Câu 12 trang 18 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hiện nay, gạo Việt Nam đã có mặt tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó châu Á vẫn là thị trường chính, tiếp đến là thị trường châu Phi. Có thể kể đến các thị trường gạo lón nhât của Viêt Nam là: Phi-lip-pin,Trung Quôc,Ma-lai-xi-a, Gha-na, Bờ Biển Ngà, I-rắc, In-đô-nê-xi-a, Sê-nê-gan,.. Không chỉ giữ vững các thị trường truyền thống, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp đã giúp hạt gạo Việt Nam vươn tới nhiều thị trường khó tính hơn. Cùng với sự rộng mở của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộxuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), gạo Việt Nam đã có thể chinh phục được những thị trường mới. Cùng với hành trình phát triển của đất nước, hạt gạo không chỉ hoàn thành sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực mà còn trở thành một nông sản xuất khẩu có giá trị hàng tỉđô la Mỹ, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khấu gạo hàng đầu trên thế giới.
Câu hỏi:
a) Thông tin trong trường hợp trên đề cập đến những loại thị trường nào?
b) Qua thông tin đó, em nhận thấy thị trường đã thể hiện chức năng gì đối với sån phẩm gạo Việt Nam?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 3: Thị trường
Câu 11 trang 18 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhu cầu tiêu dùng khẩu trang của xã hội tăng nhanh trong khi nguồn cung cấp không tăng theo kịp, dẫn đến hiện tượng khan hiếm hàng hoá và tăng giá sản phẩm. Nhiều chủ thể sản xuất ngành dệt may đã chuyến một phần nguồn lực của mình sang đầu tư sản xuất khẩu trang, phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Theo em, thị trường đã thực hiên nhung chúc nǎng nào trong trường hợp trên?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 3: Thị trường
Câu 10 trang 18 SBT Kinh tế pháp luật 10: Ở tỉnh T người nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng dưa xuất khẩu, vì loại sản phẩm này có giá cao trên thị trường. Trường hợp này, người nông dân đã căn cứ vào chức năng nào của thị trường để chuyển đổi cơ cấu cây trồng?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Chức năng thừa nhận sự phù hợp của hàng hoá với nhu cầu xã hội.
B. Chức năng khuyến khích tính năng động của chủ thể kinh tế.
C. Chức năng điều tiết hoạt động kinh tế của con người.
D. Chức năng điều tiết sản xuất, tiêu dùng.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 3: Thị trường
Câu 9 trang 17 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi nhiều thói quen của người tiêu dùng, trong đó có thói quen mua hàng. Các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc,... khiến việc đặt hàng trên thiết bị di động, giao hàng tại dịa chỉ của khách hàng trở nên phù họp và thuận tiện hon. Sự thay đổi này đã làm phổbiển một phương thức mới của việc mua và bán trên thị trường. Để thích ứng với xu hướng và cách thức tiêu dùng mới của người dân, các doanh nghiệp cũng phải sáng tạo, phán ứng nhanh. Theo đó, thay đổi mô hình kinh doanh, từ sản xuất đến phân phối, vận chuyển, tiêu thụ, là giải pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp phát triển trong tình hình mới.
Câu hỏi:
a) Thông tin trong truường họp trên cho em biết điều gì về phưong thức giao dịch mới trên thị trường? Loại thị trường mới này có tên gọi là gì?
b) Em hãy mô tả một vài đặc điểm chính của phương thức giao dịch mới trên thị trường. So với phương thức giao dịch truyền thống, phưong thức mới này có ưu thể hơn ở những điểm nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 3: Thị trường
Câu 8 trang 14 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
Thông tin. Thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam đã chính thức vận hành toàn diện từ ngày 01/01/2019. Chuyển từ thị trường phát điện cạnh tranh sang thi trường bán buôn điện cạnh tranh là bước chuyển đổi lớn căn bản, thay đổi mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh điện. Thị trường bán buôn điện cạnh tranh cũng sẽ tác động lớn đến các mặt hoạt động chung của ngành điện. Việc đưa thị trường bán buôn điện cạnh tranh vào vận hành sẽ đem lại lợi ích cho người sử dụng điện, vì nhiều người bán thì sẽ có sự cạnh tranh lẫn nhau, dẫn tới giá điện được phản ánh sát thực tế. Việc này cũng mang lại lợi ích cho các đơn vị cung cấp điện trong việc chủ động công tác vận hành, rút ngắn thời gian bảo trì, sửa chữa, cắt giảm chi phí đểnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Theo đánh giá của Hiệp hội Năng lưọng Việt Nam, nếu thị trường bán buôn điện cạnh tranh được triển khai có hiệu quả sẽcó tác dụng thúc đẩy giai đoạn tiếp theo là vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh - giai đoạn cuối cùng của lộ trình thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam.
