Đề cương ôn tập Địa lí 11 Học kì 2 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)

Sinx.edu.vn biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Địa lí 11 Học kì 2 sách Kết nối tri thức giúp bạn đạt kết quả cao trong bài thi Địa lí 11 Học kì 2.

1 130 lượt xem


Đề cương ôn tập Địa lí 11 Học kì 2 (Kết nối tri thức 2024)

I. NỘI DUNG LÝ THUYẾT

1. Kinh tế Liên bang Nga

I. Quá trình phát triển kinh tế

a) Nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc

* Chiến lược kinh tế mới

- Từ năm 2000, Liên bang Nga bước vào thời kì chiến lược mới:

+ Đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng.

+ Xây dựng nền kinh tế thị trường.

+ Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

+ Nâng cao đời sống nhân dân, khôi phục vị trí cường quốc.

* Những thành tựu đạt được sau năm 2000

- Sản lượng kinh tế tăng

- Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 6 thế giới (2019).

- Trả xong các khoản nợ nước ngoài.

 

- Xuất siêu ngày càng tăng.

- Đời sống nhân dân được cải thiện.

- Vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.

- Gia nhập nhóm G8.

* Khó khăn

- Phân hóa giàu nghèo.

- Chảy máu chất xám.

b) Các ngành kinh tế

* Công nghiệp

- Vai trò: Là xương sống của nền kinh tế Nga (chiếm 35,1% trong GDP).

- Cơ cấu: đa dạng.

+ Ngành truyền thống: luyện kim, dệt may, khai thác dầu khí,…

+ Ngành hiện đại: điện tử tin học, công nghiệp vũ trụ,…

- Phân bố: tập trung chủ yếu ở phía tây và phía nam lãnh thổ.

* Nông nghiệp

- Vai trò: cung cấp lương thực - thực phẩm cho con người.

- Cơ cấu:

+ Ngành trồng trọt:

  • Cây lương thực: lúa mì, mạch,… Sản xuất đạt 78,2 triệu tấn.
  • Cây công nghiệp:hướng dương, củ cải đường,…
  • Cây ăn quả: rau quả ôn đới và cận nhiệt.

+ Ngành chăn nuôi và đánh bắt: tương đối phát triển.

- Phân bố: phân bố ở đồng bằng Đông Âu và đồng bằng Tây Xibia.

* Dịch vụ

- Giao thông tương đối phát triển và đủ loại hình

+ Hệ thống đường sắt xuyên Xibia và BAM đóng vai trò quan trọng trong phát triển Đông Xibia.

+ Thủ đô Moscow nổi tiếng với đường hầm điện ngầm.

+ Nhiều hệ thống đường hầm được nâng cấp, mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.

- Kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng, kim ngạch thương mại liên tục tăng, xuất siêu.

 

- Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-pua là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước.

c) Quan hệ Nga - Việt trong bối cảnh quốc tế mới

- Truyền thống, hợp tác trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật,…

- Bình đẳng, mang lại lợi ích cho hai bên.

2. Nhật Bản

a) Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

- Đất nước quần đảo, nằm ở Đông Á.

- Phía Tây giáp biển Nhật Bản. Phía Đông giáp Thái Bình Dương.

- Kéo dài từ Bắc xuống Nam theo hướng vòng cung với 4 đảo lớn: Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư, Kiuxiu và hàng nghìn đảo nhỏ.

* Điều kiện tự nhiên

- Địa hình: chủ yếu là đồi núi ở trung tâm, đồng bằng nhỏ hẹp ven biển → khó khai thác lãnh thổ, diện tích đất nông nghiệp ít.

- Khí hậu: gió mùa, mưa nhiều, thay đổi từ Bắc đến Nam (ôn đới và cận nhiệt đới).

→ Thuận lợi đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, tuy nhiên mùa hạ có mưa to và bão.

- Sông ngòi: ngắn, dốc → phát triển thuỷ điện, giao thông đi lại khó khăn.

- Bờ biển: khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh → xây dựng cảng biển.

- Khoáng sản: nghèo → thiếu nguyên liệu sản xuất, phải nhập khẩu khoáng sản

b) Dân cư

* Dân số:

- Dân số đông: 127,7 triệu người (2005).

- Tốc độ gia tăng dân số hàng năm giảm, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên 0,1% (2005).

- Cơ cấu dân số có xu hướng già đi.

- Dân cư chủ yếu tập trung ở ven biển.

- Đặc điểm: cần cù, làm việc tích cực, ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao.

* Tác động:

- Lao dộng có trình độ cao, đức tính trở thành động lực phát triển kinh tế.

- Thiếu lao động, chi phí phúc lợi xã hội lớn.

c) Tình hình phát triển kinh tế

* Giai đoạn 1950 - 1973:

- Tình hình:

+ Nền kinh tế khôi phục nhanh chóng và phát triển đạt bước nhảy vọt “thần kỳ”.

+ Tốc độ tăng trưởng GDP cao.

- Nguyên nhân:

+ Chú trọng, HĐH, tăng vốn, áp dụng với kĩ thuật mới.

+ Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt.

+ Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng.

* Giai đoạn từ năm 1973 - nay

- Từ năm 1973 - 1980: tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm do khủng hoảng năng lượng.

- Từ năm 1986 - 1990: khôi phục, tăng 5,3 % do điều chỉnh chiến lược kinh tế.

- Từ năm 1991- 2001: nền kinh tế tăng trưởng nhưng không ổn định.

- Hiện nay: đứng thứ 2 trên TG về kinh tế, KH - KT và tài chính.

d) Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế

* Các ngành kinh tế:

- Công nghiệp:

+ Đặc điểm:

  • Đứng thứ 2 trên thế giới sau Hoa Kì.
  • Chiếm vị trí cao trên TG và sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử.

+ Các ngành công nghiệp chính:

  • Công nghiệp chế tạo.
  • Sản xuất điện tử.
  • Xây dựng và công trình công cộng.
  • Dệt.

+ Phân bố: Tập trung cao nhất trên đảo Hônsu. Các trung tâm công nghiệp tập trung yếu ở ven biển, đặc biệt là phía Đông Nam.

- Dịch vụ:

+ Chiếm 68 % giá trị GDP (2004)

+ Thương mại, tài chính:

  • Cường quốc thương mại, tài chính.
  • Đứng thứ 4 trên TG về thương mại.
  • Bạn hàng khắp nơi trên TG, quan trọng nhất: Hoa Kì, TQ, EU, Đông Nam Á.
  • Đứng đầu về FDI và ODA.

+ GTVT biển:

  • Có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 trên TG.
  • Các hải cảng lớn: Côbê, Icôhama, Tôkiô, Ôxaka...

- Nông nghiệp:

+ Đặc điểm:

  • Giữ vai trò thứ yếu (1 % GDP).
  • Đất nông nghiệp ít.
  • Phát triển theo hướng thâm canh.
  • Đánh bắt nuôi trông thuỷ sản được chú trọng.

