50 câu Trắc nghiệm Chủ thể của nền kinh tế (có đáp án 2024) – KTPL 10 Kết nối tri thức

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm KTPL 10 (có đáp án) Bài 2: Chủ thể của nền kinh tế đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 10 Bài 2.

1 120 lượt xem


Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 1: Các chủ thể của nền kinh tế

Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 1: Các chủ thể của nền kinh tế

Câu 1. Mục đích cuối cùng mà chủ thể sản xuất hướng đến là

A. vốn.

B. lợi nhuận.

C. uy tín.

D. thị trường.

Đáp án đúng là: B

Mục đích cuối cùng mà chủ thể sản xuất hướng đến là lợi nhuận.

Câu 2. Đối tượng nào sau đây được coi là chủ thể sản xuất?

A. Công nhân đóng hàng.

B. Người phụ nữ đi chợ.

C. Chú bé đang chơi đùa.

D. Mẹ đang nấu cơm tối.

Đáp án đúng là: A

Công nhân đóng hàng được coi là chủ thể sản xuất.

Câu 3. Chủ thể sản xuất gồm các nhà đầu tư, sản xuất và

A. kinh doanh.

B. phân phối.

C. tiêu dùng.

D. sử dụng.

Đáp án đúng là: A

Chủ thể sản xuất gồm các nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Câu 4. Phương án nào sau đây là vai trò của chủ thể sản xuất?

A. Phân phối hàng hóa sao cho phù hợp để thu lợi nhuận cao.

B. Sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận.

C. Mang hàng hóa đến với người tiêu dùng một cách thuận lợi nhất.

D. Thu gom các nguyên vật liệu để sản xuất ra nhiều hàng hóa.

Đáp án đúng là: B

Chủ thể sản xuất có vai trò: sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận.

Câu 5. Người mua hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất được gọi là

A. chủ thể phân phối.

B. chủ thể sản xuất.

C. chủ thể kinh doanh.

D. chủ thể kinh tế.

Đáp án đúng là: B

Chủ thể tiêu dùng là người mua hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất,...

Câu 6. Những người tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế được gọi là

A. chủ thể của nền kinh tế.

B. người kinh doanh.

C. chủ thể sản xuất.

D. người tiêu dùng.

Đáp án đúng là: A

Những người tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế được gọi là chủ thể của nền kinh tế.

Câu 7. Có bao nhiêu loại chủ thể kinh tế?

A. Hai.

B. Ba.

C. Bốn.

D. Năm.

Đáp án đúng là: C

Có bốn loại chủ thể kinh tế bao gồm: chủ thể sản xuất, chủ thể tiêu dùng, chủ thể trung gian và Nhà nước.

Câu 8. Các chủ thể của nền kinh tế không chỉ thực hiện tốt vai trò trong lĩnh vực kinh tế mình tham gia mà còn đóng góp như thế nào đến nền kinh tế - xã hội của đất nước?

A. Tạo sự ổn định, phát triển bền vững.

B. Kìm hãm sự phát triển.

C. Khai thác mọi nguồn lực.

D. Vừa kìm hãm vừa thúc đẩy phát triển.

Đáp án đúng là: A

Các chủ thể của nền kinh tế không chỉ thực hiện tốt vai trò trong lĩnh vực kinh tế mình tham gia mà còn đóng góp cho sự ổn định, phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước.

Câu 9. Những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là

A. chủ thể tiêu dùng.

B. chủ thể sản xuất.

C. chủ thể trung gian.

D. Nhà nước.

Đáp án đúng là: B

Những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là chủ thể sản xuất.

Câu 10. Chủ thể sản xuất không bao gồm các nhà

A. đầu tư.

B. sản xuất.

C. kinh doanh.

D. tiêu dùng.

Đáp án đúng là: D

Chủ thể sản xuất không bao gồm các nhà tiêu dùng.

Câu 11. Chủ thể tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của sản xuất?

A. Định hướng, tạo động lực.

B. Kìm hãm sự phát triển.

C. Thu hút nguồn nhân lực.

D. Chỉ đạo hướng phát triển.

Đáp án đúng là: A

Chủ thể tiêu dùng có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

Câu 12. Chủ thể nào dưới đây đang thực hiện hoạt động tiêu dùng?

A. Bà M đi chợ bán cá.

B. Chị K mang hoa đi bán.

C. Q mua đồ dùng học tập.

D. Ông T đang gặt lúa.

Đáp án đúng là: C

Q mua đồ dùng học tập là đang thực hiện hoạt động tiêu dùng, bởi vì Q là người mua hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất,...

