50 câu Trắc nghiệm Lịch sử 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Đế quốc Mô-gôn có đáp án

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 (có đáp án) Bài 10: Đế quốc Mô-gôn đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 10.

1 87 lượt xem


Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 10: Đế quốc Mô-gôn

Phần 1. Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 10: Đế quốc Mô-gôn

Câu 1. Công trình kiến trúc nổi tiếng dưới thời kì vương triều Mô-gôn là

A. lăng mộ Ta-giơ Ma-han.

B. chùa hang A-gian-ta.

C. bảo tháp San-chi.

D. tháp Hồi giáo Ku-túp Mi-na.

Đáp án đúng là: A

Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng gắn với các trung tâm chính trị như Thành Đỏ ở A-gra, Thành Đỏ ở La Ki-la (La Qila) ở Đê-li. Đặc biệt, công trình kiến trúc lăng mộ Ta-giơ Ma-han (A-gra), một kiệt tác nghệ thuật. (SGK - Trang 41)

Câu 2. Tác phẩm chính của nhà thơ Tun-xi Đa-xơ là

A. sử thi Ma-ha-bha-ra-ta.

B. sử thi Ra-ma-ya-na.

C. vở kịch Sơ-cun-tơ-la.

D. trường ca Ra-ma-chi-ri-ta Ma-na-sa.

Đáp án đúng là: D

Thời của A-cơ-ba là thời kì phát triển của văn hào và thi ca Ấn Độ, trong đó nổi tiếng nhất là nhà thơ Tun-xi Đa-xơ (Tulasidasa). Tác phẩm chính của ông là trường ca Ra-ma-chi-ri-ta Ma-na-sa (Các câu chuyện về thần Ra-ma) (SGK - Trang 40)

Câu 3. Những chính sách cải cách chính trị của vua A-cơ-ba có tác dụng như thế nào?

A. Chính trị Ấn Độ ổn định, quyền lực nhà vua được củng cố.

B. Văn hóa phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu đỉnh cao.

C. Xã hội Ấn Độ ổn định trên cơ sở dung hòa sắc tộc.

D. Xã hội ổn định, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

Đáp án đúng là: A

Những chính sách cải cách chính trị của vua A-cơ-ba đã giúp cho: nền chính trị ổn định, quyền lực của nhà vua được củng cố.

Câu 4. Những chính sách cải cách kinh tế của vua A-cơ-ba có tác dụng như thế nào?

A. Nông nghiệp phát triển, nhưng thủ công nghiệp bị hạn chế.

B. Sản phẩm nông nghiệp đa dạng, kinh tế hàng hóa phát triển.

C. Thương nghiệp kém phát triển, thị trường buôn bán thu hẹp.

D. Mô-gôn trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu châu Á.

Đáp án đúng là: B

Những chính sách cải cách kinh tế của vua A-cơ-ba đã giúp cho: sản phẩm nông nghiệp đa dạng, kinh tế hàng hóa phát triển (SGK - Trang 39)

Câu 5. Những chính sách cải cách xã hội của vua A-cơ-ba có tác dụng như thế nào?

A. Chế độ đẳng cấp bị xóa bỏ hoàn toàn, xã hội ổn định.

B. Xã hội Ấn Độ xuất hiện nhiều bất ổn, mâu thuẫn, rạn nứt.

C. Xã hội ổn định trên cơ sở dung hòa các tôn giáo và tộc người.

D. Mâu thuẫn tôn giáo và sắc tộc trong xã hội ngày càng gay gắt.

Đáp án đúng là: C

Những chính sách cải cách xã hội của vua A-cơ-ba đã giúp cho: xã hội ổn định (trên cơ sở dung hòa các tôn giáo và tộc người).

Câu 6. Vị vua nào đã đưa đế quốc Mô-gôn bước vào giai đoạn phát triển thịnh trị nhất?

