Sách bài tập GDCD 7 (Cánh diều) Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường

Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập GDCD lớp 7 Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7 Bài 9 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:

1 68 lượt xem


Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường

Bài 1 trang 48 SBT GDCD 7: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết cách xử trí nào nào là phù hợp để ứng phó với bạo lực học đường.

Sách bài tập GDCD 7 Bài 9 (Cánh diều): Ứng phó với bạo lực học đường (ảnh 1)

Lời giải:

- Những cách xử trí phù hợp để ứng phó với bạo lực học đường là:

+ Nhanh chóng nhận diện được dấu hiệu của bạo lực học đường.

+ Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.

+ Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.

+ Gọi số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em 111.

+ Đổi mật khẩu để bảo vệ tài khoản mạng xã hội của cá nhân.

+ Khi chứng kiến bạo lực học đường, không thờ ơ vô cảm, lôi kéo tham gia, cổ vũ các hành vi bạo lực học đường.

+ Không tìm cách trả thù, đánh lại, tỏ thái độ thách thức.

Bài 2 trang 48 SBT GDCD 7: Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào dưới đây về bạo lực học đường?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn) 

A. Đánh nhau ở trong trường và nơi công cộng. 

B. Đùa nghịch nơi công cộng. 

C. Gây rối trật tự, an ninh nơi công cộng. 

D. Xúc phạm học sinh khác.

E. Nói to nơi công cộng. 

Lời giải:

Lựa chọn các đáp án: A, C, D

Bài 3 trang 48 SBT GDCD 7: Hành vi, việc làm nào dưới đây là đúng hay sai quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực học đường?

(Đánh dấu X vào ô trống tương ứng) 

Hành vi, việc làm

Đúng

Sai

1. Tuyên truyền, phổ biến cho học sinh về hậu quả của bạo lực học đường.

   

2. Khuyên nhủ học sinh không chơi với những bạn có biểu hiện đạo đức không tốt.

   

3. Tổ giác hành vi bạo lực học đường với công an, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

   

4. Phổ biến cho học sinh về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường.

   

5. Tư vấn cho người có nguy cơ bị bạo lực học đường nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra bạo lực.

   

6. Thông báo kịp thời cho gia đình học sinh.

   

7. Chủ động tấn công khi mình bị hành vi bạo lực.

   

Lời giải:

Hành vi, việc làm

Đúng

Sai

1. Tuyên truyền, phổ biến cho học sinh về hậu quả của bạo lực học đường.

x

 

2. Khuyên nhủ học sinh không chơi với những bạn có biểu hiện đạo đức không tốt.

 

x

3. Tổ giác hành vi bạo lực học đường với công an, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

x

 

4. Phổ biến cho học sinh về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường.

x

 

5. Tư vấn cho người có nguy cơ bị bạo lực học đường nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra bạo lực.

x

 

6. Thông báo kịp thời cho gia đình học sinh.

x

 

7. Chủ động tấn công khi mình bị hành vi bạo lực.

 

x

Bài 4 trang 49 SBT GDCD 7: Theo em, hành vi, biểu hiện nào dưới đây là phù hợp để phòng ngừa bạo lực học đường?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn) 

A. Thân thiện với bạn bè trong trường, lớp. 

B. Khéo léo giải quyết các xích mích, mâu thuẫn với bạn bè. 

C. Chủ động thách thức người có hành vi bạo lực. 

D. Lập nhóm bạn bè để đối phó với hành vi bạo lực. 

E. Không xem phim ảnh bạo lực. 

G. Không tham gia trò chơi bạo lực. 

H. Bình tĩnh, kiềm chế khi bị người khác khiêu khích.

I. Để mặc cho sự việc xảy ra.

Lời giải:

Lựa chọn các đáp án: A, B, E, G, H

Bài 5 trang 49 SBT GDCD 7: Hành vi, việc làm nào dưới đây là cần thiết để ứng phó với bạo lực học đường?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn) 

A. Tìm cơ hội thoát ra khỏi tình trạng bạo lực. 

B. Nhanh chóng tấn công lại hành vi bạo lực. 

C. Nhanh chóng kêu to để mọi người nghe thấy, giúp đỡ. 

D. Nói những cầu thách thức người có hành vi bạo lực. 

E. Trình báo với Công an, Uỷ ban nhân dân nơi cư trú. 

G. Bảo với bố mẹ và thầy cô giáo

H. Kéo bạn đi trả thù người gây,ra hành vi bạo lực với mình.

Lời giải:

Lựa chọn các đáp án: A, C, E, G

Bài 6 trang 50 SBT GDCD 7: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG BẢNG TÌNH BẠN ĐẸP

Vấn đề bạo lực học đường đã và đang trở thành nỗi lo lắng, quan tâm của nhiều gia đình, phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội. Trước thực trạng trên, nhiều trường: trung học cơ sở đã tổ chức diễn đàn “Xây dựng tỉnh bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường” với sự tham gia của đông đảo học sinh, giáo viên trong trường

Không trở thành nạn nhân của nạn bạo lực học đường, một bạn học sinh cho  biết, bạn thấy mình rất may mắn khi có những người bạn tốt luôn ở bên, cùng đồng hành trong học tập. Để có những tình bạn đẹp, không trở thành nạn nhân của nạn bạo lực học đường, bản thân mỗi học sinh nên tự tin, sống hoà đồng với bạn bè, không nên tự co cụm, cô lập mình với mọi người xung quanh. Neu mình vô tình có những khúc mắc với bạn bè thì cân nhanh chóng cùng giải quyết êm đẹp, trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau, tránh để mâu thuẫn kéo dài. Trường hợp bị người khác bắt nạt thì liên mạnh dạn lên tiếng nhờ bạn bè, thầy cô, bố mẹ giúp đỡ.

Qua trao đổi, các bạn học sinh có cơ hội nói lên tiếng nói của bản thân để thầy cô giáo hiệu được tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề mà mình đang quan tâm. Từ đó có trách nhiệm xây dựng môi trường học đường an toàn, thân thiện và lành mạnh hơn cho học sinh, thực hiện hiệu quả các mục tiêu vì trẻ em.

Một cán bộ Đoàn Thanh niên chia sẻ, qua chương trình, rất mong muốn được lăng nghe những tâm tư, sự nhìn nhận của các em học sinh về bạo lực trong học đường. Từ đó, các em nhìn nhận, biết trau dồi kĩ năng sống, hiểu rõ hơn về những đạo đức tốt đẹp trong việc xây dựng tình bạn đẹp của tuổi học trò. Đồng thời, chính các em có thể là những người tuyên truyền, phòng chống tình trạng bạo lực học đường, góp phần xây dựng môi trường học tập thân thiện.

a) Việc các trường học tổ chức diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với  bạo lực học đường” có phải là thực hiện quy định của pháp luật về biện pháp phòng chống bạo lực học đường không? Vì sao?

b) Em học được điều gì từ diễn đàn về cách phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường?

Lời giải:

Yêu cầu a)

- Việc các trường học tổ chức diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với  bạo lực học đường” là hành động thực hiện quy định của pháp luật về biện pháp phòng chống bạo lực học đường.

- Vì: việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục về mối nguy hiểm và hậu quả, biện pháp phòng ngừa của bạo lực học đường đã được quy định trong điểm a), khoản 1, Điều 6 của Nghị định số 80/2017/NĐ-CP.

Yêu cầu b) Những điều em học được từ diễn đàn:

- Thân thiện, hòa đồng và xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh

- Có lối sống lành mạnh, tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội

- Khéo léo và kịp thời trong giải quyết các hiểu nhầm, xích mích nhỏ.

- Tìm hiểu các thông tin pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, thầy cô giáo khi gặp phải tình trạng bạo lực học đường.

- Khi chứng kiến bạo lực học đường, không thờ ơ vô cảm, lôi kéo tham gia, cổ vũ các hành vi bạo lực học đường.

Bài 7 trang 51 SBT GDCD 7: Vào một ngày thứ 7, lớp 7A Trường Trung học cơ sở M tổ chức đi tham quan danh lam thắng cảnh ở ngoại ô thành phố. Buổi chiều, trên đường trở về trường, H bị một bạn trong lớp chụp lại cảnh đang ngủ trên xe, sau đó đăng tải bức ảnh đó lên trên mạng Facebook cùng những lời lẽ không hay, có ý bêu riếu, xúc phạm H. H đã bật khóc ngay khi nhìn thấy tấm ảnh vì cảm thấy bị xúc phạm nặng nề.

a) Hành vi đăng ảnh của người khác cùng những lời lẽ xúc phạm lên mạng xã hội có phải là hành vi bạo lực học đường không?

b) Theo em, trong trường hợp này H phải ứng phó như thế nào để chấm dứt bạo lực học đường từ bạn học trong lớp?

