50 câu Trắc nghiệm Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân (có đáp án 2024) – KTPL 10 Kết nối tri thức
Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm KTPL 10 (có đáp án) Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 10 Bài 22.
Nội dung bài viết
Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Câu 1. Cơ cấu Tòa án quân sự bao gồm những cơ quan nào?
A. Tòa án quân sự trung ương.
B. Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
C. Tòa án quân sự khu vực.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Cơ cấu Tòa án quân sự gồm: Tòa án quân sự trung ương => Tòa án quân sự quân khu và tương đương => Tòa án quân sự khu vực.
Câu 2. Viện kiểm sát nhân dân có mấy chức năng chính?
A. Hai.
B. Ba.
C. Bốn.
D. Năm.
Đáp án đúng là: A
Viện kiểm sát nhân dân có hai chức năng chính là:
- Chức năng thực hành quyền công tố
- Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp
Câu 3. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm những cơ quan nào sau đây?
A. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
B. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
C. Viện kiểm sát quân sự.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự.
Câu 4. Tất cả các Viện kiểm sát do ai lãnh đạo?
A. Chủ tịch nước.
B. Viện trưởng.
C. Quốc hội.
D. Chính phủ.
Đáp án đúng là: B
Cơ cấu tổ chức các Viện kiểm sát do luật định, tuy nhiên tất cả các Viện kiểm sát đều do Viện trưởng lãnh đạo. Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Câu 5. Tòa án nhân dân được tổ chức ở cấp nào?
A. được tổ chức ở bốn cấp: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp xã
B. được tổ chức ở hai cấp: Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh
C. được tổ chức ở ba cấp: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện
D. được tổ chức ở hai cấp: Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện
Đáp án đúng là: C
Tòa án nhân dân được tổ chức ở ở ba cấp: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện.
Câu 6. Từ ngày 1-10-2020 đến ngày 30-9-2021, các Tòa án của nước ta đã xét xử được nhiều vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình. Điều này thể hiện vai trò gì của Tòa án nhân dân?
A. Thực hiện quyền tư pháp để bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
C. Góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốC.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Nội dung trên thể hiện vai trò của Tòa án nhân dân trong việc thực hiện quyền tư pháp để bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Câu 7. Cơ quan nào của nước ta thực hiện quyền tư pháp?
A. Quốc hội.
B. Tòa án nhân dân.
C. Chính phủ.
D. Ủy ban nhân dân.
Đáp án đúng là: B
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đặc điểm hoạt động của Tòa án nhân dân?
A. Tòa án nhân dân xét xử công khai.
B. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
C. Tòa án nhân dân có thể xét xử kín khi cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc
D. Tòa án nhân dân xét xử theo ý kiến của nhân dân.
Đáp án đúng là: D
Hoạt động của tòa án:
- Tòa án nhân dân xét xử công khai.
- Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.
- Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
Câu 9. Nội dung nào thể hiện đặc điểm hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân?
A. Khởi tố bị can.
B. Truy tố bị can ra trước Tòa án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội.
C. Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà bằng cách công bố bản cáo trạng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát bao gồm:
+ Khởi tố bị can (để có được quyết định khởi tố bị can, cơ quan công tổ phải khởi tố vụ án và điều tra, xác minh);
+ Truy tố bị can ra trước Tòa án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội;
+ Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên toà sơ thẩm (nếu vụ án bị kháng cáo hoặc khẳng nghị thì có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về kháng cáo, kháng nghị trước phiên toà phúc thẩm).
Câu 10. Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát là gì?
A. Kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp.
B. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
C. Tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết các vụ án.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát:
+ Là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp.
+ Chức năng này được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết các vụ án; thi hành án; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 22: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
1. Tòa án nhân dân
a) Chức năng của Tòa án nhân dân
- Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp Toà án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính để bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Đồng thời, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
- Toà án nhân dân được tổ chức thành:
+ Toà án nhân dân tối cao;
+ Toà án nhân dân cấp cao;
+ Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trục thuộc trung ương.
+ Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
+ Toá án quân sự.
- Mỗi tòa án có một cơ cấu tổ chức riêng được quy định trong luật và được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử.
- Toà án nhân dân xét xử công khai, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Toà án nhân dân có thể xét xử kín.
- Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức).
2. Viện kiểm sát nhân dân
a) Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân
Chức năng thực hành quyền công tố
- Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
- Hoạt động thực hành quyền công tố bao gồm:
+ Khởi tố bị can (để có được quyết định khởi tố bị can, cơ quan công tố phải khởi tố vụ án và điều tra, xác minh);
+ Truy tố bị can ra trước toà án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội;
+ Buộc tội bi cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên toà sơ thẩm (nếu vụ án bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về kháng cáo, kháng nghị trước phiên toà phúc thẩm).
Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp
- Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
- Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm:
+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
+ Viện kiểm sát quân sự
- Cơ cấu tổ chức các Viện kiểm sát do luật định, tuy nhiên tất cả các Viện kiểm sát đều do Viện trưởng lãnh đạo.
- Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.