Tác giả tác phẩm Muối của rừng (Cánh Diều 2024) Ngữ văn 12 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Muối của rừng Ngữ văn lớp 12 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 135 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Muối của rừng - Ngữ văn 12

I. Tác giả Nguyễn Huy Thiệp

Muối của rừng - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Cánh diều

- Nguyễn Huy Thiệp (1950 - 2021) sinh ra ở Thái Nguyên.

- Thuở nhỏ ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

- Ông đến với văn học từ khá sớm, như có lần ông tự bạch: “tôi đọc sách từ năm 10 tuổi”

- Ông là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam, ông xuất hiện khá muộn trên văn đàn Việt Nam với vài truyện ngắn đăng trên báo Văn nghệ năm 1986.

- Ông là người có nhiều thành tựu đóng góp lớn cho nền văn học, đặc biệt là ở thể loại văn xuôi đương đại

- Nguyễn Huy Thiệp có cách viết sáng tạo và đầy tinh tế đặc biệt là ở tác phẩm truyện ngắn. 

- Ngòi bút tinh tế đầy truyền cảm trong từng tác phẩm.

II. Tìm hiểu tác phẩm Muối của rừng

1. Thể loại Muối của rừng

- Tác phẩm Muối của rừng thuộc thể loại: truyện ngắn.

2. Xuất xứ Muối của rừng

- Tác phẩm được trích trong Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (tái bản lần thứ hai), NXB Văn học, Hà Nội, 2021)

3. Phương thức biểu đạt Muối của rừng

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Bố cục đoạn trích Muối của rừng

- Truyện chia làm 4 phần:

+ Phần 1: “Sau tết Nguyên Đán...hang động đá vôi” : Bối cảnh cuộc đi săn của ông Diểu

+ Phần 2: “Nhặt đất đá ném...Bết bên vai nó” : Hành trình ông Diểu đuổi theo và săn đuổi chú khỉ

+ Phần 3: “Ông Diểu đặt tay lên...chỗ con khỉ đực nằm” : Quá trình ông Diểu băng bó, chữa bệnh và quyết định phóng sinh chú khỉ

+ Phần 4 : Đoạn còn lại : Cảnh ông Diểu ra về gặp hoa tử huyền trong làn mưa xuân 

5. Tóm tắt Muối của rừng Muối của rừng

Nhân vật chính trong truyện Muối của rừng chính là ông Diểu. Ông được đứa con ở xa tặng cho cây súng tốt, vậy nên vội vã mang súng vào rừng muốn đi săn thử vào dịp trời xuân xanh ngắt, khi vừa qua cái tết Nguyên Đán. Ban đầu, ông muốn đi săn một con vật thật độc đáo, con vật mà ông chưa từng trông thấy. Vậy nên, ông bỏ qua cho cặp gà rừng và đi vào khu rừng dâu da để săn khỉ. Khi thấy đàn khỉ, ông rất hưng phấn và phân tích cách các con khỉ để chọn mục tiêu, căn thời gian đúng để bóp cò. Khi nhìn thấy một gia đình khỉ, ông đã thể hiện thái độ căm ghét con khỉ đực của mình rồi ngay lập tức chọn nó làm mục tiêu. Ông lấy súng nhắm bắn vào vai nó, con khỉ bị thương còn cả bầy khỉ hoảng sợ chạy tán loạn. Thế mà sau đó, ông Diểu thấy con cái của nó chạy về cứu khỉ đực. Cũng có thể lúc này, lòng nhân từ của ông thức tỉnh, ông sơ cứu vết thương cho con khỉ đực rồi cuối cùng quyết định phóng sinh nó. Vậy là chuyến đi săn của ông phải ra về với hai bàn tay trắng, nhưng ông không hối tiếc.

6. Giá trị nội dung Muối của rừng

- Tác phẩm Muối của rừng kể về bối cảnh đi săn trong rừng của nhân vật Diểu, sau đó ông bắn được chú khỉ đực và các sự kiện diễn ra sau đó khiến cho nhân vật có nhiều cảm xúc và bài học về những điều tuyệt vời của cuộc sống sau này.

7. Giá trị nghệ thuật Muối của rừng

- Viết truyện ngắn tinh tế và hấp dẫn.

- Tình tiết truyện lôi cuốn, cuốn hút.

- Xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc, nghệ thuật ẩn dụ đầy tinh tế.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Muối của rừng

Muối của rừng': Bản chất thuần phác, đẹp đẽ của thiên nhiên và con người

1. Các sự kiện chính, ngôi kể, điểm nhìn

a. Các sự kiện chính

- Mùa xuân, ông Diểu đi săn, ông bắn hạ khỉ bố

- Khỉ bố bị thương nặng khỉ mẹ cứu khỉ bố

- Khỉ con xuất hiện cướp súng của ông Diểu và rơi xuống vực với khẩu súng

- Ông Diểu vác khỉ bố về trong tình trạng khỉ mẹ lẽo đẽo theo sau

- Ông Diểu động lòng trước tình trạng và tình cảm hai vợ chồng nhà khỉ, ông băng bó vết thương cho khỉ bố và tha cho nó