Lời giải:

- Yêu cầu a) Hành vi đăng ảnh của người khác cùng những lời lẽ xúc phạm lên mạng xã hội chính là hành vi bạo lực học đường.

- Yêu cầu b) Trong trường hợp này, H nên:

+ Trực tiếp trò chuyện, trao đổi với người bạn đã đăng ảnh, yêu cầu bạn ấy gỡ bài đăng và công khai xin lỗi H. Trong quá trình trao đổi, H cần chú ý kiềm chế lời nói và cảm xúc, đặc biệt là các lời nói mang tính thách thức và cảm xúc tiêu cực.

+ Nếu bạn kia không thực hiện hành động gỡ bài đăng và công khai xin lỗi H, H có thể báo cáo sự việc với thầy/ cô giáo chủ nhiệm để nhờ sự trợ giúp từ thầy/ cô.

Bài 8 trang 51 SBT GDCD 7: Từng là một nạn nhân của việc thoá mạ trên mạng xã hội, N là học sinh lớp 7, bị bịa đặt loan truyền trong lớp về những câu chuyện hoàn toàn sai sự thật về mình. Trong đó có chuyện bịa là N hay nhìn bài của bạn khi kiểm tra nên mới được điểm cao, hay chuyện chế N “béo như lợn”, “xấu tính”, và còn nhiều chuyện rất không hay về N và gia đình. Chỉ một thời gian sau, những lời nói xấu N bị đăng tải lên Facebook. Lúc đó có rất nhiều người hùa theo chửi bới N mà chẳng cần biết chuyện đúng hay sai sự thật. Từ đó N không sao chịu nổi và trở nên trầm cảm,

a) Em nhận xét thế nào về hành vi của những bạn trong lớp đối với N?

b) Em có thể tư vấn cho N như thế nào về cách ứng phó trong trường hợp này?

Lời giải:

- Yêu cầu a) Hành vi thóa mạ, bịa đặt sai sự thật của các bạn trong lớp về N là hành vi bạo lực học đường. Hành vi này đã gây tổn thương nghiêm trọng đến tinh thần của N, khiến N rơi vào trạng thái trầm cảm.

- Yêu cầu b) Trong trường hợp này, theo em, N nên:

+ Tâm sự, chia sẻ và nhờ sự trợ giúp của người thân (bố, mẹ) và thầy/ cô giáo.

+ Bình tĩnh, kiềm chế những cảm xúc tiêu cực.

Bài 9 trang 51 SBT GDCD 7: Do xích mích với nhau, hai bạn học sinh Trường Trung học cơ sở K to tiếng, cãi cọ nhau ngay trước cổng trường sau giờ tan học; theo đó một bạn nữ đã xông vào đánh một nữ khác cùng trường nhưng khác lớp. Bạn bị đánh phản ứng, nhưng mỗi lần phản ứng thì lại càng bị đánh đau hơn. Nhiều bạn học sinh trong trường chứng kiến sự việc này nhưng không ai can ngăn; không những thế, một số bạn còn hô hoán, cổ vũ.

a) Em đồng ý hay không đồng ý với cách phòng ngừa, ứng phó bạo lực của bạn học sinh bị bạo lực học đường? Vì sao?

b) Em nhận xét thế nào về biểu hiện, hành vi của các bạn chứng kiến? 

Lời giải:

- Yêu cầu a) Em không đồng tình với cách phòng ngừa, ứng phó bạo lực của bạn học sinh bị bạo lực học đường. Vì: hành vi: dùng bạo lực để chống đỡ/ đáp trả lại đối phương không giúp cho việc bạo lực học đường chấm dứt, trái lại, khiến sự việc ngày càng trở nên nghiêm trọng và thậm chí gây nguy hiểm đến sức khỏe của bản thân.

- Yêu cầu b) Các bạn chứng kiến đã có hành vi không đúng. Hành động hô hoán, cổ vũ bạo lực học đường của các bạn này thể hiện sự thờ ơ, vô cảm và thiếu trách nhiệm trong việc phòng ngừa bạo lực học đường.