Câu 13. Chủ thể nào dưới đây đang không thực hiện hoạt động tiêu dùng?

A. Chị P mua xe máy.

B. Anh V mời bạn bè ăn nhà hàng.

C. Chị E mang rau ra chợ bán.

D. Bà K mua thuốc cảm cúm.

Đáp án đúng là: C

Chị E mang rau ra chợ bán không phải là hoạt động tiêu dùng mà là hoạt động phân phối, trao đổi.

Câu 14. Chủ thể nào dưới đây đang thực hiện chức năng làm chủ thể trung gian?

A. Anh P nhận chị T vào làm việc cho công ty mình.

B. Chị M giới thiệu chị N làm việc cho doanh nghiệp X.

C. Ông Q mang gà ra chợ để bán.

D. Anh K xin làm cho một công ty tư nhân.

Đáp án đúng là: B

Chị M giới thiệu chị N làm việc cho doanh nghiệp X, như vậy chị M là cầu nối trung gian giữa người sử dụng lao động và người lao động nên được gọi là chủ thể trung gian.

Câu 15. Nghe tin thương hiệu thời trang X đang có chương trình giảm giá, V rủ T đến đó mua sắm trong khi tủ đồ của V còn rất nhiều đồ chưa dùng đến. Lúc mua sắm, V lựa Đáp án đúng là: Cho mình rất nhiều quần áo, phụ kiện trong khi T chỉ lựa chọn những thứ cần thiết. Trong trường hợp này, nếu là T em sẽ lựa chọn phương án ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?

A. A dua theo V mua thật nhiều đồ.

B. Mặc kệ T, bản thân chỉ mua đồ dùng cần thiết.

C. Khuyên V chỉ nên mua đủ dùng, không nên lãng phí.

D. Nói với V là người tiêu dùng kém thông minh.

Đáp án đúng là: C

Trong trường hợp này, nếu là T em nên khuyên V chỉ nên mua đủ dùng, không nên lãng phí.

Câu 16. Những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ và thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là gì?

A. Chủ thể sản xuất.

B. Chủ thể tiêu dùng.

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể nhà nước.

Đáp án đúng là: A

Theo phần 1, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 KNTT, chủ thể sản xuất là những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ và thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

Câu 17. Một trong những trách nhiệm của chủ thể sản xuất là

A. cung cấp thông tin trong các quan hệ mua - bản, sản xuất - tiêu dùng.

B. cung cấp những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội.

C. có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

D. cung cấp những hàng hoá, dịch vụ.

Đáp án đúng là: B

Chủ thể sản xuất sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận và phải có trách nhiệm cung cấp những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội. Vậy đáp án đầy đủ nhất là B.

Câu 18. Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì trong việc phát triển sản xuất?

A. tác động.

B. chi phối.

C. định hướng, tạo động lực.

D. quyết định.

Đáp án đúng là: C

Chủ thể tiêu dùng có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển. 

Câu 19. Việc lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa thân thiện với môi trường, không sử dụng những sản phẩm chế biến từ động vật hoang dã, sản phẩm của những doanh nghiệp gây ô nhiễm, tàn phá môi trường, gây độc hại đến sức khỏe con người thể hiện nội dung gì của chủ thể tiêu dùng?

A. Khái niệm.

B. Bản chất.

C. Vai trò.

D. Trách nhiệm.

Đáp án đúng là: D

Chủ thể tiêu dùng có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội, vì vậy việc lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa thân thiện với môi trường, không sử dụng những sản phẩm chế biến từ động vật hoang dã,...là những việc làm thể hiện nội dung trách nhiệm của chủ thể tiêu dùng.

Câu 20. Công ty môi giới việc làm B lựa chọn hồ sơ những người đăng kí để gửi cho các doanh nghiệp, cửa hàng cần người làm việc phù hợp với thông tin trên hồ sơ. Trong trường hợp này, công ty B đang đóng vai trò chủ thể nào của nền kinh tế?

A. Chủ thể sản xuất.

B. Chủ thể trung gian.

C. Chủ thể tiêu dùng.

D. Chủ thể nhà nước.

Đáp án đúng là: B

Môi giới việc làm là nơi trung gian giữa người cần việc và người có nhu cầu thuê mướn, giúp việc tìm kiếm việc làm và tuyển dụng nhanh chóng, hiệu quả. Vì vậy, trong trường hợp trên, công ty B đang đóng vai trò là chủ thể trung gian.