- Ông Diểu trở về nhà trong làn mưa xuân dịu dàng và những đóa hoa tử huyền nở rộ mà 30 năm mới nở một lần.

b. Ngôi kể, điểm nhìn

- Ngôi kể thứ ba hạn tri

- Điểm nhìn: nhân vật ông Diểu

2. Nhân vật ông Diểu

- Ngoại hình: Tuổi trung niên, thấp khớp đôi lúc cũng nhanh nhẹn dẻo dai

- Hành động:

Bắn hạ khỉ bố, đuổi theo khỉ con, tha chết cho khỉ bố và băng bó cho nó, trở về nhà

- Nội tâm:

Bắn khỉ bố

sợ hãi run lên

Khỉ mẹ liều mình cứu khỉ bố

tức giận căm ghét

Khỉ con rơi xuống vực

kinh hoàng

Khỉ đực run bắn lên nhìn ông cầu khẩn

Thương Hại

Khỉ cái cứ đuổi theo ông và con khỉ đực

buồn bã

=> Nhân vật ông Diểu được xây dựng từ ngoại hình, hành động, nội tâm nhưng chủ yếu tính cách được thể hiện chủ yếu qua hành động, nội tâm. Nhân vật đã có sự chuyển biến suy nghĩ và tính cách: từ cách nhìn nhận và hành xử đối với gia đình khỉ mang tính áp đặt chủ quan, có phần vô cảm, ông động lòng trắc ẩn tha cho gia đình khỉ.

3. Sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật.

Lời người

kể chuyện

“Sự hỗn loạn của cả đàn khỉ khiến ông hiểu sợ hãi run lên... làm xong việc nặng”

“Ông Diểu rên lên khe khẽ”

Lời nhân vật

Đối thoại

Chạy đi

Độc Thoại

“Hành động hi sinh thân mình của con khỉ cái làm ông căm ghét. Đồ gian dối mày chứng minh tấm lòng cao thượng hợp như một bà trưởng giả!... lừa ông sao được”

=> Lời người kể chuyện giúp dẫn dắt tiến trình phát triển của câu chuyện một cách khách quan, lời nhân vật thể hiện đặc điểm con người của nhân vật.

4. Ý nghĩa hình tượng “Muối của rừng” và thông điệp của truyện ngắn

- Muối của rừng chính là kết tinh của quá trình cái thiện chiến thắng cái ác trong mỗi con người

- Thông điệp của tác giả: mối quan hệ gắn bó giữa con người và thiên nhiên. Chỉ khi nào con người nhận thức được ý nghĩa thực sự của cuộc sống chọn đứng về cái thiện thì lúc đó thiên nhiên mới ban phát quà tặng cho con người.

IV. Các bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài Muối của rừng

Bài tham khảo 1

Trong câu chuyện “Muối của rừng,” một ngày tươi đẹp, ông Diểu sở hữu một khẩu súng mới, món quà đặc biệt từ con trai của ông. Tâm hồn ông tràn đầy sự háo hức khi ông quyết định rời xa và vào rừng để thử thách bản thân trong một cuộc săn bắn đầy thú vị.

Khi ông bắn trúng một chú khỉ đực, những biến cố bất ngờ đã thay đổi tất cả. Khi con khỉ cái xuất hiện để cứu con khỉ đực, ông bất ngờ bị tràn đầy sự tức giận và lầm tưởng rằng con khỉ cái đang giả dối. Nhưng sau đó, khi con khỉ con cướp súng và lao xuống vực, ông Diểu chứng kiến sự kỳ diệu và nỗi sợ hãi tột cùng. Tiếng kêu đau đớn từ con khỉ đực bị thương đã xé lòng ông, và dù ông vui mừng khi bắt được con khỉ đực trở lại, ông đã động lòng thương và quyết định cứu nó khỏi tình thế nguy kịch trên núi.

Nhận ra sự đoàn kết và tình thương trong thế giới tự nhiên, ông Diểu đã quyết định buông tha con khỉ và rời khỏi đó. Trên đường trở về, ông tìm thấy một loại hoa đặc biệt, chỉ nở một lần mỗi ba mươi năm. Đây là biểu tượng của hy vọng và thịnh vượng trong tương lai, khi con người học cách yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.

Viết về cái xấu xa, cái tiêu cực nhưng tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp vẫn luôn lấp lánh chất nhân văn bởi niềm tin vào khát khao hướng thiện, niềm tin vào nhân tính con người trong xã hội đầy khủng hoảng sau chiến tranh và những năm đầu đổi mới. Đó là sức hút của văn NHT, như Nguyễn Khải từng phát biểu: “Văn chương có quyền, nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung”.

Nguyễn Huy Thiệp: “Muối của rừng là cuộc đi săn tìm lẽ sống, lẽ đời. Nó là cuộc đi săn tìm danh vọng và lợi lộc. Tất cả đều trò khỉ. Cuộc sống là những trò khỉ. Cuối cùng mình trần thân trụi cả, tất cả đều về với cát bụi. Cuộc sống là cuộc đi săn tìm thói xấu trong bản thân ta để tự mình trục độc, tự mình thoát thân từ khỉ thành người.”