Câu hỏi:
a) Thông tin trên cho biết tình hình của loại thị trường sản phẩm cụ thể nào?
b) Thị trường sản phẩm đó có thể được phân loại như thế nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 3: Thị trường
Câu 7 trang 17 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xếp những loại hàng hoá, dịch vụ sau đây vào loại thị trường phù hợp đã cho và giải thích sự sắp xếp của em.
Hàng hóa, dịch vụ |
Thị trường yếu tố sản xuất |
Thị trường hàng tiêu dùng |
Sắt thép |
|
|
Dịch vụ tư vấn tâm lí |
|
|
Gạo |
|
|
Dầu thô |
|
|
Xi măng |
|
|
Cà phê |
|
|
Vở học sinh |
|
|
Dịch vụ giới thiệu việc làm |
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 3: Thị trường
Câu 6 trang 16 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết những nhận định dưới dây là đúng hay sai. Giải thích vì sao.
A. Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
B. Thị trường là môi trường quan trọng thúc đầy sản xuất và trao đổi hàng hoá.
C. Hình thức sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người mua là yếu tố quan trọng nhất để hàng hoá bán được trên thị trường.
D. Thị trường xác định số lượng hàng hoá mà người bán sần sàng bán, người mua sẵn sàng mua ở mỗi mức giá nhất dịnh.
E. Thị trường luôn luôn tồn tại ở một địa điểm cụ thể, có thể quan sát được.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 3: Thị trường
Câu 5 trang 16 SBT Kinh tế pháp luật 10: Quan hệ nào dưới đây không phải là quan hệ cơ bản của thị trường?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Quan hệ hàng hoá - tiền tệ.
B. Quan hệ mua-bán.
C. Quan hệ cạnh tranh -hợp tác.
D. Quan hệ cung - cầu.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 3: Thị trường
Câu 4 trang 16 SBT Kinh tế pháp luật 10: Các yếu tố nào dưới đây là các yếu tố cơ bản của thị trường?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Lãi suất, tiền tệ, giá cả.
B. Giá cả, số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
C.Hàng hoá, tiền tệ, giá cả, người mua, người bán
D. Hàng hoá, dịch vụ, số lượng, chất lượng, chúng loại.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 3: Thị trường
Câu 3 trang 16 SBT Kinh tế pháp luật 10: Theo em, nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về thị trường?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Thị trường xuất hiện cùng với sự ra đời của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
B. Thị trường ngày càng mở rộng khi sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển.
C. Thị trường luôn bị tác động và chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan.
D. Thị trường luôn hoạt động theo mệnh lệnh và sự quản lí của Nhà nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 3: Thị trường
Câu 2 trang 16 SBT Kinh tế pháp luật 10: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thế kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định:
A. nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
B. số lượng và giá cả hàng hoá, dịch vụ.
C. chất lượng và mẫu mã hàng hoá, dịch vụ.
D. lượng tiền và lượng hàng hoá, dịch vụ.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 3: Thị trường
Câu 1 trang 15 SBT Kinh tế pháp luật 10: Căn cứ vào những cách phân loại thị trường đã học, em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết hình ảnh đó mô tả loại thị trường nào. (Có thể có nhiều phương án trá lời cho một hình ảnh)
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 3: Thị trường
Câu 12 trang 14 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nhóm của Hưng tranh luận với nhau về việc làm của công dân - học sinh có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế. Một vài ý kiến được nêu ra như sau:
Hưng: Tớ cho rằng, nếu học sinh tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường thì sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
Hạnh: Cậu nói cũng đúng. Tớ nghĩ nếu chúng ta ưu tiên sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước thì nền kinh tế của Việt Nam sẽ phát triển hơn.