Câu 21. Việc các nhà phân phối hàng hóa mua, trữ hàng và bán lại cho các đại lí hoặc nhà bán lẻ giúp lưu thông hàng hóa hiệu quả thể hiện đặc điểm của chủ thể nào trong nền kinh tế?

A. Chủ thể nhà nước.

B. Chủ thể tiêu dùng.

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể sản xuất.

Đáp án đúng là: C

Chủ thể trung gian là các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Các nhà phân phối hàng hóa mua, trữ hàng và bán lại cho các đại lí hoặc nhà bán lẻ là chủ thể trung gian vì làm cầu nối giữa nơi sản xuất và người tiêu dùng.

Câu 22. Chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước có vai trò quản nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế được gọi là gì?

A. Chủ thể nhà nước.

B. Chủ thể tiêu dùng.

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể sản xuất.

Đáp án đúng là: A

Theo phần 4, Bài 2, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 KNTT, chủ thể nhà nước là chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước có vai trò quản nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế.

Câu 23. Nội dung nào dưới đây không phải chức năng quản lí nhà nước về kinh tế?

A. Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực.

B. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội cho sự phát triển kinh tế.

C. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với lợi ích cá nhân, tổ chức.

D. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đáp án đúng là: C

Nội dung chức năng quản lí nhà nước về kinh tế thể hiện qua việc:

- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội cho sự phát triển kinh tế.

- Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực.

- Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 24. Chị C là nội trợ thường xuyên đi siêu thị để mua thực phẩm và các đồ gia dụng trong nhà. Trong trường hợp này chi C đóng vai trò là chủ thể gì của nền kinh tế?

A. Chủ thể sản xuất.

B. Chủ thể tiêu dùng.

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể nhà nước.

Đáp án đúng là: B

Chủ thể tiêu dùng là người mua hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất. Vậy chị C là chủ thể tiêu dùng vì thường xuyên đi siêu thị để mua thực phẩm và các đồ gia dụng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình.

Câu 25. Anh T là chủ của một công ty chuyên sản xuất giày dép, hằng ngày anh đến công ty giám sát và hướng dẫn nhân viên cách làm ra sản phẩm chuẩn. Sản phẩm của công ty anh T được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Trong trường hợp trên, anh T tham gia vào nền kinh tế với vai trò là chủ thể gì?

A. Chủ thể nhà nước.

B. Chủ thể sản xuất.

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể tiêu dùng.

Đáp án đúng là: B

Chủ thể sản xuất là những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ và thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Vậy Anh T là chủ thể sản xuất vì cung cấp sản phẩm là giày dép cho người tiêu dùng

Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 1: Các chủ thể của nền kinh tế

1. Chủ thể sản xuất.

- Chủ thể sản xuất là những người sản xuất cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chủ thể sản xuất gồm các nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

- Chủ thể sản xuất có vai trò: sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Họ không chỉ thoả mãn nhu cầu hiện tại của xã hội mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn. Vì vậy, chủ thể sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hoá nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất bằng cách nào để đạt hiệu quả. Chủ thể sản xuất còn phài có trách nhiệm đối với con người - cung cấp những hàng hóa, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật Kết nối tri thức

Công nhân sản xuất sản phẩm may mặc

2. Chủ thể tiêu dùng

- Chủ thể tiêu dùng là người mua hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất,...

- Chủ thể tiêu dùng có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật Kết nối tri thức

Người dân tiêu dùng sản phẩm

3. Chủ thể trung gian

- Các chủ thể trung gian là các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường (như: các thương nhân chuyên phân phối hàng hoá, nhà môi giới chứng khoán, môi giới bất động sản, giới thiệu việc làm,...).

- Họ có vai trò ngày càng quan trọng, là cầu nối, cung cấp thông tin trong các quan hệ mua - bán, sản xuất - tiêu dùng,... giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả hơn.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật Kết nối tri thức

4. Chủ thể nhà nước

- Là chủ thể trong nển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước có vai trò quản lí nền kinh tế thống qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế:

+ Nhà nước tạo môi trường pháp lí thuận lợi và đảm bảo ổn định chính trị - xã hội cho sự phát triền kinh tế.

+ Nhà nước tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế phát triển theo mục tiêu; xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất, kết cấu hạ tầng xã hội, phát triển và kinh doanh những dịch vụ công cộng như bảo đảm an ninh, quốc phòng, tài chính, tín dụng, năng lượng, giao thông, viễn thông,...; khắc phục những bất ổn trong nền kinh tế như khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát,...

+ Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật Kết nối tri thức

1 120 lượt xem