hiểu theo những nghĩa nào sau đây?
A. Là việc tái hiện lại lịch sử và học tập lịch sử suốt đời.
B. Lịch sử được con người nhận thức và hiểu biết lịch sử.
C. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.
D. Hiện thực lịch sử và trí thức của con người về lịch sử.
Lời giải:
Đáp án đúng: C. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.
Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử còn là hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. Lịch sử được hiểu là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ.
Câu 4: Tóm tắt diễn biến trận Ngọc Hồi – Đống Đa năm 1789.
Lời giải:
- Diễn biến chính:
+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.
+ 25/1/1789 (đêm 30 Tết, âm lịch), quân Tây Sơn bất ngờ tấn công và tiêu diệt gọn quân Thanh ở đồn tiền tiêu.
+ 28/1/1789 (mùng 3 Tết), quân Tây Sơn bao vây và triệt hạ đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân Thanh bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng.
+ 30/1/1789 (rạng sáng mùng 5 Tết), quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định ở đồn Ngọc Hồi và Đống Đa (Hà Nội), quân Thanh đại bại, buộc phải rút về nước.
Lời giải:
♦ Để một cuộc cải cách thành công như cuộc Duy tân Minh Trị cần phải có những yếu tố như:
- Phe cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối.
- Nội dung cải cách phải đúng đắn, tiến bộ.
- Phải coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia.
♦ Liên hệ với Việt Nam:
- Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam cũng xuất hiện những trào lưu cải cách duy tân. Tiêu biểu như những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,... hay xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh.
- Tuy nhiên, những chủ trương cải cách này đều thất bại. Liên hệ với những yếu tố cần thiết ở trên, ta thấy:
+ Thứ nhất, phe cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối. Điều này ở Việt Nam không có. Những người đưa ra đề nghị cải cách chỉ là các văn thân sĩ phu yêu nước tiến bộ. Còn người nắm thực quyền là triều đình Huế lại không hề muốn tiến hành cải cách.
+ Thứ hai, nội dung cải cách phải đúng đắn, tiến bộ. Nội dung của các đề nghị cải cách và của cả Phan Châu Trinh đều đúng đắn, tiến bộ. Nhưng lại không nhận được sự ủng hộ và tiến hành của triều đình - bộ phận nắm thực quyền và có thể tiến hành cải cách.
+ Thứ ba, phải coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia. Để có được thành công, đây là nhân tố quan trọng nhất. Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung là sức mạnh để cuộc cải cách thực hiện thành công và thúc đẩy đất nước phát triển. Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước cần học tập Nhật Bản, đoàn kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.
Câu 6: Từ năm 1920 đến năm 1945, Hồ Chí Minh bị bắt và giam giữ mấy lần?
Lời giải:
Đáp án A. 2 lần
Câu 7: Nêu hoàn cảnh, nội dung, kết quả của cuộc Duy tân Minh trị Nhật Bản
Lời giải:
* Hoàn cảnh
- Giữa thế kỉ XIX, chính quyền Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ngày càng suy yếu.
- Nhật Bản phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây.
=> Năm 1868, quyền lực của Mạc phủ chấm dứt, quyền cai trị đất nước được trao lại cho Thiên hoàng. Sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cải cách, canh tân đất nước.
* Mục đích:
- Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
- Bảo vệ nền độc lập dân tộc.
* Nội dung cải cách:
- Chính trị:
+ Thành lập chính phủ mới, xoá bỏ tình trạng cát cứ.
+ Ban hành Hiến pháp năm 1889 với quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.
+ Đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm quyền.
- Kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ và thị trường, cho phép mua bán ruộng đất và tự do kinh doanh.
+ Xây dựng đường xá, cầu cống...
- Quân sự:
+ Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.
+ Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí....
+ Học tập các chuyên gia quân sự nước ngoài về lục quân, hải quân.
- Giáo dục:
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.
+ Cử những học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
* Kết quả:
- Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Nhật Bản phát triển giàu mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa, có vị thế bình đẳng với các nước Âu - Mỹ.
* Ý nghĩa:
- Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.
- Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam)
Câu 8: Tính chất phong trào công nhân Việt Nam từ 1926-1929 là
B. đều mang tính chất chính trị, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương.
D. bước đầu mang tính tự giác.
Lời giải:
Đáp án D. bước đầu mang tính tự giác
Câu 9: Nêu kết quả, tính chất, ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)
Lời giải:
- Kết quả:
+ Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế; thiết lập nền cộng hòa ở Pháp, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
+ Khẳng định các quyền tự do dân chủ của công dân
- Ý nghĩa:
+ Mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở Pháp.
+ Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.
+ Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.
- Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình:
+ Thiết lập chế độ cộng hoà cùng các quyền tự do, dân chủ.
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân.
+ Xoá bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.
Lời giải:
- Hai thập kỉ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính giàu mạnh nhất thế giới.
- Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ:
+ Nước Mĩ được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá.
+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.
+ Dựa vào thành tựu khoa học - kĩ thuật...
+ Có nền sản xuất vũ khí phát triển cao; thu được nhiều lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí cho các bên tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai
+ Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao.
+ Nhà nước đưa ra những chính sách điều tiết nền kinh tế hợp lý.
Câu 11: Hãy cho biết vai trò của Quốc tế cộng sản.
Lời giải:
- Quốc tế Cộng sản là tổ chức cách mạnh của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
- Trong quá trình tồn tại của mình, Quốc tế cộng sản đã có vai trò to lớn trong việc: thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới; bảo vệ và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
A. làm cho cục diện hai cực, hai phe được xác lập trên toàn thế giới.
B. các nước tham chiến được hưởng nhiều quyền lợi sau chiến tranh.
C. đã phân chia xong phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận.
D. đã dẫn tới sự giải thể của chủ nghĩa thực dân ở các thuộc địa.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Trật tự thế giới mới là trật tự hai cực Ianta với đặc trưng là chia thành hai phe TBCN và XHCN, đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến sự phân chia nay là quyết định của Hội nghị Ianta đặc biệt là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận.
A. Đó là lúc so sánh lực lượng có lợi nhất đối với cách mạng
B. Đó là lúc kẻ thù cũ đã ngã gục nhưng kẻ thù mới chưa kịp đến
C. Quân Đồng minh có thể dựng ra một chính quyền trái với ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta
Lời giải:
Đáp án D. Tất cả các lý do trên
Câu 14: Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai
B. Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới, giúp đỡ các nước XHCN
C. Tính cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt con người
D. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mĩ
Lời giải:
Đáp án B. Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới, giúp đỡ các nước XHCN
Chính sách đối ngoại của Liên Xô sâu chiến tranh thế giới thứ hai là: thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa
Câu 15: Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương là quyết định của
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936.
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941.
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939.
D. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 3/1945.
Lời giải:
Đáp án B
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Biểu hiện: thành lập ở mỗi nước Đông Dương 1 đảng riêng để lãnh đạo đấu tranh. Ở Việt Nam thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, ở Lào thành lập Ai Lao độc lập đồng minh, ở Campuchia thành lập Cao Miên độc lập đồng minh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1941 chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Biểu hiện: thành lập ở mỗi nước Đông Dương 1 đảng riêng để lãnh đạo đấu tranh. Ở Việt Nam thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, ở Lào thành lập Ai Lao độc lập đồng minh, ở Campuchia thành lập Cao Miên độc lập đồng minh.
A. Ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933.
B. Chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp.
C. Chính sách tăng cường vơ vét bóc lột của thực dân Pháp.
D. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh của nhân đân chống thực dân Pháp đều diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt nhưng thất bại vì chưa có giai cấp lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo.
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Phong trào đấu tranh của nhân dân cũng sẽ nổ ra nhưng nếu không có sự lãnh đạo của đảng thì có thể cũng sẽ như các cuộc đấu tranh khác lẻ tẻ, tự phát. Tuy nhiên, từ khi có đảng cộng sản, phong trào 1930 - 1931 đã có sự khác biệt so với trước. Đánh giá tình hình cụ thể của đất nước giai đoạn này, đảng đã phát động phong trào 1930 - 1931 diễn sôi nổi mang tính triệt để, có quy mô rộng lớn, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
=> Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố quyết định nhất đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 -1931.
Câu 18: Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) vào thời gian nào?
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Tháng 11/1924 Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc)
Câu 19: Nêu điểm giống và khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc ?
Lời giải:
- Giống nhau:
+ Có cùng chung nguồn gốc tổ tiên
+ Công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng” trong quan hệ giữa các thành viên
- Khác nhau: bộ lạc có quy mô lớn hơn, được tạo thành từ nhiều thị tộc.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B. Cuối năm 1930
Lời giải:
♦ Nguyên nhân khách quan:
- Thực dân Pháp còn mạnh. So sánh tương quan lực lượng chưa có lợi cho phong trào yêu nước:
+ Các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam diễn ra khi thực dân Pháp đã ổn định được bộ máy cai trị ở Việt Nam.