Nghĩa: Mình thì thích dùng hàng ngoại, có như vậy mới thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa nước mình với các nước trên thế giới.
Câu hỏi:
a) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
b) Nếu em tham gia vào cuộc tranh luận trên, em sẽ đưa ra ý kiến của mình như thế nào để thể hiện vai trò của công dân - học sinh với tư cách là Chủ thể của nền kinh tế?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 11 trang 14 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết vai trò của các chủ thể kinh tế trong các trường hợp dưới đây:
Trường hợp 1. Chủ Doanh nghiệp X sản xuất kinh doanh nông sản. Nắm bắt được xu hướng sử dụng sản phẩm nông sản hữu cơ của người tiêu dùng. Doanh nghiệp X đã chuyển hướng kinh doanh và mang lại lợi nhuận cao hơn. Đồng thời, doanh nghiệp còn mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động dịa phương và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phưong.
Truờng họp 2. Sau thông tin người trồng cây ăn quả ở địa phương X thời gian qua phải vứt bỏ hàng trăm tấn hoa quả do không thể bán ra thị trường, Doanh nghiệp T đã đứng ra “giải cứu” nông dân.
Trường hợp 3. Doanh nghiệp H sản xuất kinh doanh máy tính. Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, doanh nghiệp này thường xuyên có các chương trình giảm giá cho người tiêu dùng là học sinh. Ngoài ra, Doanh nghiệp H còn tặng máy tính cho những học sinh nghèo vượt khó và đóng góp cho ngân sách địa phương.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 10 trang 13 SBT Kinh tế pháp luật 10: Lan là học sinh trung học phổ thông. Hằng tuần, Lan thường cùng mẹ đi chợ mua thực phẩm cho gia đình. Lan còn phụ giúp bố mẹ làm đồ mây tre đan để bán. Những dịp có hội chợ do địa phương tổ chức, Lan cùng bố mẹ mang các sản phẩm của gia đình đến hội chợ để bán. Nhận thức được trách nhiệm của bản thân với tưcách là một chủ thể của nền kinh tế, Lan thường xuyên bàn bạc với bố mẹ cách sản xuất những sản phẩm mây tre đan đẹp mắt, phù hợp với nhu cầu và giá cả phù hợp với người tiêu dùng.
Câu hỏi:
a) Theo em, Lan đã tham gia nền kinh tế với tư cách là những chủ thể nào?
b) Em hãy nhận xét việc thực hiện vai trò của Lan và gia đình với tư cách là chủ thể sản xuât.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 9 trang 12 SBT Kinh tế pháp luật 10: Xử lí thông tin
Thông tin. Xác định liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là xu thế tất yếu và nhu cầu không thể thiếu của các tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ dân, cá thể, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện để phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, trong đó có các sản phẩm đặc trưng, lợi thế. Ninh Bình tập trung thực hiện hỗ trợ các hợp tác xã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ thành lập mới; phối hợp đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ; tập huấn, hướng dẫn đẩy mạnh áp dụng khoa học kĩ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản; tăng cường liên kết đưa cây, con giống mới năng suất cao vào sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp,...
Hợp tác xã nông nghiệp Đồng Xuân Tiến, xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh, tình Ninh Bình có diện tích đất nông nghiệp hơn 285 ha. Để xây dựng hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị phát triển bền vững, hợp tác xã đã triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy liên kết với các doanh nghiệp, qua đó giúp thành viên tiêu thụ sản phẩm. Trong sản xuất lúa, hợp tác xã đã kí hợp đồng với Công ty Bảo Minh, Công ty Giống cây trồng Trung ươngvà Công ty Giông cây trồng 1, Công ty An Thành Phong sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao, lúa đặc sản và lúa giống. Khi tham gia liên kết, các công ty đã cung ứng toàn bộ vật tư đầu vào và thu mua toàn bộ sản phẩm đầu ra cho thành viên Hợp tác xã. Nhờ quy hoạch gọn vùng và kí hợp đồng với các doanh nghiệp, cơ sở thu mua nên hoạt động của hợp tác xã được đánh giá là hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các thành viên.