+ Phân loại:

  • Trồng trọt: lúa gạo, chè, thuốc lá,…
  • Chăn nuôi: bò, lợn, gà,…
  • Đánh bắt hải sản: cá thu, cá ngừ, tôm, cua.
  • Nuôi trông hải sản: tôm, ốc, ngọc trai,…

* Bốn vùng kinh tế gắn với 4 đảo lớn:

- Hônsu.

- Kiuxiu.

- Xicôcư.

- Hôcaiđô.

3. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

a) Tự nhiên - dân cư và xã hội

* Vị trí địa lí và lãnh thổ

- Diện tích: 9,5 triệu km2, lớn thứ 4 thế giới.

- Toạ độ địa lí: 200B - 530B; 730Đ - 1350Đ.

- Tiếp giáp:

+ Phía Nam, phía Tây, phía Bắc giáp với 14 quốc gia.

+ Phía Đông: giáp Thái Bình Dương.

→ Ý nghĩa:

- Thuận lợi

+ Thiên nhiên đa dạng → phát triển kinh tế đa ngành.

+ Mở rộng mối quan hệ giao lưu với các nước trên TG về kinh tế, văn hóa,...

+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Khó khăn: Xây dựng giao thông, an ninh quốc phòng, thiên tai,...

b) Điều kiện tự nhiên

Yếu tố

Miền Tây

Miền Đông

Địa hình

Nhiều núi cao (Himalaya, Thiên Sơn,...), các cao nguyên và bồn địa.

Vùng núi thấp và các đồng bằng màu mở: Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

Đất đai

Đất núi cao, đất đen.

Phù sa, đất hoàng thổ.

Khí hậu

Ôn đới lục địa khắc nghiệt, mưa ít.

Phía Bắc: ôn đới gió mùa Phía Nam: cận nhiệt gió mùa.

Sông ngòi

Nơi bắt nguồn của các hệ thống sông lớn.

Nhiều sông lớn: Trường Giang, Hoàng Hà,...

TNTN

Rừng, đồng cỏ, khoáng sản: Than, sắt, dầu mỏ, thiếc, đồng,...

Khí đốt, dầu mỏ, than, sắt,...

Đánh giá

- Thuận lợi

+ Phát triển các ngành CN (khai khoáng, CN luyện kim), phát triển chăn nuôi gia súc, trồng rừng, thuỷ điện,...

+ Trồng cây lương thực, phát triển công nghiệp, GTVT, thủy điện,...

- Khó khăn: lũ lụt, bão, địa hình hiểm trở,...

c) Dân cư và xã hội

* Dân cư:

- Dân số:

+ Đông dân nhất thế giới, chiếm 1/5 dân số thế giới.

+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên nhanh,gần đây giảm (0,6%-năm 2005) do chính sách gia đình chỉ có 1 con.

+ Tác động:

  • Thuận lợi: lao động dồi dào, thị trường rộng lớn.
  • Khó khăn: tệ nạn XH, ô nhiễm môi trường vấn đề việc làm,…

+ Trung Quốc có trên 50 dân tộc khác nhau → đa dạng về văn hoá.

- Phân bố dân cư:

+ Không đồng đều:

  • Nông thôn: 63%, thành thị: 37% (đang có xu hướng tăng).
  • Miền Đông: đông đúc (nhất là đồng bằng châu thổ, các thành phố lớn); thưa thớt ở miền Tây → Miền Đông: thiếu việc làm, thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường; Miền Tây: thiếu lao động.

+ Giải pháp: hỗ trợ vốn phát triển kinh tế miền Tây.

* Xã hội:

- Đầu tư phát triển giáo dục, tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên gần 90% (2005).

- Có nền văn minh lâu đời:

+ Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: vạn lí trường thành…

+ Nhiều phát minh: la bàn, chữ viết… → Phát triển KT - XH, đặc biệt là du lịch.

d) Kinh tế

* Các ngành kinh tế:

- Công nghiệp:

+ Chiến lược phát triển:

  • Thay đổi cơ chế quản lí, thiết lập cơ chế thị trường.
  • Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng các khu chế xuất, cá đặc khu kinh tế.
  • Hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng thành tựu KH-KT.
  • Tận dụng nguồn lao động và nguyên vật liệu ở nông thôn.

+ Kết quả:

  • Cơ cấu CN đa dạng: CN truyền thống (khai thác, luyện kim, sản xuất hàng tiêu dùng,...); CN hiện đại: chế tạo máy, điện tử, sản xuất ôtô, xây dựng.
  • Phát triển các ngành CN kĩ thuật cao: điện tử, cơ khí chính xác, sx máy móc tự động.
  • Sản lượng nhiều ngành CN đứng hàng đầu TG: than, thép, xi măng, phân đạm.
  • Phát triển các ngành CN ở nông thôn: gốm, dệt, may,... → giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu người dân.

+ Phân bố:

  • Các trung tâm CN lớn tập trung chủ yéu ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải.
  • Các trung tâm CN lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh,...) và hiện nay đang có xu hướng mở rộng sang miền Tây.

- Nông nghiệp:

+ Trong đó: giao quyền sử dụng đất cho nông dân là quan trọng nhất.

+ Kết quả:

  • SX nhiều nông phẩm với năng suất cao.
  • Một số loại có sản lượng đứng hàng đầu TG: lương thực, bông, thịt lợn.
  • Bên cạnh đó tồn tại những hạn chế: Ngành trổng trọt chiếm ưu thế hơn so với ngành chăn nuôi; Bình quân lương thực theo đầu người thấp,…

+ Phân bố:

  • Miền Đông: đồng bằng châu thổ các con sông lớn là vùng NN trù phú của TQ: Các đồng bằng Đ.Bắc, H.Bắc trồng nhiều lúa mì, ngô, củ cải đường; Các đồng bằng H.Trung, H.Nam trồng nhiều lúa gạo, chè, mía, bông,…
  • Phía Tây: phát triển chăn nuôi (cừu, ngựa,...).

4. Khu vực Đông Nam Á

a) Đặc điểm tự nhiên

* Vị trí đia lí và lãnh thổ

- Nằm ở Đông Nam lục địa Á-Âu.

- Nằm giữa 2 đại dương lớn (ÂDD và TBD), là cầu nối giữa 2 lục địa (Lục địa Á - Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a).

- Lãnh thổ gồm 2 bộ phận: bộ phận lục địa (bán đảo); bộ phận đảo và quần đảo, xen kẽ giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp.

- Tiếp giáp với 2 nền văn minh lớn TQuốc và ÂĐộ.

→ Ý nghĩa:

- Mở rộng quan hệ giao lưu buôn bán với các quốc gia và khu vực trên TG.

+ Phát triển tổng hợp các nền kinh tế biển.

+ Thiên nhiên đa dạng.

- Khó khăn: thiên tai (động đất, núi lửa),…

* Đặc điểm tự nhiên

- ĐNÁ gồm 2 bộ phận: ĐNÁ lục địa (bán đảo); ĐNÁ biển đảo.