+ Thực dân Pháp thực hiện cấu kết, liên minh với lực lượng đế quốc, phản động bên ngoài để đàn áp một số cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Ví dụ: sự phát triển của phong trào Đông du (do Phan Bội Châu khởi xuống) đã khiến thực dân Pháp lo sợ. Trước tình hình đó, tháng 8/1908, thực dân Pháp cấu kết với Chính phủ Nhật Bản để trục xuất các lưu học sinh Việt Nam, kể cả thủ lĩnh Phan Bội Châu. Phong trào Đông du tan rã; trước sự phát triển và ảnh hưởng của Việt Nam Quang phục hội, năm 1913, thực dân Pháp cấu kết với giới quân phiệt Trung Quốc để bắt giam những lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam Quang phục hội (trong đó có cả thủ lĩnh Phan Bội Châu),...
♦ Nguyên nhân chủ quan:
- Việt Nam thiếu đi cơ sở kinh tế - xã hội đủ mạnh để một cuộc cách mạng tư sản có thể nổ ra và giành thắng lợi. Cụ thể:
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập không hoàn toàn khiến kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến nhưng chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp.
+ Dưới tác động từ chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914), cơ cấu xã hội Việt Nam có sự chuyển biến. Bộ phận tư sản, tiểu tư sản ra đời nhưng thế lực kinh tế - chính trị nhỏ yếu.
+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam nổ ra không xuất phát từ động cơ kinh tế như các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới, mà chủ yếu xuất phát từ động cơ chính trị (chủ nghĩa yêu nước trỗi dậy khi đất nước bị xâm lược).
- Phong trào thiếu một giai cấp lãnh đạo tiên tiến, một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn.
+ Lãnh đạo phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX là các sĩ phu yêu nước, tiến bộ. Họ vốn là các sĩ phu Nho học, nên khi tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản, nhãn quan chính trị của họ còn hạn chế, thiếu hệ thống, thiếu tính chính xác.
+ Đường lối đấu tranh có những hạn chế: phong trào diễn ra theo hai xu hướng bạo động (Phan Bội Châu là người đại diện) và cải cách (Phan Châu Trinh là người đề xướng và đại diện). Tuy nhiên cả hai xu hướng đều mới chỉ nhìn thấy một trong hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam thuộc địa (hoặc là mâu thuẫn dân tộc, hoặc là mâu thuẫn giai cấp) nên chỉ chủ trương chống Pháp hoặc chống phong kiến; chưa xác định được động lực cách mạng;…
- Ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, trào lưu dân chủ tư sản phát triển chủ yếu ở các đô thị lớn, còn ở các vùng nông thôn, miền núi ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản còn rất yếu ớt, do đó, chưa tạo thành một phong trào đấu tranh rộng rãi chung trong cả nước.
A. đất nước đã là thuộc địa của thực dân phương Tây.
B. chế độ phong kiến đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.
C. đất nước đang ở giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất.
D. phải đương đầu với sự nhòm ngó của các nước phương Tây.
Lời giải:
Đáp án D. phải đương đầu với sự nhòm ngó của các nước phương Tây.
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản, cải cách ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) đều được tiến hành trong bối cảnh đất nước phải đương đầu với sự nhòm ngó của các nước phương Tây.
Lời giải:
Đáp án C. 18-2-1930
Câu 24: Tên gọi chung của các tổ chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh?
Lời giải:
Đáp án C. Hội Cứu quốc
Câu 25: Thể chế chính trị do hiến pháp Liên Bang Nga ban hành tháng 12 - 1993 là gì?
Lời giải:
Đáp án C. Tổng thống Liên Bang.
Lời giải:
- Giống nhau:
+ Kinh tế: xuất hiện các tổ chức độc quyền có khả năng chi phối đời sống kinh tế.
+ Chính trị: thi hành chính sách đàn áp, bóc lột nhân dân lao động trong nước và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Khác nhau:
+ Về vị thế kinh tế: Mĩ dẫn đầu; Đức đứng thứ hai; Anh đứng thứ ba và Pháp đứng thứ tư thế giới về sản xuất công nghiệp.
+ Về chính trị: Ạnh và Đức theo chế độ quân chủ lập hiến; Mĩ và Pháp thiết lập chế độ cộng hòa.
Câu 27: Từ năm 1946 đến năm 1954, nhân dân Lào tiến hành
A. Thực hiện đường lối hòa bình, trung lập.
C. Cuộc kháng chiến chống Pháp.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C. Cuộc kháng chiến chống Pháp.
Câu 28: Phong trào cách mạng 1930-1931 diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Lời giải:
a/Tình hình trong nước.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho tình hình kinh tế và đời sống nhân dân ở Việt Nam rất khó khăn, nhất là đời sống của công nhân và nông dân.
