Đề cương ôn tập Địa lí 11 Giữa học kì 2 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)

Sinx.edu.vn biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Địa lí 11 Giữa học kì 2 sách Kết nối tri thức giúp bạn đạt kết quả cao trong bài thi Địa lí 11 Giữa học kì 2.

1 97 lượt xem


Đề cương ôn tập Địa lí 11 Giữa học kì 2 (Kết nối tri thức 2024)

A. Phần lí thuyết

-Trình bày điều kiện tự nhiên của Liên Bang Nga,Nhật Bản.

- Trình bày đặc điểm dân cư của Liên Bang Nga, Nhật Bản.

- Trình bày đặc điểm các ngành kinh tế của của Liên Bang Nga,Nhật Bản.

- Trình bày đặc điểm các ngành kinh tế của liên bang Nga, Nhật Bản.

- Nhận xét bảng số liệu , vẽ biểu đồ .

- Nhận xét , giải thích .

B. Phần bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Mặt hàng xuất khẩu nào sau đây chiếm tỉ lệ cao nhất của Liên bang Nga?

  • A. Nguyên liệu, năng lượng.
  • B. Lương thực và thủy sản.
  • C. Máy móc, hàng tiêu dùng.
  • D. Nhiên liệu và khoáng sản.

Câu 2: Các ngành công nghiệp nào sau đây có điều kiện tài nguyên thuận lợi để phát triển ở phần lãnh thổ phía Tây của nước Nga?

  • A. Chế biến gỗ, khai thác, năng lượng, luyện kim.
  • B. Chế biến gỗ, khai thác, luyện kim, dệt, hóa chất.
  • C. Chế biến gỗ, khai thác, thực phẩm, hóa chất.
  • D. Chế biến gỗ, khai thác, chế tạo máy, hóa chất.

Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư, dân tộc Liên bang Nga?

  • A. Dân số tăng nhanh.
  • B. Có dân số đông.
  • C. Tỉ lệ dân thành thị cao.
  • D. Có nhiều dân tộc.

Câu 4: Các đảo của Nhật Bản từ Nam lên Bắc là

  • A. đảo Hô-cai-đô, đảo Xi-cô-cư, đảo Kiu-xiu, đảo Hôn-su.
  • B. đảo Hôn-su, đảo Kiu-xiu, đảo Hô-cai-đô, đảo Xi-cô-cư.
  • C. đảo Kiu-xiu, đảo Xi-cô-cư, đảo Hôn-su, đảo Hô-cai-đô.
  • D. đảo Xi-cô-cư, đảo Kiu-xiu, đảo Hôn-su, đảo Hô-cai-đô.

Câu 5: Núi Phú Sĩ nằm trên đảo nào dưới đây của Nhật Bản?

  • A. Hô-cai-đô.
  • B. Hôn-su.
  • C. Xi-cô-cư.
  • D. Kiu-xiu.

Câu 6: Các trung tâm công nghiệp Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Cô-bê nằm trên đảo nào sau đây?

 
  • A. Kiu-xiu.
  • B. Xi-cô-cư.
  • C. Hô-cai-đô.
  • D. Hôn-su.

Câu 7: Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có vai trò quan trọng nào sau đây đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản?

  • A. Giải quyết được các nguồn nguyên liệu dư thừa của ngành nông nghiệp.
  • B. Giải quyết được việc làm cho lao động ở nông thôn, tạo thêm thu nhập.
  • C. Phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế phù hợp với điều kiện đất nước.
  • D. Các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu, sản phẩm.

Câu 8: Quốc gia Đông Nam Á nào dưới đây không có đường biên giới với Trung Quốc?

  • A. Việt Nam.
  • B. Lào.
  • C. Mi-an-ma.
  • D. Thái Lan.