Hop tác xã sản xuất và tiêu thụ cây con đặc sản an toàn Yên Hoà chuyên sản xuất, kinh doanh các loại nông sản là cá chạch sụn, rau rút, rau cần và chuối tây Thái Lan. Hiện hợp tác xã đã tổ chức kí kết các hợp đồng cung ứng giống và bao tiêu cá chạch sụn thương phẩm với các doanh nghiệp. Trong đó, liên kết với Công ty trách nhiệm hữu hạn Thỉnh Ca tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sản xuất theo chuỗi khép kín từ cung ứng sản phẩm đầu vào: giống, thức ăn, hỗ trợ kĩ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho cá trạch đến thu hoạch, sơ chế, sấy khô, đóng gói và gắn với tiêu thụ sản phẩm đầu ra phục vụ cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Khi doanh nghiệp kí kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm thì cả ba bên là doanh nghiệp, Hợp tác xã, nông dân cùng có lợi.
Liên kết sản xuất theo chuỗi đã góp phần thúc đẩy các mặt hàng nông sản chủlực của tỉnh phát triển theo hướng hàng hoá, nâng cao giá trị và tránh tình trạng được mùa, mất giá, góp phần nâng cao thu nhập của người dân, phát triển kinh tếđịa phương và xây dựng nông thôn mới.
Câu hỏi:
a) Em hãy cho biết các chủ thể kinh tế được nhắc đến ở thông tin trên.
b) Hãy vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các chủ thể đó và cho biết vai trò của mỗi chủ thể đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 8 trang 12 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Các chủ thể kinh tế tồn tại tách biệt, độc lập với nhau.
B. Mỗi cá nhân, tổ chức có thể vừa là chủ thể sản xuất vừa là chủ thể tiêu dùng. C. Nền kinh tế luôn tồn tại những bất ổn nên sự điều tiết của Nhà nước là rất cần thiết.
D. Sự linh hoạt của chủ thể trung gian làm cho sản xuất và tiêu dùng tương thích với nhau hon.
E. Chủ thể tiêu dùng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế.
G. Nhà nước nên can thiệp sâu vào nền kinh tế, điều tiết hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế theo mệnh lệnh hành chính.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 7 trang 12 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các trường hợp dưới đây đề cập đến chủ thể kinh tế nào. Hãy làm rõ vai trò của mỗi chủ thể kinh tế trong từng trường hợp đó.
A. Doanh nghiệp sản xuất văn phòng phẩm P.
B. Doanh nghiệp sản xuất máy móc thiết bị cơ khí R.
C. Gia đình bạn X mua đồ dùng gia dụng.
D. Thương nhân K nhập khẩu điện thoại di động.
E. Doanh nghiệp T thu mua hàng nông sản để xuất khẩu.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 6 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Muc tiêu duy nhất của chủ thể sản xuất là thu được lợi nhuận.
B. Để thu được lợi nhuận, chủ thể sản xuất luôn quan tâm đến việc lựa chọn loại hàng hoá sản xuất, xác định số lượng sản phẩm làm ra và kĩ thuật sản xuất phù hợp.
C. Khi mua hàng, người tiêu dùng chỉ cần dựa trên sở thích của bản thân để ra quyết định chi tiêu.
D. Chủ thể trung gian là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng trong nền kinh tế, thực hiện kết nối các quan hệ mua và bán.
E. Nhà nước là chủ thể quản lí nền kinh tế, không tham gia vào việc điều tiết nền kinh tế và khắc phục những khuyết tật của thị trường.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 4 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chủ thể nào dưới đây có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế khác hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Chủ thể trung gian.
B. Chủ thể nhà nước.
C. Chủ thể tiêu dùng.
D. Chủ thể sản xuất.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 3 trang 10 SBT Kinh tế pháp luật 10: Các cá nhân, tổ chức nào dưới đây là chủ thể trung gian?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Người tiêu dùng hàng hoá.
B. Chủ doanh nghiệp sản xuất.
C. Hộ gia đình sản xuất kinh doanh.
D. Thương nhân, người môi giới.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 2 trang 10 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chủ thể nào dưới đây là chủ thể trực tiếp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Chủ thể trung gian.