- Thực dân Pháp dùng nhiều biện pháp nhằm trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế lên đầu nhân dân Việt Nam, càng làm cho đời sống của nhân dân điêu đứng hơn.
- Giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta bị đẩy đến bước đường cùng, chỉ còn con đường vùng dậy đấu tranh đòi quyền sống.
- Đây cũng là lúc mà thực dân Pháp đang khủng bố, truy lùng các tổ chức cách mạng như Hội Việt Nam Cách mạng Thanh hiên, Tân Việt Cách mạng Đảng, Việt Nam Quốc dân Đảng, các hội kín ở Nam Kỳ.
- Tình hình kinh tế xã hội và chính trị đó đã làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Pháp và bè lũ phong kiến tay sai gay gắt hơn.
- Đây là lúc Đảng đã ra đời (1/1930), thống nhất hàng ngũ của Đảng, có tính tổ chức cao nên tập hợp được đông đảo quần chúng.
b/Tình hình thế giới: Ảnh hưởng của phong trào cách mạng quốc tế đối với Việt Nam (Liên Xô đang xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, công xã Quảng Châu…).
Câu 29: Nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân ta trong quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp
A. Chống đế quốc giành độc lập dân tộc
B. Xoá bỏ những tàn tích phong kiến đem lại ruộng đất cho nông dân
C. Xây dựng chế độ dân chủ mới
Lời giải:
Đáp án đúng là: A. Chống đế quốc giành độc lập dân tộc
A. Theo đuổi chiến lược “Cam kết và mở rộng”.
B. Ủng hộ “Chiến lược toàn cầu”.
C. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho các nước tư bản
D. Chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B. Ủng hộ “Chiến lược toàn cầu”.Các đời tổng thống Mĩ đều thực hiện chính sách đối ngoại xuyên suốt là thực hiện “Chiến lược toàn cầu”. Xét về mặt bản chất, mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” giống mục tiêu của “Chiến lược toàn cầu” ở chỗ, đều thể hiện và thực hiện cho tham vọng vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới của Mĩ. Nói một cách khác, chiến lược “Cam kết và mớ rộng” là một hình thức thực hiện tiếp tục “Chiến lược toàn cầu” trong tình hình mới.
C. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
D. Áp dụng thành tựu cách mạng khoa học công nghệ
Lời giải:
Đáp án đúng là: B. Sự viện trợ của Mỹ.
A. thành lập một liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị giữa các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
B. thành lập liên minh văn hóa, khoa học - kĩ thuật giữa Liên Xô và các nước XHCN châu Âu.
C. chống lại tham vọng của Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”.
D. ủng hộ Liên Xô, chống lại sự đối địch của các nước phương Tây.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A. thành lập một liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị giữa các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
Câu 33: Hệ quả quan trọng nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Hình thành trật tự thế giới hai cực.
B. Làm sụp đổ hệ thống Versailles - Washington.
C. Làm thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.
D. Tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C. Làm thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.
Câu 34: Nêu suy nghĩ của em về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?
Lời giải:
Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới . Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.
Câu 35: Các nước thực dân phương Tây hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á vào thời gian nào?
Lời giải:
Đáp án đúng là: D. Đầu thế kỷ XX.
Câu 36: Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển?
Lời giải:
- Nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển là do các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của nhà nước như:
+ Trong nông nghiệp: tổ chức lễ cày “tịch điền”, khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích đất trồng trọt, các công việc trị thủy, bảo vệ sức kéo,…
+ Trong thủ công nghiệp: mở một số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ giỏi trong nước về. Khuyến khích các nghề thủ công cổ truyền phát triển. Do đó, sản phẩm không những tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng.
+ Thương nghiệp: tạo điều kiện cho thuyền buôn các nước vào nước ta trao đổi buôn bán, đặc biệt là biên giới Việt - Tống, mở mang đường xá, thống nhất tiền tệ,...
A. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng.
B. Hội nghị Phông-ten nơ-blô thất bại.
C. Nhân dân tự phát nổi dậy đánh Pháp.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng.
A. Làm phong trào yêu nước chuyển hẳn sang khuynh hướng vô sản.
B. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.
C. Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư sản.
D. Làm cho phong trào công nhân hoàn toàn đấu tranh tự giác.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.
- Đáp án A loại vì phong trào yêu nước vẫn tiếp tục diễn ra cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng giữa khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản. Phải đến năm 1930, khi khởi nghĩa Yên Bái thất bại và sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thì phong trào yêu nước Việt Nam mới chuyển hẳn sang khuynh hướng vô sản.