Câu 9: Các khoáng sản nổi tiếng ở miền Đông Trung Quốc là

  • A. kim cương, than đá, đồng.
  • B. dầu mỏ, khí tự nhiên, chì.
  • C. than đá, dầu mỏ, quặng sắt.
  • D. than đá, khí tự nhiên, kẽm.

Câu 10: Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

  • A. núi cao và hoang mạc.
  • B. núi thấp và đồng bằng.
  • C. đồng bằng và hoang mạc.
  • D. núi thấp và hoang mạc.

Câu 11: Địa hình miền Tây Trung Quốc có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng và cao nguyên trải dài.
  • B. Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ chạy dọc biên giới phía Tây.
  • C. Địa hình hiểm trở với những dãy núi, sơn nguyên và các bồn địa lớn.
  • D. Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ, nhiều núi thấp.

Câu 12: Nhận xét nào dưới đây đúng về cơ cấu sản phẩm ngành trồng trọt của miền Bắc và miền Nam thuộc lãnh thổ phía đông Trung Quốc?

  • A. Miền Bắc chỉ phát triển cây có nguồn gốc ôn đới, miền Nam chỉ phát triển cây trồng miền nhiệt đới.
  • B. Miền Bắc chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, miền Nam là cây trồng cận nhiệt và ôn đới.
  • C. Miền Bắc chủ yếu là cây trồng nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt, miền Nam chỉ phát triển cây nhiệt đới.
  • D. Miền Bắc cây có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt; miền Nam là cây có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt.

Câu 13: Đặc điểm nổi bật nhất của các xí nghiệp, nhà máy trong quá trình chuyển đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường” ở Trung Quốc là

  • A. được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
  • B. được tự do trao đổi mọi sản phẩm hàng hóa với thị trường trong nước và thế giới.
  • C. được nhận mọi nguồn vốn FDI của nước ngoài và được chia đều trên toàn quốc.
  • D. được nhà nước chủ động đầu tư, hiện đại hóa thiết bị và trang bị vũ khí quân sự.

Câu 14: Cây trồng nào dưới đây chiếm vị trí quan trọng nhất về diện tích và sản lượng ở Trung Quốc?

  • A. Cây công nghiệp.
  • B. Cây ăn quả.
  • C. Cây lương thực.
  • D. Cây thực phẩm.

Câu 15: Sản phẩm nào sau đây không phải phát minh quan trọng của Trung Quốc thời trung đại?

  • A. Thuốc súng.
  • B. Kĩ thuật in.
  • C. Máy hơi nước.
  • D. Kim chỉ nam.

Câu 16: Đặc điểm phân bố dân cư Trung Quốc là

  • A. dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền núi.
  • B. dân cư phân bố đều khắp lãnh thổ, ở mọi dạng địa hình.
  • C. dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Tây.
  • D. dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở miền Đông.

Câu 17: Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do

  • A. một phần diện tích trồng lúa dành cho quần cư.
  • B. diện tích trồng chè, thuốc lá, dâu tằm tăng lên.
  • C. thay đổi thực đơn bữa ăn, hạn chế dùng lúa gạo.
  • D. xu hướng nhập khẩu gạo từ các quốc gia khác.

Câu 18: Sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản không phải là

  • A. tàu biển.
  • B. ô tô.
  • C. rô-bôt.
  • D. xe máy.

Câu 19: Đặc điểm phân bố dân cư của Nhật Bản là

  • A. phân bố không đồng đều, tập trung ở các thành phố ven biển phía Bắc.
  • B. phân bố không đồng đều, tập trung ở các thành phố ven biển phía Nam.
  • C. phân bố không đồng đều, tập trung ở các thành phố ven biển phía Tây.
  • D. phân bố không đồng đều, tập trung ở các thành phố ven biển phía Đông.

Câu 20: Loại khoáng sản nào sau đây của Liên bang Nga đứng đầu thế giới về trữ lượng?

  • A. Than đá.
  • B. Quặng sắt.
  • C. Dầu mỏ.
  • D. Khí tự nhiên.
1 97 lượt xem