Yếu tố

Đông Nam Á lục địa

Đông Nam Á biển đảo

Địa hình, sông ngòi

Hướng chủ yếu TB - ĐN hoặc B-N, nhiều núi lan ra sát biển, giữa núi là các thung lũng rộng, ven biển có đồng bằng phù sa màu mỡ.

Nhiều đồi núi và núi lửa, ít đồng bằng, ít sông lớn.

Khí hậu

Nhiệt đới ẩm gió mùa.

Xích đạo và nhiệt đới gió mùa.

Khoáng sản

Than đá, dầu mỏ, thiếc, sắt,…

Than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng,…

* Đánh giá về điều kiện tự nhiên

- Thuận lợi:

+ Khí hậu nóng ẩm + đất phù sa màu mở → phát triển NN nhiệt đới → cung cấp nguyên liệu cho các ngành CN chế biến LT-TP, CN nhẹ,… đáp ứng nhu cầu người dân.

+ Tiếp giáp với biển → phát triển các ngành kinh tế biển.

+ Khoáng sản phong phú → cung cấp nguyên nhiên liệu phát triển các ngành công nghiệp.

+ Giàu tài nguyên rừng và sinh vật → cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, phát triển du lịch sinh thái, nguồn gen quý hiếm cho nghiên cứu khoa học.

- Khó khăn:

+ Thiên tai: lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa → gây sâu bệnh cho cây trồng, bảo quản các trang thiết bị máy móc trong công nghiệp và nông nghiệp.

+ Tài nguyên rừng và khoáng sản hạn chế về tiềm năng khai thác và đang có nguy cơ bị thu hẹp dần do khai thác không hợp lí.

b) Dân cư - xã hội

* Dân cư:

- Dân số đông, mật độ dân số cao (24 triệu người/km2).

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao.

- Kết cấu dân số trẻ.

- Dân cư phân bố không đồng đều.

- Tác động:

+ Thuận lợi: lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Khó khăn: việc làm, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội,…

* Xã hội:

- Thành phần dân tộc.

- Tôn giáo.

- Phong tục tập quán.

c) Kinh tế

* Cơ cấu kinh tế:

- Đang có sự chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ.

+ GDP khu vực I giảm rõ rệt.

+ GDP khu vực II tăng mạnh.

+ GDP khu vực III tăng ở tất cả các nước.

- Cơ cấu kinh tế và tốc độ chuyển dịch cơ cấu rất khác nhau giữa các nước.

* Công nghiệp:

- Đang phát triển theo hướng: tăng cường liên doanh, liên kết với nuớc ngoài, hiện đại hoá, hướng ra xuất khấu.

- Cơ cấu ngành:

+ CN SX và lắp ráp ôtô, xe máy, thiết bị điện tử,… phát triển mạnh và trở thành thế mạnh của các nước trong khu vực (Singapo, Malaixia, Thái Lan, Việt Nam,…).

+ CN truyền thống: khai thác than, dầu, khoáng sản kim loại, dệt may, chế biến thực phẩm tiếp tục phát triển.

+ CN điện tuy có sản lượng khá lớn nhưng bình quân đầu gười còn thấp.

* Dịch vụ:

- Cơ sở hạ tầng đang từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa: hệ thống đường giao thông, TTLL, hệ thống ngân hàng, tín dụng,…

- Mục đích: phục vụ đời sống, nhu cầu phát triển trong nước, thu hút các nhà đầu tư.

* Nông nghiệp:

- Trồng lúa nước:

+ Là cây lương thực chính và truyền thống.

+ Sản lượng tăng nhanh, thoả mãn được nhu cầu của khu vực và có xuất khẩu.

+ Các nước trồng nhiều: Inđônêxia, Việt Nam, Thái Lan,…

- Trồng cây công nghiệp:

+ Cao su, cà phê, hồ tiêu (Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam).

+ Ngoài ra còn có cây lấy dầu, lấy sợi.

+ Chủ yếu để xuất khẩu.

+ Cây ăn quả: hầu hết các nước trong khu vực.

- Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản:

+ Chăn nuôi:

  • Trâu, bò (Mianma, Inđônêxia, Thái Lan, Việt Nam).
  • Lợn (Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Inđônêxia),
  • Gia cầm: nuôi nhiều.

+ Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản:

  • Là ngành kinh tế truyền thống và đạt sản lượng cao (năm 2003: 14,5 triệu tấn).
  • Các nước có sản lượng đánh bắt cao: Inđônêxia, Thái Lan, Việt Nam, Philippin.

5. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

a) Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN

* Lịch sử hình thành và phát triển:

- Ra đời năm 1967, gồm 5 nước: Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Singapo, là thành viên sáng lập.

- Số lượng thành viên ngày càng tăng, đến nay đã có 10 quốc gia tành viên.

* Các mục tiêu chính của ASEAN:

- Có 3 mục tiêu chính.

- Mục tiêu tổng quát: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng triển”.

* Cơ chế hợp tác của ASEAN:

- Cơ chế hợp tác rất phong phú và đa dạng nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu đặt ra của ASEAN.

- Cơ chế hợp tác.

Ví dụ:

+ Xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN - AFTA” tạo điều kiện cho các nước phát triển.

+ Thông qua việc ký kết hiệp ước khai thác tài nguyên biển Đông.

+ Tổ chức liên hoan văn hoá ASEAN, thể thao: Seagame,…

b) Thành tựu và thách thức của ASEAN

* Thành tựu

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao.

- Đời sống nhân dân được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng HĐH.

- Tạo dựng được môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực.

* Thách thức

- Tăng trưởng không đều, trình độ phát triển chênh lệch dẫn tới một số nước có nguy cơ tụt hậu.

- Còn một bộ phận dân chúng có mức sống thấp, còn tình trạng đói nghèo sẽ: là lực cản của sự phát triển là nhân tố dễ gây mất ổn định xã hội.

- Không còn chiến tranh hưng vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia, gây mất ổn định cục bộ.

c) Việt Nam trong qúa trình hội nhập ASEAN

* Tham gia của Việt Nam:

- Tích cực tham gia vào các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực.

- Nâng cao vị thế của ASEAN và Việt Nam trên trường quốc tế.

* Cơ hội và thách thức:

- Cơ hội:

+ Xuất được hàng trên thị trường rộng lớn.

+ Nhập khẩu các mặt hàng cần thiết

+ Quan hệ thương mại được tăng cường.

- Thách thức: cạnh tranh khốc liệt do sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, công nghệ,…

II. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trắc nghiệm

Câu 1. Địa hình chủ yếu của Nhật Bản là

A. đồi núi.

B. cao nguyên.

C. đồng bằng.

D. đồng bằng và cao nguyên.

Câu 2. Các đảo của Nhật Bản sắp xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam lần lượt là A. Hôn-su, Xi-cô-cư, Hô-cai-đô, Kiu-xiu.