Bài 10 trang 51 SBT GDCD 7: Q là học sinh nam lớp 7, bị hai bạn nam ngồi cạnh hay trêu chọc cả trong và ngoài giờ học ở lớp. Hai bạn ấy có những hành động bạo lực như ném sách của Q, dùng sách đập vào đầu Q. Hai bạn ấy còn doạ, nếu mách cô giáo thì sẽ bị đánh. Không chịu được tình trạng này, sau một số lần bị trêu chọc Q đã báo với cô giáo chủ nhiệm lớp. Cô chủ nhiệm đã nói chuyện với hai bạn kia và Q, đồng thời yêu cầu chấm dứt những hành vi này. Được cô giáo nhắc nhở, lại được các bạn trong lớp góp ý, hai bạn cùng lớp nhận ra hành vi của mình là sai trái, từ đó không còn trêu chọc Q như trước nữa,

a) Hành vi nào của hai bạn học sinh trong trường hợp trên là hành vi học sinh không nên làm?

b) Em đồng ý hay không đồng ý với việc Q báo với cô giáo chủ nhiệm về hành vị trêu chọc của hai bạn nam đối với mình?

c) Cách giải quyết của cô giáo chủ nhiệm có phù hợp khi trong phó với bạo lực học đường không? Vì sao? 

Lời giải:

- Yêu cầu a) Những hành vi không nên làm của 2 bạn học sinh trong trường hợp trên là:

+ Ném sách của Q, dùng sách đập vào đầu Q.

+ Đe doạ, nếu Q mách cô giáo thì sẽ bị đánh.

- Yêu cầu b) Em đồng tình với việc Q báo với cô giáo chủ nhiệm về hành vị trêu chọc của hai bạn nam đối với mình.

- Yêu cầu c) Cô giáo chủ nhiệm đã có cách giải quyết phù hợp khi ứng phó với bạo lực học đường. Vì: cách ứng phó của cô giáo đã:

+ Giúp đỡ Q thoát ra khỏi tình trạng bạo lực học đường

+ Giúp 2 bạn học sinh nhận ra hành vi của mình là sai trái và không thực hiện hành vi bạo lực học đường với Q nữa.

Bài 11 trang 52 SBT GDCD 7: Nếu chứng kiến trường hợp bạo lực học đường trong trường, trong lớp mình, em sẽ làm gì để giúp người bị bạo lực?

Lời giải:

- Nếu chứng kiến trường hợp bạo lực học đường trong trường, trong lớp mình, em sẽ: 

+ Can ngăn các bạn không nên thực hiện hành vi bạo lực học đường.

+ Nhanh chóng thông báo sự việc cho thầy cô giáo, gia đình của các bạn hoặc trình báo cơ quan chức năng.

+ Động viên, an ủi đối với bạn bị bạo lực và khuyên nhủ bạn không nên tìm cách trả thù, đánh lại hay tỏ thái độ thách thức.

+ Không cổ vũ hoặc lôi kéo các bạn khác tham gia vào hành vi bạo lực học đường.

Bài 12 trang 52 SBT GDCD 7: Em có thể làm gì nếu nhà trường và địa phương tổ chức hoạt động tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường?

Lời giải:

- Em sẽ:

+ Tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường và địa phương tổ chức.

+ Rèn luyện cho bản thân lối sống lành mạnh và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, trong sáng với các bạn.

Bài 13 trang 52 SBT GDCD 7: Em đã từng bị bạo lực học đường chưa? Em rút ra bài học gì cho bản thân để phòng, tránh bị bạo lực học đường.

Lời giải:

- Bản thân em đã từng là nạn nhân của bạo lực học đường

- Bài học em rút ra để phòng, tránh bạo lực học đường là:

+ Thân thiện, hòa đồng và xây dựng tình bạn lành mạnh.

+ Kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực.

+ Khéo léo và kịp thời trong giải quyết các hiểu nhầm, xích mích nhỏ.

+ Tâm sự, chia sẻ và tìm kiếm sự trợ giúp từ người thân, thầy/ cô giáo,…

+ Không tìm cách trả thù, đánh lại, tỏ thái độ thách thức.

1 68 lượt xem