B. Chủ thể sản xuất.
C. Chủ thể tiêu dùng.
D. Chủ thể phân phối.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 12 trang 8 SBT Kinh tế pháp luật 10: Xử lí tình huống
Tình huống 1. Để thúc đẩy hoạt động sản xuất, anh P thường xuyên cải tiến máy móc, nâng cao năng suất lao động và chú trọng đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Thời gian gần đây, việc tiêu thụ sản phẩm của anh P bị chậm lại. Bạn thân của anh P khuyên anh nên cắt giảm nguyên liệu để hạ giá thành sản phẩm, thu hồi vốn đầu tư.
Tình huống 2. Để thu được lợi nhuận cao, anh X đã sản xuất hàng giả, kém chất lượng. Ngoài ra, anh X còn nhập hàng lậu với giá rẻ để bán cho khách hàng. Anh X cho rằng, việc làm của mình mang lại lợi ích cho người tiêu dùng vì rất đông khách hàng muốn mua hàng với giá rẻ.
Tình huống 3. Sau 1 năm kinh doanh hiệu quả, Doanh nghiệp T thu được lợi nhuận cao gấp đôi năm ngoái. Kết quả đó là sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Một số cán bộ, nhân viên mong muốn Doanh nghiệp T tăng mức lương, thưởng và phúc lợi để khuyến khích người lao động nhưng chủ doanh nghiệp vẫn giữ nguyên mức lương như cũ.
Tình huống 4. Gia đình bạn E có thói quen ăn uống lãng phí, thường xuyên để thừa thức ăn. Một lần, A sang chơi, thấy E đang vứt bỏ rất nhiều đồ ăn thừa vào thùng rác, A khuyên E không nên lãng phí thức ăn như vậy, E gạt đi và cho rằng ăn uống phải thoải mái, thừa cũng không sao.
Tình huống 5. M có thói quen sử dụng các đồ dùng thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm điện trong gia đình, sử dụng thực phẩm tươi sống và nói không với đồ ăn nhanh. Hằng ngày đến lớp, M thường mang theo bình nước cá nhân và đồ ăn trưa đã chuẩn bị sẵn ở nhà. Bạn thân của M cho rằng việc làm này là không cần thiết, mất thời gian, cho nên mua đồ nhanh là hợp lí nhất.
Câu hỏi:
a) Em hãy xác định hoạt động kinh tế được nhắc đến ở mỗi tình huống trên.
b) Em tán thành hay không tán thành hành vi, việc làm và thái độ của các chủ thể được nhắc đến ở mỗi tình huống trên? Vì sao?
c) Em sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào cho các nhân vật trong các tình huống trên? 13. Là công dân -học sinh, em hãy cho biết trách nhiệm của bản thân khi tham gia vào mỗi hoạt động kinh tế.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 11 trang 8 SBT Kinh tế pháp luật 10: Tốt nghiệp đại học ở nước ngoài, chị D muốn trở về Việt Nam tham gia vào các hoạt động kinh tế nhưng người thân, bạn bè khuyên nên làm việc ở nước ngoài vì lương cao, chế độ đãi ngộ tốt, có nhiều cơ hội để phát triển.
Câu hỏi: Nếu là chị D, em sẽ làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc phát triển nền kinh tế của đất nước?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 10 trang 7 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc các trường hợp dưới đây
Trường hợp 1. Để ứng phó với những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, Công ty may X đã mạnh dạn chuyển đổi quy trình sản xuất sản phẩm, thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh như sản xuất đồ bảo hộ lao động, may đồ dệt kim, sơ mi truyền thống, tăng ti trọng áo khoác, áo rét, đồ mặc ở nhà, sản xuất khẩu trang vải, đồ bảo hộ trong nước và xuất khẩu,..
Trường hợp 2. Doanh nghiệp Z sản xuất kinh doanh thực phẩm. Nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sạch, doanh nghiệp này đã quyết định chuyển đổi mô hình kinh doanh, mang lại doanh thu cao hơn 20% so với trước. Chủ doanh nghiệp đã quyết định tăng lương cho người lao động.
