Tác giả tác phẩm Cảm hoài (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 12 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Cảm hoài Ngữ văn lớp 12 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 135 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Cảm hoài - Ngữ văn 12

I. Tác giả Đặng Dung

Cảm hoài - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

- Đặng Dung (? - 1414) quê ở huyện Thiên Lộc, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

- Dưới triều nhà Hồ, ông giúp cha là tướng quân Đặng Tất cai quản đất Thuận Hoá. Khi quân Minh xâm lược nước ta, ông cùng cha tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi, lập nhiều công lớn, trong đó có trận thắng Bô Cô hiển hách. Đáng tiếc là Trần Ngỗi nghe lời gièm pha, nghi kị và giết Đặng Tất.

- Đặng Dung bỏ Trần Ngỗi, tôn Trần Quý Khoáng làm minh chủ, chỉ huy nghĩa quân giao chiến với quân Minh hàng trăm trận.

- Năm 1414, khi thua trận, bị giặc Minh bắt giải sang Trung Quốc, ông đã tuẫn tiết trên đường đi.

II. Đọc tác phẩm Cảm hoài

Phiên âm:

Thế sự du du nại lão hà,

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.

Thời lai đồ điếu thành công dị,

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.

Trí chủ hữu hoài phù địa trục,

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,

Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

Dịch nghĩa:

Việc đời dằng dặc, mà ta đã già, biết làm thế nào?

Trời đất không cùng, thu cả vào cuộc say ca.

Gặp thời, người hàng thịt, kẻ đi câu cũng dễ thành công,

Lỡ vận, những bậc anh hùng cũng đành nuốt hận.

Giúp chúa, những muốn xoay trục đất,

Rửa binh khí, tiếc không có lối kéo sông Ngân xuống.

Thù nước chưa trả được, mà đầu đã bạc,

Bao phen mài gươm Long Tuyền dưới trăng.

Dịch thơ:

Thế sự ngổn ngang đã vội già,

Đất trời bất tận cuộc say ca.

Gặp thời đồ điếu công thành dễ,

Lỡ vận anh hùng hận xót xa.

Phò chúa dốc lòng nâng trục đất,

Tẩy binh khôn lối kéo Ngân Hà.

Quốc thù chưa trả đầu sao bạc,

Bao độ mài gươm ánh nguyệt tà.

III. Tìm hiểu tác phẩm Cảm hoài

Bài thơ “Cảm hoài” của Đặng Dung | Nghiên Cứu Lịch Sử

1. Thể loại Cảm hoài

- Tác phẩm Cảm hoài thuộc thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật.

2. Xuất xứ Cảm hoài

- Tác phẩm được Nguyễn Khắc Phi dịch và chủ biên, trích trong Kiến thức bổ trợ Ngữ Văn 10 nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008, tr 148)

3. Phương thức biểu đạt Cảm hoài

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

4. Bố cục bài thơ Cảm hoài

- Hai câu đề: một tình thế bi kịch.

- Hai câu thực: nêu cụ thể nỗi niềm thời thế với tâm trạng oán hận của tác giả.

- Hai câu luận: Tình thế bất lực, cảm giác bi kịch được tiếp tục trong những hình ảnh khoáng đạt, đượm màu bi tráng.

- Hai câu kết: tác giả đã thể hiện chí khí quật cường và tinh thần kiên trì chiến đấu.

5. Giá trị nội dung Cảm hoài

- Qua lời giãi bày trước hoàn cảnh và thời cuộc, nhà thơ thể hiện tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường của mình trước tình thế ngặt nghèo, vận nước gian nan.

- Vẻ đẹp bi tráng của người anh hùng mang âm hưởng vang vọng của hào khí Đông – A.

6. Giá trị nghệ thuật Cảm hoài

- Sử dụng nghệ thuật đối lập, hình ảnh hùng tráng, kì vĩ, giàu sức gợi, nhiều điển cố tạo cho câu thơ độ súc tích, giàu dư âm, góp phần quan trọng thể hiện nỗi lòng của nhân vật trữ tình.