Cùng với sự phát triển của nền văn minh, nhân loại ngày càng phải đối mặt với những hiểm họa to lớn từ môi trường sinh thái. Nó đe dọa sự sống của con người và tất cả các sinh vật tồn tại trên trái đất này. Đứng trước những hiểm họa ấy, văn chương cũng phải có trách nhiệm lên tiếng. Tác phẩm văn học chủ đề sinh thái cảnh báo hiểm họa môi trường, hướng tới tương lai phát triển bền vững của nhân loại.

Tác phẩm hình thành trong con người nhân sinh quan tiến bộ của chủ nghĩa nhân văn sinh thái: Tư tưởng coi trọng tự nhiên, đối xử bình đẳng với tự nhiên trên tinh thần bè bạn, lối sống hòa hợp với thiên nhiên thay cho chinh phục và chiếm đoạt thiên nhiên; con người phải biết đồng cảm với tự nhiên bị chà đạp, bị thương tổn. Quay về với thiên nhiên, con người sẽ trở về bản tính thiện vốn có.

Phản ánh cuộc đấu tranh của con người bên trong con người để vươn tới cái cao cả, cái tốt đẹp, tác phẩm thể hiện niềm tin vào tương lai tốt đẹp hơn khi con người ý thức được quyền sống của tự nhiên, quyền sống của muôn loài. Hành trình từ chỗ nhận thức về quyền sống của con người đến quyền sống của thiên nhiên là bước tiến dài trong lịch sử phát triển văn hóa nhân loại.

Bài tham khảo 2

Muối của rừng là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của tác giả Nguyễn Huy Thiệp. Truyện của tác giả này thường có hai xu hướng sáng tạo riêng biệt. Đầu tiên là phê phán những chướng tai gai mắt còn tồn tại trong xã hội. Xu hướng thứ hai là trữ tình và triết học. “Muối của Rừng” và “Chảy đi Sông” là những tác phẩm như vậy.

Nội dung truyện ngắn “Muối của rừng” rất giản dị. Câu chuyện xoay quanh chuyến đi săn của ông Diểu trong rừng. ông đi săn không phải để kiếm sống mà để thỏa mãn đam mê và thử khẩu súng mới mà con trai vừa mua cho làm quà. Ông Diểu đã gặp một gia đình khỉ và nhắm được con mồi là một con khỉ đực. Ong giơ súng lên và bắn, con khỉ đực bị thương đứng dậy, bỏ chạy rồi lại nằm xuống. Khỉ cái không ngại mạo hiểm để cứu khỉ đực. Những con khỉ đực và cái đã chiến đấu vô cùng ngoan cường để giành lấy sự sống trước vũ khí của ông Diểu. Nhưng chúng không thể đánh bại ông. Với hành động thương xót cuối cùng, ông Diểu cởi bỏ lớp quần lót cuối cùng trên người, băng bó cho con khỉ đực rồi thả nó vào rừng. Ông Diểu trần truồng về nhà đầy kiêu hãnh. Qua sự đấu tranh bằng hành động và suy nghĩ của ông Diểu, tác phẩm này truyền tải một thông điệp vô cùng ý nghĩa. Nó nhắc nhở mọi người về lòng trắc ẩn và sự tôn trọng đối với mọi loài sinh vật. Cũng giống như con người, động vật cũng có cuộc sống riêng và đáng sống. Để cuộc sống có ý nghĩa, con người cần tôn trọng đời sống của động vật. Trong truyện ngắn này, tác giả còn muốn truyền tải tầm quan trọng của cuộc sống và việc sống hòa hợp với thiên nhiên.

Hoa tử huyền, muối của rừng là một huyền thoại. Đột nhiên, một chú khỉ con xuất hiện trên mặt đất và kéo khẩu súng lê trên mặt đất. Cuối cùng, cả vũ khí và con khỉ đều rơi xuống vực sâu. Tất cả những gì còn lại chỉ là hư vô. Đây là một ẩn dụ tuyệt vời. Không phải tất cả những gì chúng ta muốn hoặc làm đều sẽ thành hiện thực. Hiện thực thường ở ngay trước mắt chúng ta, và ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng nó có thể đạt được thì nó vẫn có thể mất đi bất cứ lúc nào. Có lẽ đó chính là triết lý mà tác giả muốn truyền tải trong truyện ngắn này.

Để truyện ngắn này thành công, không thể không nhắc đến những nét độc đáo của nghệ thuật kể chuyện, ngôi kể chuyện và điểm nhìn của câu chuyện. Câu chuyện được kể ở ngôi thứ ba, người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện và có quan điểm khách quan. Điều này cho phép người kể chuyện thuật lại tất cả các sự kiện của câu chuyện, bất kể thời gian hay không gian, đồng thời nắm bắt được sự kiện, sự phát triển nhân vật và cốt truyện.

Phân tích tất cả những điều trên, chúng ta có thể khẳng định “Muối của rừng” của tác giả Nguyễn Huy Thiệp là một truyện ngắn xuất sắc. Lịch sử đã chứng minh tài năng kiệt xuất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong văn học Việt Nam.

1 135 lượt xem