Sách bài tập KTPL 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập KTPL lớp 10 Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Kinh tế pháp luật 10 Bài 20 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:

1 113 lượt xem


Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu 1 trang 128 SBT Kinh tế Pháp luật 10Nội dung nào dưới đây không đề cập trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013?

□ a. Hợp đồng

□ b. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

□ c. Chính phủ

□ d. Quốc kì, quốc ca, quốc huy, thủ đô

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 128 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 được Quốc hội khoá nào thông qua?

□ a. Quốc hội khoá 13

□ b. Quốc hội khoá 12

□ c. Quốc hội khoá 11

□ d. Quốc hội khoá 10

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

 

Câu 3 trang 128 SBT Kinh tế Pháp luật 10Hiến pháp Việt Nam năm 1946 là Hiến pháp thứ mấy của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

□ a. Bản Hiến pháp đầu tiên

□ b. Bản Hiến pháp thứ hai

□ c. Bản Hiến pháp thứ ba

□ d. Bản Hiến pháp thứ tư

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 4 trang 129 SBT Kinh tế Pháp luật 10Nhận định nào sau đây đúng?

□ a. Hiến pháp - đạo luật có giá trị pháp lí cao nhất có nguồn gốc từ các quy định của các hoàng đế La Mã cổ đại.

□ b. Chỉ ở những quốc gia nào cách mạng tư sản thành công thì Hiến pháp mới được ban hành.

□ c. Hiến pháp chỉ được ban hành ở những quốc gia có cách mạng tư sản không thành công.

□ d. Hiến pháp - đạo luật có giá trị pháp lí cao nhất ra đời trong các cuộc cách mạng tư sản.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 5 trang 129 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Trong hệ thống pháp luật của nước Việt Nam hiện nay, Hiến pháp năm 2013 giữ vị trí, vai trò như thế nào?

□ a. Luật cơ bản của Nhà nước

□ b. Pháp luật cơ bản của Nhà nước

□ c. Luật thiếu yếu của Nhà nước

□ d. Luật thứ cấp của Nhà nước

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 129 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Chủ thể nào có trách nhiệm chấp hành và bảo vệ Hiến pháp?

□ a. Cán bộ - Công chức

□ b. Người từ đủ 18 tuổi trở lên

□ c. Công dân

□ d. Người từ đủ 15 tuổi trở lên

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 7 trang 129 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm:

□ a. Là luật quy định nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước, là luật bảo vệ quyền con người và quyền công dân và có giá trị pháp lí cao nhất.

□ b. Là luật quy định nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước, là công cụ bảo vệ quyền con người và quyền công dân và có giá trị pháp lí cao nhất.

□ c. Là luật quy định nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước, là luật bảo vệ quyền con người và có giá trị pháp lí cao nhất.

□ d. Là luật quy định nguyên tắc tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội, là luật bảo vệ quyền con người và quyền công dân và có giá trị pháp lí cao nhất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 1 trang 130 SBT Kinh tế Pháp luật 10Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a. Hiến pháp là luật có vị trí ngang bằng nhau như các luật khác.

b. Học sinh cũng phải có trách nhiệm tuân thủ và bảo vệ Hiến pháp.

c. Nếu các luật như dân sự, hành chính, hình sự, lao động,... có nội dung trái với Hiến pháp thì bắt buộc phải thay đổi Hiến pháp.

d. Hiến pháp là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Lời giải:

- Đồng tình với ý kiến: b,d

- Không đồng tình với ý kiến: a, c. Vì:

+ a. Hiến pháp chỉ chứa đựng các quy định về nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước tức là bao gồm các chế định về Chủ tịch nước, chế định Chính phủ chứ không bao gồm chế định thừa kế hay hợp đồng (thuộc ngành luật Dân sự). 

+ c. Nếu các luật như dân sự, hành chính, hình sự, lao động,... có nội dung trái với Hiến pháp thì bắt buộc phải thay đổi các luật như dân sự, hành chính, hình sự, lao động,...

Bài tập 2 trang 130 SBT Kinh tế Pháp luật 10Điền các từ còn thiếu vào đoạn văn dưới đây.

Hiến pháp là ............... của một quốc gia, có hiệu lực pháp lý .......... quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng của một nước như chế độ chính trị; các ............... và ............... cơ bản của con người; các chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ; chủ quyền thiêng liêng của quốc gia cũng như các cơ quan quyền lực nhà nước.

