40 câu Trắc nghiệm Các đặc trưng vật lí của sóng (có đáp án 2024) – Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Bài 6: Các đặc trưng vật lí của sóng Vật Lí 11 (có đáp án) đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 6.

1 99 lượt xem


Lý thuyết Vật Lí lớp 11 Bài 6: Các đặc trưng vật lí của sóng

A. Lý thuyết Các đặc trưng vật lí của sóng

1. Các đại lượng đặc trưng của sóng

a. Chu kì, tần số, biên độ sóng

- Chu kì và tần số của sóng lần lượt là chu kì và tần số của nguồn sóng

- Biên độ sóng cơ tại một điểm là biên độ dao động của phần từ môi trường tại điểm đó

b. Bước sóng và tốc độ truyền sòng

Lý thuyết Các đặc trưng vật lí của sóng (Chân trời sáng tạo 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 1)

- Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì dao động

λ=v.T

- Tốc độ truyền sóng được xác định bằng thương số giữa quãng đường sóng truyền đi được và thời gian để sóng truyền đi quãng đường đó

v=sΔt

c. Cường độ sóng

- Cường độ sóng I là năng lượng sóng truyền qua một đơn vị diện tích vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian

I=ES.Δt=S

- Đơn vị: W/m2

2. Phương trình sóng

- Phương trình sóng theo trục Ox là:

u=Acos(2πTt2πλx)

Sơ đồ tư duy về “Các đặc trưng vật lí của sóng”

Lý thuyết Các đặc trưng vật lí của sóng (Chân trời sáng tạo 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 2)

B. Trắc nghiệm Các đặc trưng vật lí của sóng

Câu 1. Thời gian kể từ khi ngọn sóng thứ nhất đến ngọn sóng thứ sáu đi qua trước mặt một người quan sát là 12 s. Tốc độ truyền sóng là 2m/s. Bước sóng có giá trị là

A. 4,8 m.

B. 4 m.

C. 6 cm.

D. 48 cm.

Khoảng thời gian từ ngọn thứ nhất đến ngọn thứ sáu ứng với 5 chu kì.

Suy ra 5T = 12 s nên T = 2,4 s.

Bước sóng λ=v.T=2.2,4=4,8m

Đáp án đúng là A

Câu 2: Khi một sóng biển truyền đi, người ta quan sát thấy khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp bằng 8,5 m. Biết một điểm trên mặt sóng thực hiện một dao động toàn phần sau thời gian bằng 3,0 s. Tốc độ truyền của sóng biển có giá trị gần bằng

A. 2,8 m/s.

B. 8,5 m/s.

C. 26 m/s.

D. 0,35 m/s.

Ta có: v=λT=8,53,02,8m/s

Đáp án đúng là A

Câu 3. Tại một điểm O trên mặt nước có một nguồn dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với tần số 2 Hz. Từ điểm O có những gợn sóng tròn lan rộng ra xung quanh. Khoảng cách giữa hai gợn sóng kế tiếp là 20 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là

A. 20 cm/s.

B. 40 cm/s.

C. 80 cm/s.

D. 120 cm/s.

Khoảng cách giữa hai gợn sóng bằng 1 bước sóng nên λ=20cm

Tốc độ truyền sóng: v=λf=20.2=40cm/s

Đáp án đúng là B

Câu 4: Xét một sóng truyền dọc theo trục Ox với phương trình: u=4cos240t80xcm (x được tính bằng m, t được tính bằng s). Tốc độ truyền của sóng này bằng

A. 6 m/s.

B. 4,0 cm.

C. 0,33 m/s.

D. 3,0 m/s.

Ta có u=Acos2πTt2πλx=4cos240t80xcm;

2πT=240T=π120s;2πxλ=80xλ=π40m;v=λT=π/40π/120m=3,0m/s

Đáp án đúng là D

Câu 5. Hình vẽ dưới là đồ thị li độ - thời gian của một sóng hình sin. Biết tốc độ truyền sóng là 50 cm/s. Biên độ và bước sóng của sóng này là

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 6 (có đáp án): Các đặc trưng vật lí của sóng

A. 5cm; 50cm.

B. 10 cm; 0,5 cm.

C. 5 cm; 0,25 cm.

D. 10cm; 1cm.

Biên độ sóng là 5 cm.