B. Hô-cai-đô, Hônsu, Xicôcư, Kiuxiu.

C. Kiu-xiu, Hôn-su, Xi-cô-cư, Hô-cai-đô.

D. Xi-cô-cư, Hô-cai-đô, Hôn-su, Kiu-xiu.

Câu 3. Thiên tai thường xảy ra ở Nhật Bản là A. núi lửa.

B. bão.

C. động đất.

D. hạn hán.

Câu 4. Đặc điểm khí hậu ở phía bắc Nhật Bản là A. ôn đới hải dương.

B. ôn đới gió mùa.

C. cận nhiệt gió mùa.

D. nhiệt đới gió mùa.

Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên Nhật Bản?

A. Bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh.

B. Sông ngòi ngắn, dốc.

C. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

D. Nghèo khoáng sản.

Câu 6. Đặc điểm khí hậu ở phía nam Nhật Bản là

A. ôn đới hải dương.

B. ôn đới gió mùa.

C. cận nhiệt gió mùa.

D. nhiệt đới gió mùa.

Câu 7. Ngành kinh tế đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản là

A. nông nghiệp.

B. công nghiệp.

C. dịch vụ.

D. ngoại thương.

Câu 8. Chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là ngành

A. dệt.

B. xây dựng và công trình công cộng.

C. sản xuất điện tử.

D. công nghiệp chế tạo.

Câu 9. Khu vực có mật độ tập trung công nghiệp cao nhất Nhật Bản là

A. phía Bắc đảo Hônsu.

B. phía Nam đảo Hônsu.

C. phía đông đảo Kiuxiu.

D. phía Nam đảo Xicôcư.

Câu 10. Ngành nào đóng vai trò chủ yếu trong nông nghiệp của Nhật Bản?

A. Trồng trọt.

B. Chăn nuôi.

C. Lâm nghiệp.

D. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Câu 11. Ngành nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản là do

A. chú trọng phát triển công nghiệp.

B. thiếu lao động nông nghiệp.

C. diện tích đất nông nghiệp ít.

D. tỉ lệ đóng góp trong GDP ít.

Câu 12. Nông nghiệp giữ vai trò chính trong hoạt động kinh tế của đảo

A. Xicôcư.

B. Kiuxiu.

C. Hôcaiđô.

D. Hônsu.

Câu 13. Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng của Nhật Bản nhằm mục đích

A. giải quyết tình trạng thiếu nguyên liệu.

B. giải quyết tình trạng thiếu vốn và kĩ thuật.

C. huy động toàn bộ lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động sản xuất.

D. giải quyết tình trạng thiếu máy móc trong thời kì đầu công nghiệp hóa.

Câu 14. Sông ngòi Nhật Bản có giá trị lớn về

A. giao thông.

B. thủy điện.

C. nuôi trồng thủy sản.

D. thủy lợi.

Câu 15. Đặc tính nổi bật của dân cư Nhật Bản là

A. tập trung nhiều ở các đô thị.

B. tuổi thị trung bình cao.

C. người già ngày càng giảm.

D. có tinh thần trách nhiệm cao.

Câu 16. GDP của Nhật Bản xếp thứ mấy thế giới (tính đến năm 2016)?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 17. Nhận định nào không đúng với đặc điểm nông nghiệp Nhật Bản?

A. Giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản.

B. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chiếm khoảng 1%.

C. Đất nông nghiệp chiếm khoảng 14% diện tích lãnh thổ.

D. Nông nghiệp phát triển theo hướng quảng canh.

Câu 18. Đặc điểm địa hình miền Đông Trung Quốc là

A. đồng bằng, đồi núi thấp.

B. núi, cao nguyên xen lẫn các bồn địa.

C. các đồng bằng châu thổ rộng lớn.

D. đồi núi thấp, cao nguyên, đồng bằng, bồn địa.

Câu 19. Từ Bắc xuống Nam, Trung Quốc lần lượt có các đồng bằng

A. Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Đông Bắc.

B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

C. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung, Hoa Bắc.

D. Hoa Nam, Hoa Trung, Hoa Bắc, Đông Bắc.

Câu 20. Con sông nào là ranh giới tự nhiên giữa LB Nga và Trung Quốc?

A. Hoàng Hà.

B. Trường Giang.

C. Tây Giang.

D. Hắc Long Giang.

Câu 21. Từ Nam lên Bắc, khí hậu miền Đông Trung Quốc chuyển từ

A. nhiệt đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.

B. ôn đới lục địa sang ôn đới hải dương.

C. cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa.

D. nhiệt đới gió mùa sang ôn đới hải dương.

Câu 22. Các tài nguyên chính của miền Tây Trung Quốc là

A. đất trồng, rừng, thủy năng.

B. rừng, đồng cỏ, khoáng sản.

C. rừng, khoáng sản, thủy năng.

D. đồng cỏ, khoáng sản, đất trồng.

Câu 23. Dân cư Trung Quốc tập trung đông đúc ở

A. các đồng bằng châu thổ.

B. vùng ven biển.

C. miền Đông.

D. các thành phố lớn ven biển.

Câu 24. Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa đất nước từ năm

A. 1978.

B. 1979.

C. 1986.

D. 1988.

Câu 25. Trong ngành trồng trọt, loại cây nào chiếm vị trí quan trọng nhất về diện tích và sản lượng?

A. Cây lương thực.

B. Cây thực phẩm.

C. Cây công nghiệp.

D. Cây ăn quả.

Câu 26. Trung tâm công nghiệp chính ở miền Tây với hai ngành công nghiệp chính là luyện kim và hóa dầu là

A. Bao Đầu.

B. Urumsi.

C. Lan Châu.

D. Thành Đô.

Câu 27. Hai đặc khu hành chính nào của Trung Quốc được hình thành trên vùng đất nhượng của Anh và Bồ Đào Nha?

A. Hồng Công, Ma Cao.

B. Thâm Quyến, Chu Hải.

C. Sán Đầu, Hạ Môn.

D. Thâm Quyến, Sán Đầu.

Câu 28. Loại vật nuôi chủ yếu ở miền tây Trung Quốc là

A. bò.

B. trâu.

C. cừu.

D. lợn.

Câu 29. Loại nông sản của Trung Quốc đứng đầu thế giới là

A. lương thực, bông, thịt lợn.

B. củ cải đường, lúa mì, thịt bò.

C. mía, củ cải đường, lúa gạo.

D. thịt bò, thuốc lá, chè.

Câu 30. Chính sách dân số triệt để của Trung Quốc không dẫn đến kết quả nào sau đây?

A. Mỗi cặp vợ chồng chỉ có một con.

B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm.

C. Cân bằng giới tính.

D. Quy mô dân số giảm.

Câu 31. Khí hậu phía Bắc Trung Quốc thích hợp cho trồng cây nào sau đây?