- Đáp án B chọn vì với phong trào “vô sản hóa” đã làm cho phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước.
- Đáp án C loại vì phong trào yêu nước đi theo khuynh hướng vô sản là do phù hợp với yêu cầu thực tiễn của lịch sử Việt Nam.
- Đáp án D loại vì Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thì phong trào yêu nước Việt Nam mới đánh dấu phong trào công nhân chuyển hoàn toàn sang đấu tranh tự giác.
Câu 39: Em hãy nêu những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta
Lời giải:
- Thoát khủng hoảng kinh tế: Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
- Tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tốc độ tăng GDP từ 0,2% vào giai đoạn 1975 - 1980 đã tăng lên 6,0% vào năm 1988 và 9,5% năm 1995. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt mức 4,8% (năm 1999) và đã tăng lên 8,4% vào năm 2005. Trong 10 nước ASEAN, tính trung bình giai đoạn 1987 - 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 6,9%, chỉ đứng sau Xingapo (7,0%).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Hình thành vùng kinh tế trọng điểm: Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển.
- Xóa đói, giảm nghèo: Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong xoá đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B. Mỹ
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Khoảng nửa sau những năm 40, sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (năm 1948 hơn 56%).
Câu 41: Vì sao trong chiến dịch Tây Nguyên (3-1975) ta chọn Buôn Ma Thuột đánh trận mở màn?
A. Địch không tổ chức phòng bị.
B. Lực lượng địch ở đây quá mỏng.
C. Lực lượng của ta ở đây rất mạnh.
D. Có vị trí chiến lược, then chốt ở Tây Nguyên.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D. Có vị trí chiến lược, then chốt ở Tây Nguyên.
Câu 42: Nội dung nào sau đây không phải hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội?
A. Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ
B. Tệ tham nhũng, quan liêu phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn..
C. Chưa giải quyết được vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội.
D. Đầu tư hợp lý; kinh tế tăng trưởng nhanh
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN mang trong mình nhiều hạn chế. Đó là: Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn đến thua lỗ. Tệ tham nhũng, quan liêu phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Chưa giải quyết được vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội.
Câu 43: Ai chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1940?
Lời giải:
Đáp án đúng là: C. Trường Chinh
Câu 44: Hình thức hoạt động chủ yếu ở các đô thị trong cao trào kháng Nhật cứu nước là gì?
C. vũ trang tuyên truyền và diệt ác trừ gian
D. đấu tranh báo chí và đấu tranh nghị trường
Lời giải:
Đáp án đúng là: C. vũ trang tuyên truyền và diệt ác trừ gian
Câu 45: Tình hình nước Nga trước khi cách mạng bùng nổ?
A. Là một đế quốc quân chủ chuyên chế bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế.
C. Chính phủ Nga hoàng bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D. Tất cả ý trên.
Câu 46: Năm 1957, lịch sử nhân loại ghi nhận Liên Xô trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới
A. có nhà du hành chinh phục không gian.
B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
C. đưa người đổ bộ thám hiểm không gian.
D. hoàn thành việc thám hiểm Mặt Trăng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
A. Là tấm gương sáng trong đấu tranh xóa bỏ chế độ độc tài thân Mĩ.
B. Cuba ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh.
C. Lãnh tụ Phi đen Caxtơrô đã đánh bại các thế lực tay sai thân Mĩ.
D. Cách mạng Cuba làm thất bại chiến lược toàn cầu của nước Mĩ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A. Là tấm gương sáng trong đấu tranh xóa bỏ chế độ độc tài thân Mĩ.
Câu 48: Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định trọng tâm của công cuộc cải cách, mở cửa là gì?
A. đổi mới kinh tế, chính trị đồng bộ.
B. lấy đổi mới chính trị là nền tảng.
C. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
D. lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
Câu 49: Âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị phá sản hoàn toàn bởi chiến thắng nào của ta?
A. Chiến dịch đông - xuân (1953 - 1954).
B. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
C. Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950).
D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947).
Lời giải:
Đáp án đúng là: D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947).
A. chịu ảnh hưởng của phong trào dân tộc ở Mĩ Latinh.
B. chịu những hậu quả nặng nề của chủ nghĩa Apácthai.
C. đã thành lập được tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU).
D. có trình độ kinh tế - xã hội cao hơn các khu vực còn lại.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D. có trình độ kinh tế - xã hội cao hơn các khu vực còn lại