40 câu Trắc nghiệm Sóng điện từ (có đáp án 2024) – Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Bài 7: Sóng điện từ Vật Lí 11 (có đáp án) đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Vật Lí 11 Bài 7.

1 129 lượt xem


Lý thuyết Vật Lí lớp 11 Bài 7: Sóng điện từ

A. Lý thuyết Sóng điện từ

1. Định nghĩa và tính chất của sóng điện từ

a. Định nghĩa sóng điện từ

- Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên

- Ánh sáng có bản chất là sóng điện từ

b. Tính chất của sóng điện từ

- Tốc độ truyền sóng của sóng điện từ trong chân không là c=3.108m/s. Trong không khí, ta có thể lấy gần đúng tốc độ này bằng 3.108m/s

- Trong mọi môi trường vật chất, tốc độ truyền của sóng điện từ đều nhỏ hơn c

- Một số hiện tượng đặc trưng của sóng điện từ là: phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ

Lưu ý: Khi truyền qua các môi trường khác nhau, tần số và chu kì của sóng ddienj từ không thay đổi

2. Thang sóng điện từ

- Thang sóng điện từ cho biết dải bước sóng và dải tần số ứng với các loại bức xạ khác nhau

Lý thuyết Sóng điện từ (Chân trời sáng tạo 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 2)

Sơ đồ tư duy về “Sóng điện từ”

Lý thuyết Sóng điện từ (Chân trời sáng tạo 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 1)

B. Trắc nghiệm Sóng điện từ

Câu 1. Nội dung nào sau đây tóm tắt đúng đặc điểm của sóng điện từ, tính từ sóng vô tuyến đến tia γ trong thang của sóng điện từ?

Tần số       Bước sóng    Tốc độ trong chân không

A. tăng dần    giảm dần   giảm dần

B. giảm dần    tăng dần    tăng dần

C. tăng dần    giảm dần    không đổi

D. giảm dần    tăng dần    không đổi

Tính từ sóng vô tuyến đến tia γ thì bước sóng giảm dần, tần số tăng dần, tốc độ trong chân không là như nhau.

Đáp án đúng là C

Câu 2. Theo thứ tự bước sóng tăng dần thì sắp xếp nào dưới đây là đúng?

A. Vi sóng, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X.

B. Tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, vi sóng.

C. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, vi sóng, tia X.

D. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, vi sóng, tia X.

Bước sóng tăng dần: Tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, vi sóng.

Đáp án đúng là B

Câu 3. Một sóng vô tuyến có tần số 108Hz được truyền trong không trung với tốc độ 3.108m/s. Bước sóng của sóng đó là

A. 1,5 m.

B. 3 m.

C. 0,33 m.

D. 0,16 m.

Bước sóng λ=3.108108=3m

Đáp án đúng là B

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

A. Tất cả các sóng điện từ đều truyền trong chân không với tốc độ như nhau.

B. Sóng điện từ đều là sóng ngang.

C. Chúng đều tuân theo các quy luật phản xạ, khúc xạ.

D. Khi truyền từ không khí vào nước thì tần số, bước sóng và tốc độ của các sóng điện từ đều giảm.

Khi truyền từ môi trường này sang môi trường kia tần số không đổi.

Đáp án đúng là D

Câu 5. Sóng điện từ có bước sóng nào dưới đây thuộc về tia hồng ngoại?

A. 7.102m.

B. 7.106m.

C. 7.109m.

D. 7.1012m.

Tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?

A. Sóng điện từ là sóng dọc, truyền được trong chân không.

B. Sóng điện từ là sóng ngang, truyền được trong chân không.

C. Sóng điện từ là sóng dọc, không truyền được trong chân không.

D. Sóng điện từ là sóng ngang, không truyền được trong chân không.

Sóng điện từ là sóng ngang, truyền được trong chân không.

Đáp án đúng là B

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không chính xác khi nói về sóng điện từ?

A. Sóng điện từ mang năng lượng.

B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn so với bước sóng của tia tử ngoại.

C. Sóng điện từ là sóng ngang.

D. Tia X (tia Roëntgen) là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn so với bước sóng của ánh sáng nhìn thấy.

Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng lớn hơn so với bước sóng của tia tử ngoại.

Đáp án đúng là B

Câu 8: Sóng điện từ khi truyền từ không khí vào nước thì

A. tốc độ truyền sóng tăng, bước sóng giảm.

B. tốc độ truyền sóng giảm, bước sóng tăng.

C. tốc độ truyền sóng và bước sóng đều tăng.

D. tốc độ truyền sóng và bước sóng đều giảm.

Khi sóng điện từ truyền từ không khi vào nước thì tốc độ truyền sóng giảm, trong khi tần số không đổi nên bước sóng cũng giảm.

Đáp án đúng là D

Câu 9: Phát biểu nào dưới đây là không chính xác khi nói về sóng điện từ?

A. Trong quá trình truyền sóng, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn cùng phương.

B. Sóng điện từ truyền được trong môi trường vật chất và trong chân không.

C. Trong chân không, sóng điện từ lan truyền với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng.

D. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.

Vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ có phương vuông góc với nhau.

Đáp án đúng là A

Câu 10: Một sóng điện từ truyền theo phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên theo chiều dương của trục Oz. Tại một thời điểm xác định, vectơ cường độ điện trường hướng theo chiều dương của trục Oy. Vectơ cường độ từ trường

A. hướng ngược chiều dương của trục Oz.

B. hướng theo chiều dương của trục Ox.

C. hướng ngược chiều dương của trục Ox.

D. hướng ngược chiều dương của trục Oy.

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 7 (có đáp án): Sóng điện từ

Các vectơ E,B và phương truyền sóng tạo thành một tam diện vuông thuận.

Đáp án đúng là C

Câu 11. Sóng vô tuyến truyền trong không trung với tốc độ 3108m/s. Một đài phát sóng radio có tần số 106Hz. Bước sóng của sóng radio này là

A. 300 m.

B. 150 m.

C. 0,30 m.

D. 0,15 m.

Bước sóng λ=3.108106=300m

Đáp án đúng là A

Câu 12. Một sóng ánh sáng có bước sóng λ1 và tốc độ v1 khi truyền trong chân không. Khi đi vào trong tấm thuỷ tinh có bước sóng λ2 và tốc độ v2. Biểu thức nào dưới đây biểu diễn đúng mối liên hệ giữa v1 với λ1,λ2  v2 ?

A. v2=λ1λ2v1.

B. v2=λ2λ1v1.

C. v2=λ2λ1v1.

D. v2=λ2λ1v1.

Khi truyền từ môi trường này sang môi trường kia tần số không đổi.

v1λ1=v2λ2v2=v1λ2λ1

Đáp án đúng là B

1 129 lượt xem