A. Cây nhiệt đới.

B. Cây nhiệt đới và cận nhiệt.

C. Cây ôn đới.

D. Cây ôn đới và cận nhiệt.

Câu 32. Các khoáng sản kim loại màu của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở

A. Tây Bắc.

B. Miền Tây.

C. Đông Bắc.

D. Phía Nam sông Trường Giang.

Câu 33. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên miền Tây Trung Quốc?

A. Địa hình gồm các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

B. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.

C. Nơi bắt nguồn của các sông lớn chảy về phía Đông.

D. Tập trung nhiều khoáng sản kim loại màu.

Câu 34. Khó khăn của điều kiện tự nhiên miền tây Trung Quốc đối với sự phát triển kinh tế là

A. bão, lũ thường xảy ra vào mùa hè.

B. khô hạn trên một vùng lãnh thổ rộng lớn.

C. nghèo khoáng sản, phân bố rải rác.

D. đất đai cằn cỗi.

Câu 35. Trong giai đầu công nghiệp hóa, Trung Quốc ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nào?

A. Công nghiệp khai khoáng, luyện kim.

B. Công nghiệp chế tạo máy, hóa chất.

C. Công nghiệp nhẹ.

D. Công nghiệp điện tử, sản xuất ôtô,..

Câu 36. Đông Nam Á là nơi tiếp giáp với hai đại dương nào?

A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

B. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

D. Thái Bình Dương và Nam Băng Dương.

Câu 37. Đông Nam Á có vị trí cầu nối giữa hai lục địa nào?

A. Á-Âu và Ô-xtrây-li-a.

B. Á-Âu và Phi.

C. Phi và Nam Mỹ.

D. Nam Mỹ và Bắc Mỹ.

Câu 38. Đông Nam Á bao gồm bao nhiêu quốc gia?

A. 9.

B. 10.

C. 11.

D. 12.

Câu 39. Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không giáp biển?

A. Mianma.

B. Thái Lan.

C. Lào.

D. Campuchia.

Câu 40. Đông Nam Á biển đảo có khí hậu chủ yếu là

A. nhiệt đới gió mùa.

B. cận nhiệt đới gió mùa.

C. xích đạo.

D. nhiệt đới lục địa.

Câu 41. Đông Nam Á lục địa có khí hậu chủ yếu là

A. nhiệt đới gió mùa.

B. cận nhiệt đới gió mùa.

C. xích đạo.

D. nhiệt đới lục địa.

Câu 42. Đặc điểm địa hình của Đông Nam Á biển đảo là

A. nhiều đồng bằng.

B. nhiều núi lửa.

C. ít đồi núi.

D. ít đồng bằng.

Câu 43. Núi ở Đông Nam Á biển đảo thường có độ cao dưới

A. 3000m.

B. 3500m.

C. 4000m.

D. 4500m.

Câu 44. Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á?

A. Đất, nước, khí hậu thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

B. Nằm trong vành đai sinh khoáng nên có nhiều loại khoáng sản.

C. Thương mại, hàng hải phát triển ở tất cả các nước.

D. Có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn.

Câu 45. Mật độ dân số trung bình năm 2011 của Đông Nam Á là (người/km2)

A. 124.

B. 134.

C. 144.

D. 154.

Câu 46. Đặc điểm dân cư nào không đúng với dân cư Đông Nam Á?

A. Có dân số đông, mật độ dân số cao.

B. tỉ suất gia tăng dân số có xu hướng tăng.

C. Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào.

D. Lao động có tay nghề và trình độ có chuyên môn còn hạn chế.

Câu 47. Đặc điểm nào sau đây không đúng với xã hội Đông Nam Á?

A. Các quốc gia đều có nhiều dân tộc.

B. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia.

C. Nơi giao thoa của nhiều nền văn minh lớn.

D. Người dân có sự khác biệt về phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa.

Câu 48. Khu vực Đông Nam Á có diện tích khoảng

A. 3,5 triệu km2.

B. 4,5 triệu km2.

C. 5,5 triệu km2.

D. 6,5 triệu km2.

Câu 49. Cây lương thực truyền thống và quan trọng ở Đông Nam Á là

A. ngô.

B. khoai.

C. sắn.

D. lúa.

Câu 50. Hai nước ở Đông Nam Á đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo là

A. Việt Nam và Campuchia.

B. Thái Lan và Mianma.

C. Thái Lan và Việt Nam.

D. Inđônêxia và Campuchia.

Câu 51. Cơ cấu kinh tế Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo hướng

A. từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ.

B. từ nền kinh tế dịch vụ sang nền kinh tế công nghiệp và nông nghiệp.

C. từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế nông nghiệp và dịch vụ.

D. từ nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ.

Câu 52. Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào năm nào?

A. 1957.

B. 1967.

C. 1977.

D. 1997.

Câu 53. Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?

A. Lào.

B. Timo Leste.

C. Mianma.

D. Campuchia.

Câu 54. Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào?

A. 1995.

B. 1996.

C. 1997.

D. 1998.

Câu 55. Nhận định nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác trong ASEAN?

A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.

B. Thông qua các hiệp ước.

C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

D. Thiết lập hàng rào thuế quan giữa các nước.

Câu 56. Nhận định nào sau đây không đúng với thành tựu của ASEAN?

A. Đời sống nhân dân được cải thiện.

B. Cán cân xuất nhập khẩu luôn dương.

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

D. 10/11 trở thành thành viên ASEAN.

Câu 57. Nhận định nào sau đây không phải là thách thức đối với ASEAN?

A. Đô thị hóa nhanh làm nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp.

B. Vấn đề tôn giáo, sự hòa hợp dân tộc trong mỗi quốc gia.

C. Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

D. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường hợp lí.

Câu 58. Con sông dài nhất Đông Nam Á là

A. Mê Nam.

B. Mê Công.

C. Iraoadi.

D. Xaluen.

Câu 59. Công nghiệp Đông Nam Á không phát triển theo hướng

A. hiện đại hóa thiết bị.

B. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.

C. chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động.

D. chú trọng sản xuất các mặt hàng cho tiêu dùng trong nước.

Câu 60. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình của LB Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã?

A. Tình hình chính trị, xã hội ổn định.

B. Tốc độ tăng trưởng GDP âm.

C. Sản lượng các ngành kinh tế giảm.

D. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Chọn A.

Câu 61. Liên Bang Nga đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên bang Xô viết trở thành cường quốc, điều đó được thể hiện qua

A. tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp.

B. nhiều ngành công nghiệp vươn lên vị trí hàng đầu thế giới.

C. xây dựng chính quyền hùng mạnh.

D. cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ.

Chọn B.

Câu 62. Liên Bang Nga đóng vai trò như thế nào trong Liên Bang Xô Viết?

A. Tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc trên thế giới.

B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Liên Xô đứng đầu thế giới.

C. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu dầu mỏ.

D. Mở rộng lãnh thổ Liên Xô, là nước có diện tích lớn nhất.

Chọn A.

