Đề cương ôn tập Văn 11 Giữa học kì 2 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)

Sinx.edu.vn biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Văn 11 Giữa học kì 2 sách Kết nối tri thức giúp bạn đạt kết quả cao trong bài thi Văn 11 Giữa học kì 2.

1 208 lượt xem


Đề cương ôn tập Ngữ văn 11 Giữa học kì 2 (Kết nối tri thức 2024)

1. Ôn tập tác giả - tác phẩm

Tác phẩm Tác giả Thể loại Nội dung Nghệ thuật
Tác gia Nguyễn Du -   Cung cấp cho người đọc thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du qua đó giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về cuộc đời đại thi hào Nguyễn Du và những cảm hứng, phong cách ... chủ đạo trong sáng tác của ông.  
Trao duyên Nguyễn Du Thơ lục bát - Đoạn trích này thể hiện bi kịch tình yêu và số phận bất hạnh của Thúy Kiều khi cô phải từ bỏ mối tình đầu và trao lại cho Thúy Vân. Những lời nhờ cậy đầy đau đớn khiến Kiều cảm thấy như đứt từng khúc ruột. Nhưng trong trường hợp này, Kiều không có lựa chọn nào tốt hơn.
- Tính cách cao thượng của Kiều còn được thể hiện rõ nét ở việc cô hy sinh hạnh phúc cá nhân, quên đi bản thân và tình yêu đẹp đẽ với Kim Trọng để đổi lấy hạnh phúc, bình yên của gia đình. Giữa “tình yêu” và “hiếu thảo”, Kiều buộc phải chọn “hiếu thảo” vì cô không thể chịu nổi khi nhìn thấy cha và em trai mình bị tra tấn đến chết.

- Dùng thể thơ lục bát giàu tính nhạc, cắt ngắt nhịp đầy dụng ý.

- Sử dụng nhiều biện pháp ẩn dụ, điệp từ, sử dụng thành ngữ...

Độc Tiểu Thanh kí Nguyễn Du Thơ lục bát

- Bài thơ này tạo nên một mạch cảm xúc từ câu chuyện về nàng Tiểu Thanh mà tác giả đọc được.

 

- Những suy nghĩ của tác giả và sự kính trọng đối với số phận những người tài hoa và thương xót cho số phận của chính mình. Bởi tác giả cũng nhìn thấy được tương lai của mình - một con người tài giỏi nhưng cuộc đời lại bấp bênh, gập ghềnh và khó khăn.
- Với cảm hứng tự thương và tri âm sâu sắc, Nguyễn Du nêu lên vấn đề quyền sống của người nghệ sĩ. Giá trị tinh thần to lớn mà những con người này mang lại cho nhân loại cần được tôn trọng và tôn vinh chứ không phải bị chà đạp đến chết.

- Sử dụng ngôn từ đậm tính triết lý kết hợp với giọng điệu buồn đau, cảm thông và chia sẻ.

- Dùng phép đối tài tình với khả năng thống nhất hình ảnh đối lập trong ngôn từ.

Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường - Đoạn trích là hình ảnh thơ mộng, trữ tình của dòng sông Hương từ thượng nguồn cho đến khi trở về kinh thành Huế. Vẻ đẹp của sông Hương đồng hành cùng mỗi bước hành trình trở về với người tình thơ mộng. Và ở mỗi bước đi, dòng sông Hương dường như trưởng thành, thay đổi, từ cô gái Di-gan hoang dã trở thành bà mẹ phù sa của vùng văn hóa nơi đây.
- Qua những trích đoạn, người đọc còn có thể cảm nhận được tình yêu sâu sắc, nồng nàn và niềm tự hào của Hoàng Phủ Ngọc Hương đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân yêu và đất nước mình.

- Dòng sông Hương được tái hiện bằng vốn hiểu biết sâu rộng của tác giả về văn hóa, lịch sử, địa lý...

- Cảm xúc sâu lắng cùng văn phong tao nhã, tinh tế đã tạo nên sự hấp dẫn cho đoạn trích.

“Và tôi vẫn muốn mẹ...” Svetlana Alexievich Truyện kí

- Tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…” của Alexievich cho chúng ta thấy một bức tranh hiện thực về chiến tranh khốc liệt nhưng vẫn còn đó những đứa trẻ hồn nhiên với những cảm xúc thiêng liêng.

- Từ đó chúng ta càng trân trọng cuộc sống yên bình hiện tại hơn và càng yêu thương gia đình mình hơn.

- Sử dụng ngôn ngữ giàu biểu cảm

- Câu từ dễ hiểu và hợp lý.

Cà Mau quê xứ Trần Tuấn Thơ tự do Tác phẩm kể lại trải nghiệm của tác giả ở Cà Mau và cảm xúc của ông về nơi đây. Qua ngòi bút của tác giả, chúng ta thấy được một bức tranh độc đáo về sự bình dị của vùng đất Cà Mau và sự giản dị của con người nơi đây.

- Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị và ấn tượng.

 

- Khắc họa hiện thực chân thật và ý nghĩa to lớn.

2. Ôn thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 11: Thực hành Tiếng Việt

2.1. Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt

a. So sánh

- Khái niệm: Là cách đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng giúp làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

- Công dụng: Giúp miêu tả sự vật, sự việc sinh động hơn. Biểu hiện được tâm tư tình cảm của người viết.

b. Nhân hóa:

- Khái niệm: Là cách miêu tả hoặc gọi sự vật xung quanh bằng từ ngữ để gọi hoặc tả con người giúp cho thế giới sự vật trở nên gần gũi hơn với con người.

- Tác dụng: Làm cho sự vật xung quanh chúng ta gần gũi hơn, biểu thị được tình cảm, suy nghĩ của con người với sự vật xung quanh.
c. Ẩn dụ:

- Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên các sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.

- Tác dụng: Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

d. Hoán dụ:

- Khái niệm: Là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác; giữa chúng có quan hệ gần gũi với nhau, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.

- Tác dụng: Tăng sức gọi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn

2.2 Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối

a. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc là cách lặp lại cấu trúc của một cụm từ, một câu nhằm nhấn mạnh nội dung, tạo nhịp điệu và sự liên kết cho các câu.

- Biện pháp này được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ chính luận và ngôn ngữ văn chương.

b. Biện pháp tu từ đối là cách xắp xếp và đặt từ ngữ hoặc câu có đặc điểm ngữ âm, ngữ nghĩa hoặc ngữ pháp tương tự hoặc tương phải nhau ở vị trí đối xứng trong câu để gợi ra một nội dung hoàn chỉnh, làm nổi bật ý nghĩa.

- Biện pháp này thường được thực hiện giữa hai câu thơ hoặc hai cây văn goiji là trường đối, trong 1 câu thơ, một câu văn gọi là tiểu đối.

- Biện pháp đổi dùng nhiều tỏng văn vần, văn biền ngẫu, văn xuôi, văn chính luận trung đại tạo nên vẻ đẹp cân xứng và hài hòa cho câu văn, lời thơ.

2.3 Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng

- Tạo ra những từ kết hợp trái logic nhằm 'lạ hóa' đối tượng được nói tới.

- Sử dụng cách đảo ngữ để nhấn mạnh đến một đặc điểm nào đó của đối tượng được miêu tả.

- Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề cập.

3. Ôn thi giữ kì 2 môn Ngữ Văn 11: Viết bài văn nghị luận

3.1 Viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ.

a. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả, bài thơ.

b. Thân bài:

- Khái quát về bố cục, trích đoạn, chủ đề bài thơ.

- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận.

- Phân tích bài thơ đoạn thơ qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, đặc sắc về nội dung của tác phẩm thơ.

- Nhận xét đánh giá bài thơ về tư tưởng, nghệ thuật, phong cách của tác giả.

c. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị về nội dung và nghệ thuật

- Đưa ra những nhận định của bản thân về tác phẩm.

3.2 Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học

a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm cần thuyết minh.

b. Thân bài:

- Giới thiệu về tác giả: Cuộc đời và sự nghiệp

- Gới thiệu về tác phẩm:

+ Hoàn cảnh sáng tác

+ Bố cục

+ Chủ đề

+ Nội dung chính

+ Nghệ thuật đặc sắc

c. Kết bài:

- Khẳng định lại vị trí của tác phẩm trong nền văn học dân tộc.

3.3 Viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng xã hội

a. Mở bài:

- Giới thiệu chung về hiện tượng đời sống cần nghị luận

- Nhấn mạnh sự quan trọng của việc nghiên cứu và giải quyết hiện tượng này.

b. Thân bài:

- Đưa ra đặc điểm và khái niệm về hiện tượng đời sống.

- Thực trạng, ảnh hưởng của hiện tượng đời sống

- Đưa ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống.

- Đưa ra giải pháp

c. Kết bài: Thái độ với hiện tượng đời đống đó, đưa ra kết luận và tổng quan thuyết phục.

1 208 lượt xem