IV. Tìm hiểu chi tiết văn bản Cảm hoài

Cảm hoài - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

1. Hai câu đề

*Câu 1

- Nghệ thuật đối lập: tình huống bi kịch của nhà thơ.

- Sử dụng câu hỏi tu từ: biết làm thế nào?

=> Tâm trạng nhà thơ: rối bời, bi quan, băn khoăn, trăn trở trước tình huống bi kịch của cuộc đời mình.

*Câu 2

- Người anh hùng: đắm mình trong cuộc rượu hát ca, hòa mình vào trời đất vô cùng.

=> Cách giải thoát bi kịch của nhà thơ.

- Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn: nỗi buồn thương mang tính phổ quát và tầm vóc vũ trụ.

=> Hai câu đề: tình huống bi kịch và nỗi buồn cảu người anh hùng trước tình huống bi bịch ấy.

2. Hai câu thực

- Nghệ thuật đối lập: quan hệ giữa con người và thời vận: thời vận là yếu tố quyết định.

- Sử dụng điển cố (đồ, điếu)

=> Nhà thơ không có ý coi thường người xưa, chỉ nhằm khẳng định mình là một anh hùng, người anh hùng lỡ vận, nên không thể thực hiện xong việc lớn.

- Tâm trạng nhà thơ: đắng cay, uất hận.

=> Hai câu thực: nỗi uất hận của nhà thơ khi sinh “bất phùng thời”.

3. Hai câu luận

- Nghệ thuật đối lập và sử dụng điển tích, điển cố:

+ Đối lập: Trí chủ … phù trục địa >< Tẩy binh … văn thiên hà

+ Điển tích, điển cố:

Phù trục địa: nâng đỡ giang sơn đang nghiêng lệch.

Tẩy binh: chấm dứt chiến tranh, đem lại hòa bình.

Văn thiên hà: kéo sông Ngân Hà xuống

=> Những hành động phi thường thể hiện khát vọng, hoài bão lớn lao và khí phách của người anh hùng trong tình thế bấy giờ: giúp chúa khôi phục đất nước, đuổi toàn bộ quân thù ra khỏi bờ cõi để kết thúc chiến tranh, không còn phải dùng đến vũ khí.

- Xây dựng hình ảnh kì vĩ, hùng tráng “phù trục địa”, “văn thiên hà”.

=> Nâng khát vọng, hoài bão và hành động của người anh hùng lên tầm kích vũ trụ.

+ Hữu hoài: ước muốn.

+ Vô lộ: không có lối.

=> Khát vọng hoài bão lớn lao của người anh hùng không thực hiện được.

=> Hai câu luận: thể hiện sâu sắc tâm trạng bi tráng của  nhà thơ khi mang trong mình những khát vọng, hoài bão lớn lao nhưng vận thế không còn đành đắng cay bất lực.

4. Hai câu kết

- Nghệ thuật đối lập: quốc thù vị báo >< Đầu tiên bạch.

=> Nhắc lại và nhấn mạnh vào tình huống bi kịch của người anh hùng với bao nỗi đắng cay.

V. Các bài văn mẫu

Dàn bài phân tích bài thơ “Nỗi lòng” (Cảm hoài) của Đặng Dung. - Theki.vn

Đề bài: Phân tích bài Cảm hoài

Bài tham khảo 1

Từ xưa đến nay nhân dân ta luôn có trong mình lòng yêu nước, tự hào dân tộc và muốn xây dựng quê hương đất nước dù có gặp bất cứ khó khăn gì. Tinh thần ấy càng được thể hiện rõ hơn khi đất nước có chiến tranh, tinh thần chiến đấu càng dâng cao mãnh liệt.