Câu 63. Ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho LB Nga là công nghiệp

A. hàng không - vũ trụ.

B. luyện kim.

C. quốc phòng.

D. khai thác dầu khí.

Chọn D.

Câu 64. Chiến lược kinh tế mới của LB Nga từ năm 2000 không phải là

A. đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.

B. tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.

C. tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.

D. mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

Chọn C.

Câu 65. Ngành đóng vai trò xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga là

A. năng lượng.

B. công nghiệp.

C. nông nghiệp.

D. dịch vụ.

Chọn B.

2. Tự luận

Câu 1. Trình bày vai trò của LB Nga trong Liên bang Xô Viết trước đây và những thành tựu mà LB Nga đạt được sau năm 2000?

* Vai trò của LB Nga trong Liên bang Xô Viết trước đây:

- Sau cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917), Liên Bang Xô viết được thành lập, LB Nga là một thành viên và đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc.

- Tỉ trọng một số sản phẩm công nông nghiệp (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, điện, gỗ, giấy và xenlulô, lương thực, thép) của LB Nga (cuối thập niên 80 TK XX) luôn chiếm trên 50% đến 90% trong Liên Xô.

* Những thành tựu mà LB Nga đạt được sau năm 2000:

- Nền kinh tế vượt qua khủng hoảng, đang dần ổn định và đi lên.

- Sản lượng các ngành kinh tế tăng. Dự trữ ngoại tệ lớn thứ tư thế giới (năm 2005). Đã thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài từ thời kì Xô viết. Giá trị xuất siêu ngày càng tăng.

- Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

- Vị thế ngày càng nâng cao trên trường quốc tế. LB Nga nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8).

Câu 2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế?

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Nằm ở Đông Á, gần Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á - khu vực có nền kinh tế phát triển năng động giúp cho Nhật Bản có điều kiện giao lưu, buôn bán, mở rộng thị trường.

+ Cả 4 mặt đều giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển.

- Địa hình: Có một số đồng bằng nhỏ, đất đai màu mỡ giúp để phát triển nông nghiệp.

- Bờ biển khúc khuỷu, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều vũng, vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, các trích,...) giúp phát triển ngành khai thác thủy sản.

- Khí hậu: Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới tạo điều kiện để đa dang hóa cơ cấu cây trồng và vật nuôi.

- Sông ngòi: Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc tạo nên tiềm năng thủy điện lớn.

- Khoáng sản: Có một số loại khoáng sản để phát triển công nghiệp như than đá, đồng, dầu mỏ, vàng,...

* Khó khăn:

- Địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng nhỏ, hẹp nên thiếu đất nông nghiệp.

Trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

- Thiên tai: bão, sóng thần,...

- Nghèo khoáng sản. -> Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

Câu 3. Chứng minh rằng dân số Nhật Bản đang già hóa?

Dân số Nhật Bản đang già hóa:

- Nhóm 0-14 tuổi: giảm nhanh từ 35,4% (1950) xuống 13,9%.

- Nhóm tuổi 65 tuổi trở lên: tăng nhanh từ 5% (1950) lên 19,2%.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên chỉ còn ở mức 0,1%.

Câu 4. Chứng minh rằng Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao?

Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao:

- Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

- Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo,…

- Một số ngành nổi bật là:

+ Công nghiệp chế tạo (40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu): tàu biển chiếm 41% sản lượng xuất khẩu thế giới, sản xuất ô tô chiếm 25% thế giới,…

+ Sản xuất điện tử: sản phẩm tin học chiếm 22% thế giới, đứng đầu thế giói về sản xuất vi mạch và chất bán dẫn và đứng thứ hai về vật liệu truyền thống, chiếm 60% số rô bốt thế giới,...

Câu 5. Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

Nông nghiệp Nhật Bản chiếm 1% GDP và giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, vì:

- Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế, công nghiệp hàng thế giới, vì vậy ngành công nghiệp luôn chiếm một vị trí lớn trong cơ cấu kinh tế.

- Nông nghiệp tuy chỉ chiếm 1% GDP nhưng được đầu tư phát triển với công nghệ hiện đại, đem lại năng suất chất lượng cao, có vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề lương thực của Nhật Bản.

Câu 6. Tại sao đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản?

Đánh bắt hải sản là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản:

- Nhật Bản có 4 mặt giáp biển, là nơi giao thoa của nhiều luồng sinh vật, vùng biển có nhiều ngư trường lớn. Vi vậy đánh bắt thủy hải sản là một thế mạnh nổi bật của đất nước này.

- Cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho đời sống nhân dân, giải quyết một phần hạn chế về nguồn thực phẩm từ trồng trọt.

- Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản.

Câu 7. Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Tại sao diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản giảm?

* Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản:

- Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản. Tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm khoảng 1%.

- Diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 14% lãnh thổ.

- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ KH-KT và công nghệ hiện đại để tăng năng suất và chất lượng nông sản.

- Các ngành:

+ Trồng trọt: lúa gạo là cây trồng chính (50% diện tích); ngoài ra có chè, thuốc lá, dâu tằm,…

+ Chăn nuôi: tương đối phát triển, hình thức chăn nuôi trang trại với phương pháp tiên tiến (bò, lơn, gà).

+ Thủy sản: sản lượng đánh bắt lớn (cá thu,cá ngừ, tôm, cua); nuôi trồng được chú trọng phát triển.

* Diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản giảm vì:

- Diện tích đất nông nghiệp nhỏ, ngày càng bị thu hẹp.

- Cơ cấu bữa ăn của người Nhật thay đổi, theo xu hướng của người châu Âu.

- Trong những năm gần đây, một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Câu 8. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc?

Thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc.

 

Miền Đông

Miền Tây

Thuận lợi

- Nông nghiệp:

+ Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào => phát triển nền nông nghiệp trù phú (cây lương thực).

+ Khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa => phát triển đa dạng cây trồng vật nuôi.

- Công nghiệp:

+ Địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào => thuận lợi xây dựng các công trình, nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp,...

+ Nhiều kim loại màu, quặng sắt, than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… => công nghiệp khai khoáng, luyện kim, hóa chất, năng lượng,…

- Nông nghiệp:

+ Diện tích rừng lớn, còn nhiều rừng giàu => Phát triển lâm nghiệp.

+ Các đồng cỏ.

=> Chăn nuôi gia súc lớn.

- Công nghiệp:

+ Khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt,… => phát triển nhiều ngành công nghiệp (khai khoáng, luyện kim, hóa chất, năng lượng,…).

+ Thượng nguồn các sông lớn => nguồn thủy năng dồi dào.

Khó khăn

- Vùng đồng bằng dễ ngập lụt vào mùa mưa.

- Khí hậu lục địa khắc nghiệt, khô hạn.

- Giao thông khó khăn.

Câu 9. Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc như thế nào?

Trung Quốc đã tiến hành chính sách dân số rất triệt để: mỗi gia đình chỉ có một con.

