50 câu Trắc nghiệm Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (có đáp án 2024) – KTPL 10 Cánh diều

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm KTPL 10 (có đáp án) Bài 11: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 10 Bài 11.

1 541 lượt xem


Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 11: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 11: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu 1. Hệ thống chính trị Việt Nam có các đặc điểm nào sau đây?

A. Do duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

B. Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

C. Bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Hệ thống chính trị Việt Nam có các đặc điểm: Do duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; được xây dựng trên nền tảng lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.

Câu 2. Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước thuộc về ai?

A. Nhân dân.

B. Chính phủ.

C. Quốc hội.

D. Chủ tịch nước.

Đáp án đúng là: A

Hiến pháp năm 2013 cũng đã khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Ðiều 2).

Câu 3. Quốc hội có mấy chức năng chính?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: B

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một cơ quan thực hiện quyền lập pháp quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan này có ba chức năng chính là:

- Lập hiến, lập pháp

- Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước

- Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.

Câu 4. Các thành tố của hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó hữu cơ, bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Câu 5. Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nào?

A. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo tính pháp quyền.

B. Đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.

C. Đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoạt động dựa trên các nguyên tắc: đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; đảm bảo tính pháp quyền; đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách; đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Câu 6. Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo mấy nguyên tắc cơ bản?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: B

Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc ba nguyên tắc cơ bản là tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách nhằm đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Câu 7. Học sinh có trách nhiệm gì trong xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị?

A. Tìm hiểu về hệ thống chính trị của nước mình.

B. Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, đặc điểm của hệ thống chính trị.

C. Có những hành vi ứng xử có ích cho đất nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Học sinh có trách nhiệm tìm hiểu về hệ thống chính trị của nước mình, từ đó hiểu về cơ cấu tổ chức, đặc điểm của hệ thống chính trị và có những hành vi ứng xử, việc làm phù hợp, có ích cho đất nước.

Câu 8. Ý kiến nào sau đây chưa đúng khi nói về hệ thống chính trị ở Việt Nam?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nhà nước.

B. Quyền lực của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về Nhân dân lao động.

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức giữ vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị.

D. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước giữ vai trò quản lí xã hội.

Đáp án đúng là: C

Ý kiến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức giữ vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị chưa đúng khi nói về hệ thống chính trị nước ta vì giữ vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị Việt Nam có cả Đảng Cộng sản, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu 9. Tổ chức nào dưới đây nằm trong hệ thống chính trị nước ta?

A. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

B. Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

C. Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đều thuộc hệ thống chính trị nước ta.

Câu 10. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị là gì?

A. Là hạt nhân của hệ thống chính trị.

B. Vừa là người lãnh đạo vừa là thành viên trong hệ thống chính trị của Việt Nam.

C. Là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị:

- Là hạt nhân của hệ thống chính trị, vừa là người lãnh đạo vừa là thành viên trong hệ thống chính trị của Việt Nam.

- Là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 11: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Cấu trúc của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a) Các thành tố của hệ thống chính trị ở Việt Nam

- Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó hữu cơ, bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 11: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Kinh tế Pháp luật 10

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 11: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Kinh tế Pháp luật 10

Cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam

Biểu tượng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

b) Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam

- Hệ thống chính trị Việt nam có đặc điểm:

+ Do duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo;

+ Được xây dựng trên nên tảng lí luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh;

+ Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ;

+ Đảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.

2. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoạt động dựa trên các nguyên tắc:

+ Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

ly-thuyet-bai-11-he-thong-chinh-tri-nuoc-cong-hoa-xa-hoi-157526.PNG

Nhân dân tham gia bầu cử để bầu ra các đại biểu của mình vào bộ máy nhà nước

+ Đảm bảo tính pháp quyền;

+ Đảm bảo tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách;

+ Đảm bảo quyền lực nhà nước là tập trung thống nhất, không phân chia, nhưng có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

1 541 lượt xem