Và Bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung đã thể hiện rõ tinh thần ấy. Hai câu thơ mở đầu đã bày tỏ tâm sự của tác giả khi ý thức được tình huống đầy mâu thuẫn:

Thế sự du du nại lão hà

Vô cùng thiên địa nhập hàn ca

Đó là mâu thuẫn giữa việc đời dài dằng dặc với chủ thể trữ tình đã già, biết phải làm sao? Vừa ý thức được bi kịch vừa đặt ra câu hỏi: tuổi tác là bi kịch lớn của đời người là hạn chế mà ta khó thể vượt qua. Thời gian trôi đi ta lại già đi khiến người ta cho dù còn trí hướng thì khó đạt được.

Bi kịch không đơn giản về tuổi tác mà ý thức trách nhiệm của nhà thơ với việc nước. Đó là việc bảo vệ đất nước, tiêu diệt giặc ngoại xâm. Vì thế vấn đề tuổi tác lại một lần nữa tạo nên nhân tố bi kịch khiến nhà thơ phải thốt lên câu hỏi “biết làm sao đây” là tiếc, trăn trở, một chút ngậm ngùi vì bất lực nhưng lại là cách đặt ra trách nhiệm với cuộc đời ngay khi tuổi đã già.

Đây là quan niệm sống cao đẹp, là lẽ sống cống hiến có ý nghĩa với nước với dân, là biểu hiện kiên cường vượt lên trên hoàn cảnh. Nhưng câu thơ thứ hai với hình ảnh thơ kì vĩ thấy được hoài bão của con người trước thiên nhiên để xoay chuyển cục diện đã nâng tầm trí tuệ của chủ thể trữ tình vượt lên trên bi kịch tuổi tác.

Từ bi kịch đó mà làm bật lên sự băn khoăn của con người ham đấu tranh, chiếm lĩnh thế giới vượt lên giới hạn cuộc đời. Từ ý thức về hoàn cảnh của mình nhà thơ bày tỏ những suy nghĩ sâu sắc về thời và thế.

Thời lai đồ điếu thành công dị

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa

Câu thơ có nhắc đến chuyện bán thịt, câu cá của Phàm Khoái, Hàn Tín nhưng không phải nhấn mạnh kẻ phàm thường cũng có thể thành công nếu gặp thời. Vì vậy kẻ anh hùng không gặp thời lỡ vận thì cũng tất yếu. Mất thời không thế dẫu là người tài thì cũng thất bại mà thôi.

Vậy mà khi viết về Hồ Quý Li một ông vua nhà cải cách vĩ đại thế kỉ XV Nguyên Trãi nhận xét: “Anh hùng để hận mấy trăm đời” Mối hận Hồ Quý Li là không có nhân hào không có người hiền tài để chống đỡ còn Đặng Dung là mối hận người anh hùng lỡ vận không có thiên thời.

Đây là những trải nghiệm được đúc kết từ cuộc đời của nhà thơ từ những kinh nghiệm đầy máu, nước mắt từ những năm tháng cầm quân đánh giặc. Hai câu thơ không chỉ được viết bằng trải nghiệm mà bằng sự phân tích đầy lí trí, sự linh cảm về kết cục đáng buồn mà mình sắp phải gánh chịu.

Tuy biết mình tuổi cao thời vận hết nhưng không buông xuôi tuyệt vọng:

Trí chủ hữu hoài phù địa trục

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà

Bày tỏ mong muốn của tác giả vọng lên trong tâm can cháy lên trong khát khao muốn được giúp vua giúp chúa muốn nâng đỡ giang sơn đang nghiêng lệch. Câu thơ thứ sáu có mượn ý của bài “Tẩy binh mã” của Đỗ Phủ để bộc lộ mong muốn chấm dứt chiến tranh lập lại hào bình cho dân cho nước.

Mong muốn ấy được gửi vào những hình ảnh thơ kì vĩ bộc lộ qua giọng điệu mạnh mẽ khiến chủ thể trữ tình trở nên lớn lao sánh ngang vũ trụ. Dù sức tài lực kiệt, dù thời vận không đến nhưng không gì có thể ngăn cản được ý chí tâm huyết và khát vọng người anh hùng trong sự nghiệp kinh bang cứu thế.

Cho dù bất cứ thời điểm nào thì tâm nguyện của Đặng Dung là mang tài năng của mình giúp vua đem thái bình cho dân tộc. Đó là tâm nguyện người anh hùng nhưng thật đáng tiếc là không thể vượt qua thực tại khắc nghiệt vẫn đối mặt với nỗi đau của sự bất lực.

Đến thời điểm này Đặng Dung vẫn chưa tìm thấy con đường nào để đi tiếp chấm dứt chiến tranh mà đều bế tắc. Vì vậy dù nói về điều kì vĩ nhưng câu thơ vẫn đọng lại sự ngậm ngùi. Như bao người nam nhi, Đặng Dung cũng có những khát vọng lớn lao muốn cứu nước nhưng không thể thực hiện được:

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch

Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma

Thù nước chưa trả thì mái tóc đã bạc sớm mất rồi vẫn là một tình huống đầy bi kịch ý thức tuổi tác lại là trở ngại. Trong tâm thức tác giả điều luôn canh cánh trong lòng đã hiện hữu một cách trực tiếp. Tuy có chút ngậm ngùi về giới hạn tuổi tác trên con đường cứu nước chưa có lối thoát nhưng hùng tâm tráng trí thì vẫn chưa phai nhạt.

Trong câu kết hình ảnh người anh hùng một lão tướng tóc đã bạc nhưng biết bao lần mang gươm báu mà dưới ánh trăng. Hình ảnh một con người với hành động kiên định không chịu cúi đầu không thua cuộc bền bỉ nung nấu ý nguyện được trả thù.

Có thể coi câu kết là điểm sáng bài thơ để nhận ra ngoài sự cảm thương cho số phận người anh hùng lỡ vận thì cảm giác hào sảng bởi hùng khí ngút trời cứ dấy lên trong người đọc niềm tin vào ý chí bất khuất của con người trước mọi hoàn cảnh để thấy rằng dù thất bại mà lòng không nản. Bài thơ vừa buồn mà như khúc tráng ca.

Bài thơ đã thể hiện rất rõ tinh thần của nhân dân ta dù có bị vấn đề tuổi tác hay ngoại cảnh tác động với lòng căm thù giặc đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi đất nước. Đó chính là bài học cho thế hệ trẻ chúng ta phải không ngừng cố gắng xây dựng đất nước.

Bài tham khảo 2

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, chí khí của người anh hùng trước vận nước luôn là đề tài quen thuộc. “Cảm hoài” của tác giả Đặng Dung là một trong số những tác phẩm tiêu biểu mang tính chất bi hùng và để lại nhiều cảm thức về cái bi.

Ra đời trong hoàn cảnh trước khi tác giả bị tướng Minh Trương Phụ bắt và đang sống trong hoàn cảnh lẩn trốn trong rừng núi sâu và cảm thấy bế tắc trong con đường khôi phục lại sự nghiệp chống giặc Minh, bài thơ toát lên tâm trạng bi tráng của người anh hùng qua những hình ảnh kì vĩ có sức diễn tả mạnh mẽ khát vọng tình cảm của tác giả:

“Thế sự du du nại lão hà

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca

Thời lai đồ điếu thành công dị

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa

Trí chủ hữu hoài phù địa trục

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch

Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma”

Mở đầu tác phẩm, tác giả đã đem đến bức tranh về xã hội Việt Nam thời bấy giờ cũng như bi kịch tâm trạng của tác giả:

“Thế sự du du nại lão hà

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca”

(Việc thế lôi thôi tuổi tác này

Mênh mông trời đất hát và say)

Bài thơ đã thể hiện “thế sự” rối ren của đất nước ta vào những năm giặc Minh giày xéo, xâm lược trong khi các cuộc khởi nghĩa nổi lên đều lực mỏng, thế cô. Ngày tháng qua mau, trong khi tuổi tác khiến con người sức càn lực kiệt.

Trước “thế sự du du”, tác giả muốn “gom cả trời đất rộng lớn lại mà ném vào một cuộc say”. Hai câu thơ mở đầu đã cho thấy tầm vóc tư tưởng lớn lao, vĩ đại của chủ thể trữ tình. Khi đặt bài thơ vào hoàn cảnh thực của tác giả, chúng ta càng hiểu rõ hơn về chí khí này.

Đặng Dung vốn xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước kiên cường, bất khuất. Cha ông là Đặng Tất, và ông đều là những anh hùng hào kiệt ở thời hậu Trần, nhưng đáng tiếc thay, thời cuộc rối ren khiến Đặng Tất chết oan vì sự nghi kị của kẻ cầm quyền là Giản Định Đế, còn Đặng Dung lại tử tử đầy uất hận trong tay giặc Minh. Vì thế số phận của họ là những anh hùng lỡ vận và không gặp được minh chúa.

Hai câu thơ tiếp theo nói về quan điểm của tác giả về sự thành bại ở đời chung quy là do trời quyết định:

Thời lai đồ điếu thành công dị

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa

Tác giả đã sử dụng biện pháp đối lập giữa “đồ điếu” và “anh hùng” để thể hiện rõ quan điểm: khi gặp thời có thế, những người tầm thường cũng có thể thành công, còn khi không gặp thời, lỡ vận thì dẫu là người anh hùng cũng chỉ có thể nuốt hận.

Mặc dù thấu hiểu rõ quy luật về thời thế nhưng tác giả vẫn rơi vào bi kịch, thậm chí tâm trạng đó còn bị dồn nén và đẩy lên cao độ, trở thành niềm bi phẫn trước thời cuộc rối ren và lòng căm thù đối với giặc Minh xâm lược.

Nối tiếp mạch trữ tình ở những câu thơ trước, hai câu thơ thứ 5 và thứ 6 thể hiện tâm trạng phẫn uất buồn đau một cách bi tráng:

Trí chủ hữu hoài phù địa trục

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà

Khát vọng lớn lao của người anh hùng đã được diễn tả thành công thông qua hình ảnh “phù địa trục”- nâng trục trời đất, là cách nói đầy hình tượng thể hiện mong muốn nâng đỡ giang sơn đang nghiêng đổ và “tẩy binh” chỉ hành động rửa binh khí sẵn sàng ra trận.

Ở hai câu thơ cuối bài thơ, tiếng lòng đau đớn xót xa của tác giả một lần nữa được nhấn mạnh với vẻ đẹp tráng lệ:

“Quốc thù vị báo đầu tiên bạch

Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma”

(Quốc thù chưa trả già sao vội,

Dưới nguyệt mài gươm đã bấy chầy)

Chí khí quật cường và tinh thần kiên trì chiến đấu của tác giả hiện lên đầy bi tráng qua khí thơ dồn nén và nỗi niềm uất hận. Hình ảnh “dưới nguyệt mài gươm” được đặt trong bối cảnh “quốc thù” khiến hình tượng vị tướng quân với mối thù nước đau đáu trong lòng hiện lên đầy bi hùng. Chính trong cảm quan bi hùng, bi tráng đó mà sự bền bỉ và chí khí anh hùng toát lên một cách rõ nét.

Bằng ngôn ngữ thơ điêu luyện, những hình ảnh thơ kì vĩ, tác phẩm đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật trữ tình với nỗi cảm hoài tê tái và tư tưởng mang tầm vóc vũ trụ. Tiếng lòng đau đớn xót xa về thời cuộc, về vận thế, về người anh hùng và thù nước hiện lên vừa bi hùng, vừa bi tráng.

1 135 lượt xem