Kết quả:

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm, năm 2005 chỉ còn 0,6%.

- Chính sách một con cùng với tư tưởng trọng nam đã tác động tiêu cực, dẫn tới chênh lệch giới tính (nam nhiều hơn nữ) và lâu dài sẽ ảnh hưởng tới nguồn lao động và một số vấn đề xã hội của đất nước.

Câu 10. Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc?

* Nhận xét:

Dân cư phân bố không đều giữa miền núi và đồng bằng:

- Dân số tập trung chủ yếu ở miền đồng bằng châu thổ phía Đông. Mật độ dân số trên 100 người/km2 và từ 50 -100 người/km2, tập trung các thành phố đô thị triệu dân (Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Thiên Tân,…).

- Vùng miền núi phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số dưới 1 người/km2.

* Giải thích:

- Miền Đông là vùng đồng bằng đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu thuận lợi, khoáng sản giàu có, đặc biệt vị trí địa lí và giao thông dễ dàng cho giao lưu phát triển kinh tế-xã hội nên dân cư đông đúc.

- Miền Tây địa hình đồi núi giao thông khó khăn, khí hậu lục địa khắc nghiệt khô hạn, không thuận lợi cho phát triển kinh tế -xã hội nên dân cư thưa thớt.

Riêng vùng phía Bắc SN.Tây Tạng có mật độ dân số cao hơn (từ 1 -50 người/km2), trong lịch sử đây là con đường tơ lụa nên hoạt động buôn bán diễn ra sầm uất và ngày nay được xây dựng tuyến đường sắt chạy qua.

Câu 11. Vì sao sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc lại chủ yếu tập trung ở miền Đông?

* Nguyên nhân:

Miền đông có điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp:

+ Tự nhiên: địa hình đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa,... => Thuận lợi để hình thành các vùng sản xuất lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày (lúa gạo, lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường, đỗ tương, mía, bông, thuốc lá), cây chè,…; chăn nuôi lợn, bò; đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi; vùng biển phía Đông phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

+ Kinh tế - xã hội: dân cư đông đúc, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ rộng lớn, công nghiệp chế biến phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật-cơ sở hạ tầng hoàn thiện, được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật (về giống, phân bón, nông cụ, phương thức canh tác…).

=> Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Câu 12. Trình bày và giải thích sự phân bố công nghiệp của Trung Quốc?

* Sự phân bố công nghiệp Trung Quốc:

- Công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, khu vực ven các con sông lớn và ven biển.

- Công nghiệp kém phát triển ở phía Tây dù khu vực này có nhiều khooáng sản và tiềm năng thủy điện lớn.

* Nguyên nhân:

Miền Đông có nhiều điều kiện thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Tiếp giáp vùng biển rộng lớn phía Đông, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên liệu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á,…

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình đồng bằng, khí hậu gió mùa ấm áp, nguồn nước dồi dào,… thuận lợi để phát triển xây dựng các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp,…

+ Tài nguyên khoáng sản phía đônggiàu có, nhiều mỏ có trữ lượng lớn (than đá, dầu mỏ, quặng sắt,...).

=> Thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp.

- Kinh tế - xã hội:

+ Miền Đông tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dào, có trình độ cao.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện, tập trung nhiều đô thị thành phố lớn, các trung tâm đào tạo giáo dục lớn của cả nước.

+ Chính sách của Nhà nước ưu tiên phát triển.

+ Được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuất.

Ngược lại, miền Tây địa hình chủ yếu là núi cao, sơn nguyên, hoang mạc gây khó khăn cho việc khai thác khoáng sản, phát triển giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.

Câu 13. Khí hậu của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế?

* Thuận lợi:

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn thuận lợi cho phát triển trồng trọt (cây lúa nước, các loại cây công nghiệp lâu năm, hằng năm,...).

- Khí hậu có sự phân hóa đa dạng tạo nên cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng.

* Khó khăn:

- Khí hậu nóng ẩm cũng là điều kiện để sâu bệnh phát triển mạnh.

- Thiên tai bão nhiệt đới, mưa lớn gây sạt lở, ngập lụt vùng đồng bằng và lũ quét, lũ ống vùng núi.

Câu 14. Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á?

* Thuận lợi:

- Khí hậu nóng ẩm, lượng mưa lớn thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Tài nguyên đất phong phú và màu mỡ: ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ, vùng núi tập trung diện tích lớn đất đỏ badan, freralit,… thuận lợi cho canh tác, hình thành các vùng chuyên canh lương thực và cây công nghiệp quy mô lớn.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào cung cấp nguồn nước cho việc phát triển nông nghiệp, các ngành công nghiệp; đặc biệt có tiềm năng thủy điện lớn.

- Trong khu vực (trừ Lào), các quốc gia khác đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải; dễ dàng giao lưu hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Khoáng sản: đa dạng và nhiều mỏ có trữ lượng lớn (than đá, dầu khí, sắt, đồng), phân bố ở khắp các nước

=> Là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp.

- Có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn thuận lợi để phát triển lâm nghiệp.

* Khó khăn:

- Thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ lụt, động đất, thậm chí còn chịu cả thảm họa sóng thần,…

- Diện tích rừng bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và do cháy rừng; nhiều loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt,…

Câu 15. Những thuận lợi và trở ngại từ đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực?

* Dân cư:

- Nguồn lao động dồi dào nhưng có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.

- Dân đông, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Phân bố dân cư không đều, tập trung ở đồng bằng châu thổ của các con sông lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ badan, thưa thớt ở vùng núi => chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa miền núi và đồng bằng.

* Xã hội:

- Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.

- Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,…

Câu 16. Tại sao các cây công nghiệp kể trên lại được trồng nhiều ở Đông Nam Á?

Nguyên nhân: Nhờ cónhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (nhiệt độ trên 24oC, độ ẩm trên 80%, lượng mưa 1500 - 2000 mm) phù hợp phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, hồ tiêu,…).

- Đất badan và feralit phân bố rộng lớn trên các cao nguyên, vùng đồi trung du

=> Thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp rộng lớn.

- Có nhiều hệ thống sông với nguồn nước dồi dào: sông Mê Kông, sông Mê Nam,... và nguồn nước ngầm khá phong phú giúp cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

Câu 17. Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á?

Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vị trí quan trọng trong việc nuôi sống hơn nửa tỉ dân ở khu vực này.

Các ngành sản xuất chính là: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.

* Trồng lúa nước:

- Sản lượng lúa tăng liên tục, từ 103 triệu tấn (1985) lên 161 triệu tấn (2004), đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (53,1 triệu tấn).

- Thái Lan và Việt Nam đã trở thành những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.

- Các Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực – vấn đề nan giải của nhiều quốc gia.

* Trồng cây công nghiệp:

- Cao su, cà phê, hồ tiêu trồng nhiều ở Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.

- Ngoài ra còn trồng các loại cây khác như cây lấy dầu, lấy sợi, cây ăn quả.

- Sản phẩm cây công nghiệp chủ yếu xuất khẩu thu nhiều ngoại tệ.

- Cây ăn quả được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực.

* Chăn nuôi và đánh bắt nuôi trồng thủy sản:

- Chăn nuôi gia súc: trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam; lợn nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-lip-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.

- Nuôi gia cầm khá phát triển.

- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản:

+ Nuôi trồng thủy, hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển ở Đông Nam Á.

+ Năm 2003, sản lượng cá khai thác đạt 14,5 triệu tấn.

Câu 18. Hãy kể thêm các thành tựu của ASEAN. Nguyên nhân nào dẫn tới các thành tựu đó?

* Các thành tựu khác của ASEAN:

- Năm 2016, tổng GDP của ASEAN đứng thứ sáu trên thế giới và đứng thứ ba ở châu Á với 2,55 nghìn tỷ USD.

- ASEAN đã đưa vào Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nhằm mục tiêu cắt giảm loại bỏ các hàng rào thuế quan, tăng hiệu quả thương mại và liên kết kinh tế giữa các nước thành viên. Năm 2015, cơ bản các mặt hàng đã được xóa bỏ thuế quan.

+ Hiệp định khung về dịch vụ đã được kí kết.

+ Hiệp định khung về đầu tư đã được kí kết.

+ Một số nước có tốc độ tăng trưởng cao.

+ Nhiều nước đã đạt được thành tựu to lớn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

+ Đô thị hóa phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng được xây dựng và phát triển nhanh...

* Nguyên nhân: Vì các nước ASEAN đều kiên trì mục tiêu đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Câu 19. Tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư sẽ gây ra những trở ngại gì trong việc phát triển-kinh tế xã hội của mỗi quốc gia? Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách gì để xóa đói, giảm nghèo?

- Tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư sẽ có ảnh hưởng:

+ Kìm hãm sự phát triển kinh tế của các quốc gia.

+ Tích lũy nền kinh tế giảm.

+ Gây áp lực về các vấn đề chi phí phúc lợi xã hội, giải quyết nhà ở, xóa đói giảm nghèo,...

- Những chính sách của Đảng và Nhà nước ta để xóa đói, giảm nghèo:

+ Hỗ trợ vay vốn cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

+ Hỗ trợ vay vốn cho sinh viên nghèo ở bậc đại học.

+ Miễn hoặc giảm học phí cho học sinh, sinh viên nghèo.

+ Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động.

+ Miễn, giảm một số loại thuế.

+ Xây dựng “Quỹ ủng hộ người nghèo“ để kêu gọi tấm lòng của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm.

Câu 20. Nêu các mục tiêu của ASEAN?

Các mục tiêu của ASEAN:

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

- Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.

- Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.

=> Tất cả những mục tiêu trên với mong muốn hướng tợi sự đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Câu 21. Lấy ví dụ để thấy rằng việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí là một trong những thách thức của ASEAN. Cần phải khắc phục những điều đó bằng những biện pháp nào?

- Hiện nay, rừng bị chặt phá bừa bãi với nhiều mục đích khác nhau như lấy gỗ, làm nương rẫy,… làm cho đất bị xói mòn, gây ra những trận lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại đến của cải và cả tính mạng con người.

- Biện pháp:

+ Khai thác, sử dụng một cách hợp lí tài nguyên rừng.

+ Bảo vệ rừng đầu nguồn.

+ Phạt nặng những hành vi hủy hoại môi trường và khai thác không hợp lí.

+ Thông qua các diễn đàn, các dự án để cùng nhau bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

3. Một số câu hỏi tự luận tự luyện

Câu 1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế?

Câu 2. Nêu đặc điểm dân số Nhật Bản. Tác động của đặc điểm đó đến KT-XH Nhật Bản?

Câu 3. Chứng minh rằng Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao?

Câu 4. Trình bày những đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp Nhật Bản. Tại sao diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?

Câu 5. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc?

Câu 6. Nêu đặc điểm dân số Trung Quốc. Tác động của đặc điểm đó đến KT-XH Trung Quốc?

Câu 7. Nêu kết quả hiện đại hóa công nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những nguyên nhân đưa đến kết quả đó?

Câu 8. Nêu kết quả hiện đại nông nghiệp của Trung Quốc. Phân tích những nguyên nhân đưa đến kết quả đó?

Câu 9. Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á?

Câu 10. Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á?

Câu 11. Nêu các mục tiêu và cơ chế của ASEAN?

Câu 13. Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản. Tại sao diện tích trồng lúa của Nhật Bản giảm?

Câu 14. Trình bày tình hình phát triển của công nghiệp Nhật Bản?

Câu 15. Thế nào là cơ cấu kinh tế 2 tầng? Cơ cấu kinh tế 2 tầng có tác dụng như thế nào đối với phát triển nền kinh tế Nhật Bản?

Câu 16. Trình bày đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc?

Câu 17. Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc như thế nào?

Câu 18. Trình bày đặc điểm và phân bố nông nghiệp của Trung Quốc?

Câu 19. Trình bày và giải thích sự phân bố công nghiệp của Trung Quốc.

Câu 20. Phân tích những trở ngại từ đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 21. Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á?

Câu 22. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - ĐỊA LÍ 11

a) Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc qua các năm trên.

b) Nhận xét.

Câu 23. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI NƯỚC TA NĂM 1999 VÀ 2015 (Đơn vị: %)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - ĐỊA LÍ 11

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta qua 2 năm trên.

b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi trên.

Câu 24. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN (Đơn vị: %)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - ĐỊA LÍ 11

a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Nhật Bản, giai đoạn 1990 - 2014.

b) Nhận xét.

Câu 25. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG CÁ KHAI THÁC CỦA NHẬT BẢN (Đơn vị: Nghìn tấn)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - ĐỊA LÍ 11

a) Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm.

b) Nhận xét và giải thích.

Câu 26. Cho bảng số liệu:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ

CỦA NHẬT BẢN NĂM 2000 VÀ NĂM 2010 (Đơn vị: Tỉ USD)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - ĐỊA LÍ 11

a) Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản năm 2000 và năm 2010.

b) Nhận xét.

Câu 27. Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN, GIAI ĐOẠN 1990 - 2010

(Đơn vị: Tỉ USD)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - ĐỊA LÍ 11

a) Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2010.

b) Nhận xét.

Câu 28. Cho bảng số liệu:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 1990 - 2015

(Đơn vị: Tỉ USD)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - ĐỊA LÍ 11

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010.

b) Nhận xét và giải thích.

Câu 29. Cho bảng số liệu:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA

TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 (Đơn vị: Tỉ Nhân dân tệ)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - ĐỊA LÍ 11

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 2005 - 2015.

b) Dựa vào biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét.

Câu 30. Cho bảng số liệu:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA

VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 (Đơn vị: Tỉ USD)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - ĐỊA LÍ 11

a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015.

b) Nhận xét.

1 130 lượt xem