Câu hỏi:
a) Hãy cho biết các doanh nghiệp trên đã phân bổ nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả lao động như thế nào.
b) Theo em, việc phân phối kết quả lao động có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 9 trang 7 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hiện nay, một số học sinh có thói quen sử dụng bao bì nhựa, túi nilon,... và lạm dụng mua sắm, sử dụng các thiết bị công nghệ.
a) Theo em, hoạt động tiêu dùng của các bạn học sinh trên có ảnh hưởng như thế nào đến bản thân và xã hội?
b) Em hãy đưa ra lời khuyên và biện pháp cụ thể để các bạn học sinh trên có thể thay đổi thói quen tiêu dùng đó.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 8 trang 7 SBT Kinh tế pháp luật 10: Xử lí thông tin
Thông tin. Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã tập trung triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng chuỗi nông sản. Từ đó, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng các chuỗi cung cấp nông, lâm, thuỷ sản an toàn kiểm soát được chất lượng từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ trên thị trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, liên kết phân phối sản phẩm ở thị trường trong tỉnh. Đồng thời, xây dựng thương hiệu, tạo lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm chuỗi an toàn; hình thành thói quen,tập quán tiêu dùng thực phẩm an toàn có địa chỉ, nhãn mác hàng hoá, truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung như: vùng bưởi đặc sản Đoan Hùng; vùng chuyên canh rau; trồng chè an toàn;...Toàn tỉnh cũng đã xây dựng và triển khai một số chuỗi giá trị nông sản tập trung vào các sản phẩm thiết yếu, có lợi thế như: chuỗi cung ứng thịt gà tại thành phố Việt Trì; chuỗi cung cấp rau an toàn huyện Lâm Thao; chuỗi cung cấp gà nhiều cựa tại huyện Tân Sơn,.. Thông qua các chuỗi cung ứng, giá trị sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng, thị trường cơ bản ổn định. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chuỗi ngày càng hiệu quả, đặc biệt đã từng bước hình thành thói quen tiêu thụ sản phẩm sạch, an toàn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Song song với đó, công tác xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường nông sản được chú trọng, quan tâm góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân trên địa bàn tỉnh.
Câu hỏi:
a) Em hãy cho biết những hoạt động kinh tế nào được nhắc đến ở thông tin trên.
b) Hãy vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế đó.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 7 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Thông qua hoạt động sản xuất, bản thân con người ngày càng phát triên và hoàn thiện hơn.
B. Hoạt động sản xuất là tiền đề, cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của đời sống xã hội.
C. Quan hệ phân phối không phù hợp có thể cản trở sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng.
D. Nền kinh tế càng phát triển thì hình thức của hoạt động trao đổi càng phong phú.
E. Hoạt động tiêu dùng không có vai trò gì đối với hoạt động sản xuất.
G. Hoạt động trao đổi đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 6 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hoạt động trao đổi đóng vai trò nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Kết nối sản xuất với tiêu dùng.
B. Quyết định sự phát triển của xã hội.
C. Là động lực thúc đẩy sản xuất.
D. Là mục đích của sản xuất.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 5 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hoạt động phân chia các yếu tố như lao động, tiền vốn, tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau là hoạt động nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Hoạt động phân phối cho sản xuất.
B. Hoạt động phân phối cho tiêu dùng.
C. Hoạt động sản xuất.
D. Hoạt động trao đổi.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 4 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hoạt động kinh tế nào dưới đây đóng vai trò là hoạt động kinh tế cơ bản, quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân và xã hội?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Hoạt động phân phối.
B. Hoạt động trao đổi.
C. Hoạt động sản xuất.
D. Hoạt động tiêu dùng.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Câu 3 trang 5 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy lấy ví dụ minh hoạ cho hoạt động sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Hãy làm rõ điểm khác biệt giữa các hoạt động sản xuất đó và chỉ ra vai trò của mỗi hoạt động đối với đời sống xã hội.
Hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất |
Hoạt động sản xuất sản phẩm tinh thần |
1. |
1. |
2. |
2. |
3. |
3. |
4. |
4. |
5. |
5. |
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội