Lý thuyết Lịch sử 10 (Cánh diều 2024) Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Tóm tắt lý thuyết Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống sách Lịch sử 10 Cánh diều ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 10.

1 156 lượt xem


Lịch sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Phần 1. Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

1. Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử

- Vai trò của tri thức lịch sử:

+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội

+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng

+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững

- Ý nghĩa của tri thức lịch sử:

+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Truyền thuyết Con Rồng – cháu Tiên giải thích nguồn gốc của người Việt cổ

+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.

+ Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

2. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời

2.1. Sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời

- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.

- Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới. Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.

- Cùng với việc tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

2.2. Thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử

- Thu thập sử liệu:

+ Là quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng hoch tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử. Những thông tin này bao gồm các nguồn sử liệu sơ cấp, thứ các; các loại hình sử liệu lời nói – truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn…

+ Có thể thực hiện bằng phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi, khảo sát, quan sát, điền dã…

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Thu thập sử liệu thông qua phương pháp phỏng vấn nhân chứng lịch sử

- Xử lí thông tin và sử liệu:

+ Là quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được

+ Nhằm xác định tính xác thực, độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu đối với việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.

- Quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu:

+ Bước 1: lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử

+ Bước 2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến những vấn đề nghiên cứu

+ Bước 3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá

+ Bước 4: Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh…

2.3. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống

- Thông qua tri thức lịch sử, con người có thể giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.

- Những vấn đề thời sự và thực tiễn của hiện tại đều ít nhiều xuất phát những gì đã diễn ra trong quá khứ và là kết quả của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian.

- Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về những vấn để đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trong quá khứ.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Cánh diều Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Băng tan ở Bắc Cực do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu

=> Như vậy: Tri thức lịch sử có giá trị lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội, có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Phần 2. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Câu 1. Một trong những cuộc thi nổi tiếng trong khuôn khổ dự án của Ủy ban Văn hóa thông tin Asean (COCI) là gì?

A. Tìm hiểu về ASEAN.

B. Theo dòng lịch sử.

C. ASEAN trong tôi

D. Việt Nam và ASEAN

Đáp án đúng là: A

Cuộc thi tìm hiểu về ASEAN nằm trong khuôn khổ dự án của Ủy ban Văn hóa Thông tin ASEAN, được tổ chức hai năm một lần. Đây là sân chơi dành cho học sinh cấp trung học phổ thông, nhằm nâng cao sự hiểu biết về đất nước, con người của các nước thành viên ASEAN.

Câu 2. Ai là tác giả của câu nói: “Lịch sử không phải là gánh nặng cho kí ức, mà là sự soi sáng của tâm hồn”?

A. Xi-xê-rông

B. Lo Ác-tơn

C. Ph. Ăng-ghen

D. I. Lê-nin

Đáp án đúng là: B

Lo Ác-tơn là tác giả của câu nói: “Lịch sử không phải là gánh nặng cho kí ức, mà là sự soi sáng cảu tâm hồn”.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về vai trò của tri thức lịch sử?

A. Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.

B. Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.

C. Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.

D. Dự đoán, dự báo trước những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Đáp án đúng là: D

- Vai trò của tri thức lịch sử:

+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội

+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng

+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững

Câu 4. Đền Hùng và lễ Giỗ tổ Hùng Vương là biểu tượng của truyền thống

A. yêu nước và đoàn kết, hướng về cội nguồn.

B. kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm.

C. nhân đạo, yêu thương con người.

D. nhân ái, yêu chuộng hòa bình.

Đáp án đúng là: A

Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương là biểu tượng của truyền thống yêu nước và đoàn kết hướng về cội nguồn của dân tộc Việt Nam, từ lâu đã trở thành nét đặc sắc trong truyền thống văn hóa người Việt.

 Câu 5. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?

A. Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của cá nhân, cộng đồng.

B. Giúp con người thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

C. Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.

D. Dự báo chính xác về thời cơ, nguy cơ trong tương lai.

Đáp án đúng là: C

- Vai trò của tri thức lịch sử:

+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội

+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng

+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững

Câu 6. Ai là tác giả của câu nói: “Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lí, là sinh mệnh của kí ức, là thầy dạy cảu cuộc sống và là sứ giả của cố nhân”?

A. C. Mác

B. Ph. Ăng-ghen

C. I. Lê-nin

D. Xi-xê-rông

Đáp án đúng là: D

Xi-xê-rông là tác giả của câu nói: “Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lí, là sinh mệnh của kí ức, là thầy dạy cảu cuộc sống và là sứ giả của cố nhân”?

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về ý nghĩa của tri thức lịch sử?

A. Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của cá nhân, cộng đồng.

B. Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.

C. Con người có thể đúc kết và vận dụng nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.

D. Con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai.

Đáp án đúng là: B

- Ý nghĩa của tri thức lịch sử:

+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại.

+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.

+ Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

Câu 8. Khảo sát, sưu tầm, tìm kiếm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử… là quá trình của việc

A. thu thập thông tin và sử liệu.

B. xử lý thông tin và sử liệu.

C. phân loại các nguồn sử liệu.

D. lập thư mục các nguồn sử liệu.

Đáp án đúng là: A

Thu thập thông tin và sử liệu là quá trình khảo sát, sưu tầm, tìm kiếm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử…

Câu 9. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của tri thức lịch sử?

A. Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.

B. Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.

C. Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.

D. Dự đoán, dự báo trước những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Đáp án đúng là: D

- Ý nghĩa của tri thức lịch sử:

+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại.

+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.

+ Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

Câu 10. “Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm,… được gọi là

A. hiện thực lịch sử.

B. nhận thức lịch sử.

C. tri thức lịch sử.

D. nghiên cứu lịch sử.

Đáp án đúng là: C

Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm,…

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học lịch sử suốt đời?

A. Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng.

B. Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng.

C. Lịch sử là ngành khoa học cơ bản, nền tảng của các ngành khoa học khác.

D. Giúp con người mở rộng kiến thức, hoàn thiện và phát triển kĩ năng.

Đáp án đúng là: C

- Cần phải học tập lịch sử suốt đời, vì:

+ Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.

+ Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới. Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.

+ Cùng với việc tim hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.

 Câu 12. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “……….. là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm”.

A. nhận thức lịch sử.

B. tri thức lịch sử.

C. hiện thực lịch sử.

D. nghiên cứu lịch sử.

Đáp án đúng là: B

Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm,…

Câu 13. Em hãy cho biết nhận định dưới đây đúng hay sai?

“Tri thức lịch sử giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng”.

A. Đúng.

B. Sai.

Đáp án đúng là: A

- Ý nghĩa của tri thức lịch sử:

+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.

+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.

+ Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại. 

Câu 14. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để

A. dự đoán, dự báo những thuận lợi và nguy cơ trong tương lai.

B. giải thích những hiện tượng siêu nhiên, thần bí trong cuộc sống.

C. giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.

D. đạt được thành tích cao trong các kì thi, bài kiểm tra, đánh giá,…

Đáp án đúng là: C

Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.

Câu 15. Phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được là quá trình của việc

A. thu thập thông tin và sử liệu.

B. xử lý thông tin và sử liệu.

C. phân loại các nguồn sử liệu.

D. lập thư mục các nguồn sử liệu.

Đáp án đúng là: B

Xử lý thông tin và sử liệu là quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được.

Câu 16. Sắp xếp các nội dung sau theo đúng quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu:

1 - Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập

2 - Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh, đánh giá

3 - Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

4 - Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh.

A. 1 - 3 - 2 - 4.

B. 4 - 3 - 2 - 1.

D. 1 - 4 - 3 - 2.

D. 2 - 1 - 3 - 4.

Đáp án đúng là: A

- Quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu:

+ Bước 1: Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập

+ Bước 2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu

+ Bước 3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh, đánh giá

+ Bước 4: Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh.

=> Thứ tự sắp xếp đúng là: 1 - 3 - 2 - 4.

1 156 lượt xem