Chu kì sóng là 1 s nên bước sóng là λ=v.T=50.1=50cm

Đáp án đúng là A

Câu 6. Tốc độ sóng là

A. tốc độ dao động của điểm sóng.

B. tốc độ lan truyền của phần tử môi trường.

C. tốc độ lan truyền năng lượng của sóng trong không gian.

D. tốc độ lan truyền của điểm sóng trong không gian.

Tốc độ sóng là tốc độ lan truyền năng lượng của sóng trong không gian.

Đáp án đúng là C

Câu 7. Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường với tốc độ 1,0 m/s và tần số 10 Hz, biên độ sóng không đổi. Trong khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp khi một phần tử của môi trường ở vị trí cân bằng, sóng lan truyền được quãng đường là

A. 4,0 cm.

B. 10 cm.

C. 8,0 cm.

D. 5,0 cm.

Bước sóng λ=vf=110=0,1m

Trong khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp khi một phần tử của môi trường ở vị trí cân bằng tương ứng với nửa chu kì, sóng lan truyền được quãng đường là S=λ2=0,12=0,05m=5cm

Đáp án đúng là D

Câu 8: Xét một sóng truyền dọc theo trục Ox với phương trình: u=6cos100πt4πxcm (x được tính bằng cm, t được tính bằng s). Tại một thời điểm, hai điểm gần nhất dao động cùng pha và hai điểm gần nhất dao động ngược pha cách nhau các khoảng lần lượt bằng

A. 1,00 cm và 0,50 cm.

B. 0,50 cm và 0,25 cm.

C. 0,25 cm và 0,50 cm.

D. 100 cm và 4 cm.

Ta có: 2πxλ=4πxλ=0,50cm. Hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha và hai điểm gần nhau nhất dao động ngược pha lần lượt cách nhau các khoảng bằng bước sóng và nửa bước sóng.

Đáp án đúng là B

Câu 9.Tốc độ sóng là

A. tốc độ dao động của điểm sóng.

B. tốc độ lan truyền của phần tử môi trường.

C. tốc độ lan truyền năng lượng của sóng trong không gian.

D. tốc độ lan truyền của điểm sóng trong không gian.

Tốc độ sóng là tốc độ lan truyền năng lượng của sóng trong không gian.

Đáp án đúng là C

Câu 10: Một sóng truyền trên dây đàn hồi có biên độ bằng 6 cm, tần số bằng 16 Hz và có tốc độ truyền bằng 8,0 m/s. Phương trình truyền sóng có thể là

A. u=6cos32πt4πxcm (x được tính theo m, t được tính theo s).

B. u=6cos16πt4πxcm (x được tính theo m, t được tính theo s).

C. u=6cos32πt4πxcm (x được tính theo m, t được tính theo s).

D. u=6cos32πt2πxcm (x được tính theo m, t được tính theo s).

Ta có: λ=8,016=0,50mu=Acos2πft2πλx=6cos32πt4πxcm với x được tính bằng m.

Đáp án đúng là A

Câu 11. Một sóng có tần số 120 Hz truyền trong một môi trường với tốc độ 60 m/s. Bước sóng của nó là

A. 1,0 m.

B. 2,0 m.

C. 0,5 m.

D. 0,25 m.

Bước sóng λ=vf=60120=0,5m

Đáp án đúng là C

Câu 12. Một sóng hình sin lan truyền trên trục Õ. Trên phương truyền sóng, khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm mà các phần tử của môi trường tại điểm đó dao động ngược pha nhau là 0,4 m. Bước sóng của sóng này là

A. 0,4 m.

B. 0,8 m.

C. 0,4 cm.

D. 0,8 cm.

Hai điểm dao động ngược pha gần nhau nhất:

Δφ=2πdλ=π2π.0,4λ=πλ=0,8m

Đáp án đúng là B

1 99 lượt xem