50 câu Trắc nghiệm Thực hiện pháp luật (có đáp án 2024) – KTPL 10 Cánh diều

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm KTPL 10 (có đáp án) Bài 21: Thực hiện pháp luật đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 10 Bài 21.

1 89 lượt xem


Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 21: Thực hiện pháp luật

Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 21: Thực hiện pháp luật

Câu11. Trường hợp nào sau đây chưa thực hiện pháp luật?

A. Công ty M xây dựng hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy trình kỹ thuật môi trường theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

B. Chị Dung chấp hành luật giao thông, vừa an tòan cho bản thân, vừa an tòan cho mọi người đi đường.

C. Ông K xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của ông Q.

D. Tòa án ra quyết định phạt cải tạo không giam giữ đối với đối tượng trộm cắp tài sản.

Đáp án đúng là: C

Trường hợp ông K xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của ông Q là chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền cơ bản của con người. Ông K cần bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.

Câu 2. Thực hiện pháp luật là việc làm thường xuyên của cá nhân, tổ chức, cơ quan được thực hiện theo mấy hình thức?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: C

Thực hiện pháp luật là việc làm thường xuyên của cá nhân, tổ chức, cơ quan, bao gồm bốn hình thức dưới đây:

- Tuân thủ pháp luật

- Thi hành pháp luật

- Sử dụng pháp luật

- Áp dụng pháp luật

Câu 3. Hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật được gọi là gì?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thực hiện pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Vi phạm pháp luật.

Đáp án đúng là: B

Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.

Câu 4. Nội dung nào sau đây là hành vi hợp pháp?

A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.

B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.

C. Không làm những việc mà pháp luật cấm.

D. Cả A,B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Hành vi hợp pháp là hành vi không trái các quy định của pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật, có lợi cho Nhà nước, xã hội và công dân. Đó là hành vi:

+ Làm những việc mà pháp luật cho phép làm;

+ Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm;

+ Không làm những việc mà pháp luật cấm.

Câu 5. Hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật, ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi được gọi là gì?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án đúng là: D

Áp dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật, ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. 

Câu 6. Hình thức thực hiện pháp luật mà các cá nhân, tổ chức kiềm chế, không làm những việc mà pháp luật cấm được gọi là gì?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án đúng là: A

Tuân thủ pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cá nhân, tổ chức kiềm chế, không làm những việc mà pháp luật cấm (xử sự thụ động).

Câu 7. Việc cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm gọi là gì?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án đúng là: B

Thi hành pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm (xử sự tích cực).

Câu 8. Chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình là đặc điểm của hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án đúng là: C

 Sử dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm. Chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình mà không bị ép buộc phải thực hiện.

Câu 9. Để pháp luật thật sự đi vào cuộc sống, mỗi cá nhân, tổ chức cần có trách nhiệm gì?

A. Lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.

B. Thực hiện pháp luật một cách chủ động, tự giác, tích cực.

C. Tuyên truyền khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đi vào đời sống.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Để pháp luật thật sự đi vào cuộc sống, mỗi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể đều phải lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Mỗi tổ chức, cá nhân cần thực hiện pháp luật một cách chủ động, tự giác, tích cực, làm cho khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đi vào đời sống của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân Việt Nam.

Câu 10. Đâu là hành vi thực hiện pháp luật theo hình thức tuân thủ pháp luật?

A. Không sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy.

B. Thực hiện thủ tục cấp Căn cước công dân.

C. Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.

D. Lựa chọn nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc.

Đáp án đúng là: A

Hành vi không sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy là tuân thủ pháp luật vì không làm những việc mà pháp luật cấm. Cụ thể khi tham gia giao thông, người điều khiển xe không được sử dụng điện thoại và tuân thủ theo quy định của pháp luật, tránh trường hợp sai phạm dẫn đến việc bị xử phạt.

B - Sử dụng pháp luật

C - Thi hành pháp luật

D - Sử dụng pháp luật

Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 21: Thực hiện pháp luật

1. Khái niệm thực hiện pháp luật

- Mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức mà phù hợp với quy định của pháp luật đểu được coi là hành vi hợp pháp, là biểu hiện của việc thực hiện pháp luật.

- Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 21: Thực hiện pháp luật | Kinh tế Pháp luật 10

Tuân thủ nghiêm túc luật giao thông đường bộ

- Hành vi hợp pháp là hành vi không trải các quy định của pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật, có lợi cho Nhà nước, xã hội và công dân. Đó là hành vi:

+ Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.

+ Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.

+ Không làm những việc mà pháp luật cấm.

2. Các hình thức thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là việc làm thường xuyên của cá nhân, tổ chức, cơ quan, bao gồm bốn hình thức dưới đây:

- Tuân thủ pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cá nhân, tổ chức kiềm chế, không làm những việc mà pháp luật cấm (xử sự thụ động).

- Thi hành pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm (xử sự tích cực).

- Sử dụng pháp luật:

+ Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.

+ Đặc điểm của hình thức sử dụng pháp luật chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình mà không bị ép buộc phải thực hiện.

- Áp dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật, ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Đó là các trường hợp:

+ Các quyền và nghĩa vụ của công dân phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt thông qua một văn bản, quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan, công chức có thẩm quyền.

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định áp dụng pháp luật bằng hình thức xử lý người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức.

3. Công dân thực hiện pháp luật trong cuộc sống

- Pháp luật được Nhà nước ban hành để Nhà nước quản lí xã hội, để bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của công dân

- Nếu pháp luật được ban hành nhưng không được các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng thì pháp luật sẽ chỉ tồn tại trên giấy, Nhà nước không quản lý được xã hội, công dân không thể thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Để pháp luật thật sự đi vào cuộc sống, mỗi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể đểu phải lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Mỗi tổ chức, cá nhân cần thực hiện pháp luật một cách chủ động, tự giác, tích cực, làm cho khẩu hiệu “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đi vào đời sống của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân Việt Nam.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 21: Thực hiện pháp luật | Kinh tế Pháp luật 10

1 89 lượt xem