A. Vua A-sô-ka.

B. Vua A-cơ-ba.

C. Vua Gia-han-ghi-a.

D. Vua Sa Gia-han.

Đáp án đúng là: B

Năm 1556, Hoàng đế A-cơ-ba (1542 - 1605) lên nắm quyền, nỗ lực thống nhất Ấn Độ bằng các cuộc chinh phạt, đưa đế quốc Mô-gôn bước vào giai đoạn thịnh trị nhất (SGK - Trang 39)

Câu 7. Hoàng đế A-cơ-ba đã thống nhất lãnh thổ Ấn Độ thông qua con đường

A. truyền bá văn hóa.

B. đàm phán ngoại giao.

C. di dân, khẩn hoang.

D. chiến tranh chinh phạt.

Đáp án đúng là: D

Năm 1556, Hoàng đế A-cơ-ba (1542 - 1605) lên nắm quyền, nỗ lực thống nhất Ấn Độ bằng các cuộc chinh phạt, đưa đế quốc Mô-gôn bước vào giai đoạn thịnh trị nhất (SGK - Trang 39)

Câu 8. Nhà thơ nổi tiếng nhất dưới thời vương triều Mô-gôn là

A. Tun-xi Đa-xơ.

B. Ca-li-đa-sa.

C. A-cơ-ba.

D. Kabir.

Đáp án đúng là: A

Thời của A-cơ-ba là thời kì phát triển của văn hào và thi ca Ấn Độ, trong đó nổi tiếng nhất là nhà thơ Tun-xi Đa-xơ (Tulisidasa) (SGK - Trang 41)

Câu 9. Vương triều Hồi giáo Mô-gôn được thành bởi bộ phận

A. người Ấn Độ.

B. người Ả-rập ở Tây Á.

C. người Mông Cổ ở Trung Á.

D. người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ.

Đáp án đúng là: C

Đầu thế kỉ XVI, một bộ phận người Mông Cổ ở Trung Á đã tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều Đê-li và lập nên vương triều Hồi giáo Mô-gôn (SGK - Trang 39)

Câu 10. Vua A-cơ-ba đã thực hiện chính sách cải cách nào trên lĩnh vực xã hội?

A. Quy định người không theo Hồi giáo phải nộp thuế ngoại đạo.

B. Khuyến khích giới quý tộc Mông Cổ bóc lột, đàn áp người dân.

C. Phân biệt sắc tộc, tôn giáo; giành nhiều đặc quyền cho người Hồi giáo.

D. Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở dung hòa các tôn giáo, tộc người.

Đáp án đúng là: D

- Chính sách cải cách của vua A-cơ-ba trên lĩnh vực xã hội:

+ Khuyến khích quý tộc Mông Cổ kết than với người Ấn;

+ Bãi bỏ thuế thân đánh vào người không theo Hồi giáo.

+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở dung hòa các tôn giáo, tộc người.

Câu 11. Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Ấn Độ thời Mô-gôn?

A. Lăng Ta-giơ Ma-han.

B. Chùa hang A-gian-ta.

C. Thành Đỏ ở A-gar.

D. Thành Đỏ ở La Ki-la.

Đáp án đúng là: B

- Chùa hang A-gian-ta được xây dựng từ thời cổ đại và hoàn thiện dưới thời Vương triều Gúp-ta.

Câu 12. Vương triều Hồi giáo Mô-gôn được thành lập sau khi

A. lật đổ vương triều Gúp-ta.

B. lật đổ vương triều Đê-li.

C. giành lại độc lập từ tay thực dân Anh.

D. thống nhất được miền Nam Ấn Độ.

Đáp án đúng là: B

Đầu thế kỉ XVI, một bộ phận người Mông Cổ ở Trung Á đã tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều Đê-li và lập nên vương triều Hồi giáo Mô-gôn (SGK - Trang 39)

Câu 13. Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn đều

A. là những vương triều ngoại tộc theo đạo Hồi.

B. thực hiện chính sách phân biệt sắc tộc, tôn giáo.

C. thực hiện chính sách dung hòa các tôn giáo, tộc người.

D. là các vương triều phong kiến bản địa ở miền Bắc Ấn Độ.

Đáp án đúng là: A

- Vương triều Đê-li do người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì lập nên.

- Vương triều Mô-gôn do một bộ phận người Hồi giáo gốc Mông Cổ lập nên.

=> Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn đều là những vương triều ngoại tộc theo đạo Hồi.

Câu 14. So với vương triều Mô-gôn, vương triều Gúp-ta có điểm gì khác biệt?