Lời giải:

Hiến pháp là luật cơ bản của một quốc gia, có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng của một nước như chế độ chính trị; các quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người; các chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ; chủ quyền thiêng liêng của quốc gia cũng như các cơ quan quyền lực nhà nước.

Bài tập 3 trang 130 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy cho biết những quy định sau thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

- Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học dược học, khoa học hay bất kì hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

(Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp năm 2013)

- Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ,

(Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013)

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

(Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013)

- Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Quốc hội ban hành Bộ luật dân sự năm 2015.

Lời giải:

Nội dung

Đặc điểm của Hiến pháp

Khoản 3 Điều 20 Hiến pháp năm 2013

Hiến pháp là luật quy định các quyền con người.

Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013

Hiến pháp quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.

Khoản 3 Điều 3 Hiến pháp năm 2013

Hiến pháp quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.

Căn cứ vào Hiến pháp năm 2013, Quốc hội ban hành Bộ luật dân sự năm 2015

Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lí cao nhất.

Bài tập 4 trang 131 SBT Kinh tế Pháp luật 10Hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Từ ngày 02-01 đến ngày 31 - 03, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kí Lệnh công bố Nghị quyết tổ chức lấy ý kiến của người dân về

Dự thảo Hiến pháp. Anh D cùng các bạn trong khu dân cư hào hứng đọc và góp ý về dự thảo Hiến pháp lần này. Tuy nhiên, anh P cho rằng việc làm của D và nhóm bạn là phí sức và vô ích về việc này đã có cơ quan nhà nước lo, nhất là Quốc hội không thể lắng nghe hết ý kiến của người dân như mình.

Câu hỏi:

- Theo em, quan điểm của anh P có đúng không? Vì sao?

- Nếu là anh D thì em sẽ giải thích cho anh P như thế nào?

Lời giải:

Quan điểm của anh P là không đúng vì công dân cần thực hiện xây dựng đóng góp Hiến pháp bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.

- Nếu là anh D, em sẽ giải thích cho anh P hiểu rằng muốn đất nước được phồn vinh, vững mạnh phải dựa vào mỗi đóng góp ý kiến của nhân dân. Đó là sự dân chủ, công bằng.

Bài tập 5 trang 132 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Tình huống. B và A đều 20 tuổi, là đôi bạn thân từ nhỏ và cùng có tên trong danh sách khám tuyển nghĩa vụ quân sự. B hăng hái tham gia khám tuyển vì cho rằng đó là nghĩa vụ của mỗi công dân. Ngược lại, A cho rằng việc khám tuyển nghĩa vụ quân sự là tự nguyện, không bắt buộc và lấy lí do đang theo học đại học nên không chịu tham gia khám tuyển. Ban Chỉ huy quân sự địa phương đã nhiều lần nhắc nhở nhưng A vẫn không tham gia, thậm chí còn bỏ trốn sang địa phương khác.

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về việc làm của B và A?

- Việc tham gia nghĩa vụ quân sự có phải bắt buộc không? Hành vi của A có vị phạm pháp luật không? Vì sao?

Lời giải:

- Nhận xét: B đã thực hiện quyền và chấp hành nghĩa vụ của bản thân khi hăng hái tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Còn hành động của A là chưa thực hiện nghĩa vụ của bản thân, rất đáng lên án.

- Việc tham gia nghĩa vụ quân sự là bắt buộc. Hành vi của A là vi phạm pháp luật. Vì theo Hiến pháp Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự: Công dân nam giới đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ, lứa tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.

Bài tập 1 trang 132 SBT Kinh tế Pháp luật 10Em hãy nêu một số hành vi tuân theo Hiến pháp. Qua đó, đề xuất một vài sáng kiến để Hiến pháp được phổ biến rộng rãi đến mọi người.

Lời giải:

- Một số hành vi tuân theo Hiến pháp: 

+ Đi nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.

+ Đóng thuế đầy đủ.

+ Tham gia bầu cử tại địa phương sinh sống.

- Đề xuất một vài sáng kiến để Hiến pháp được phổ biến rộng rãi đến mọi người:

+ Tuyên truyền nâng cao hiểu biết của mọi người về Hiến pháp.

+ Tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật.

Bài tập 2 trang 133 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ) về vai trò của Hiến pháp năm 2013.

Lời giải:

Nội dung Hiến pháp nước Cộng hòa xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 đã thể hiện rõ được vai trò của Hiến pháp - đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và nhà nước. Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

1 113 lượt xem