A. Do một bộ phận người Hồi giáo gốc Mông Cổ lập nên.

B. Kiểm soát được toàn bộ miền Bắc và miền Nam Ấn Độ.

C. Do một bộ phận người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì lập nên.

D. Là vương triều phong kiến bản địa ở miền Bắc Ấn Độ.

Đáp án đúng là: D

- So với vương triều Mô-gôn, vương triều Gúp-ta có điểm khác biệt là: vương triều phong kiến bản địa ở miền Bắc Ấn Độ.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cải cách của vua A-cơ-ba trên lĩnh vực chính trị?

A. Xây dựng luật pháp nghiêm minh.

B. Tham khảo các bộ luật cổ truyền của Ấn Độ.

C. Nhà vua trao quyền tự trị cho các địa phương.

D. Hoàng đế đích thân bổ nhiệm tất cả các quan chức.

Đáp án đúng là: C

- Chính sách cải cách của vua A-cơ-ba trên lĩnh vực chính trị:

+ Hoàng đế đích thân bổ nhiệm tất cả các quan chức, kể cả những vùng xa xôi, hẻo lánh.

+ Xây dựng luật pháp nghiêm minh, tham khảo các bộ luật cổ truyền của Ấn Độ.

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 10: Đế quốc Mô-gôn

1. Sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời đế quốc Mô – gôn

Đầu thế kỉ XVI người Mông Cổ ở Trung Á tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều Đê-li thành lập nên vương triều hồi giáo Mô – Gôn.

- Năm 1556 Hoàng đế A-cơ-ba lên nắm quyền, thống nhất lãnh thổ đưa đế quốc Mô-Gôn bước vào giai đoạn thịnh trị.

Chân dung hoàng đế A-cơ-ba (tranh vẽ)

- A-cơ-ba thực hiện một loạt cải cách trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội sau:

* Về chính trị:

+ Chính sách: Hoàng đế đích thân bổ nhiệm tất cả quan chức, kể cả vùng xa xôi, hẻo lánh; xây dựng luật pháp nghiêm minh, tham khảo luật cổ truyền Ấn Độ

+ Tác dụng: Nền chính trị ổn định, quyền lực A-cơ-ba được cũng cố

* Về kinh tế

+ Chính sách: Đo đạc lại ruộng đất; thống nhất hệ thống cân đong, đo lường và tiền tệ

+ Tác dụng: Sản phẩm nông nghiệp đa dạng. Kinh tế hàng hóa phát triển

* Về xã hội

+ Chính sách: Khuyến khích quý tộc Mông Cổ kết than với người Ấn; bãi bỏ thuế thân đánh vào người theo Hồi giáo. Thực hiện hòa hợp tôn giáo

+ Tác dụng: Xã hội ổn định trên cơ sở dung hòa các tôn giáo và tộc người

2. Thành tựu văn hóa tiêu biểu

- Tôn giáo: Phát triển kinh tế, khuyến khích, thực thi tinh thần khoan dung tôn giáo, hòa hợp dân tộc.

- Văn học:

+ Thời A-cơ-ba là thời kì phát triển văn hào và thơ ca, nổi tiếng là nhà thơ Tun-xi Đa-xơ. Tác phẩm chính của ông là trường ca Ra-ma-cha-ri-ta Ma-na-sa.

+ Trong thời gian trị vì, vua A-cơ-ba cho tập hợp và chép lại các bộ sử thi từ thời cổ đại, xây dựng thư viện khổng lồ với 24.000 cuốn sách.

- Nghệ thuật: Nổi bật là thành tựu về kiến trúc, hội họa

+ Nhiều công trình nổi tiếng như: Thành đỏ A-gra, thành Đỏ La-ki-la ở Đê-li. Đặt biệt là công trình kiến trúc lăng mộ Ta-giơ Ma-han một kiệt tác nghệ thuật.

+ Hội họa miêu tả con người được khuyến khích trong Hoàng tộc. Những bức tranh nhỏ đầy màu sắc, mô tả sự kiện lịch sử, cuộc sống cung đình, tầng lớp quý tộc, hình thành phong cách nghệ thuật hội họa Mô-gôn.

Lăng Ta-giơ Ma-han

1 87 lượt xem