Câu 2 trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ý kiến dưới đây đúng hay sai khi nói về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?
a. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều có quyền hoạt động tôn giáo theo Viện quy định của pháp luật.
b. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.
c. Các tôn giáo hợp pháp đều được pháp luật bảo hộ
d. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
e. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo chỉ tạo điều kiện cho các tôn giáo lớn phát triển.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
d) trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là
A. cơ sở để đảm bảo trật tự và an toàn xã hội.
B. cơ sở để thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, hợp tác.
C. cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
D. cơ sở, nguyên tắc để chống diễn biến hoà bình.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
c) trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Các tổ chức tôn giáo, người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kì cương vị nào nếu vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lí theo
A. điều lệ của tổ chức tôn giáo.
B. pháp luật.
C. quyết định của Toà án.
D. quyết định của chính quyền địa phương.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
b) trang 38 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, là nội dung của bình đẳng
A. giữa các tôn giáo.
B. giữa các tín ngưỡng.
C. giữa các chức sắc.
D. giữa các tín đồ.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
a) trang 38 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
A. các tôn giáo có quyền hoạt động theo giáo lí, giáo luật riêng của tôn giáo mình.
B. các tôn giáo được quyền ưu tiên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.
C. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
D. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tự do, không giới hạn.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
Câu 4 trang 38 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy lấy ví dụ để chứng minh Nhà nước ta luôn quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hoá, giáo dục giữa các dân tộc.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Câu 3 trang 38 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Vì sao nói: “Bình đằng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh'?
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Câu 2 trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nêu nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin dưới đây:
“... Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lí hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng dân tộc thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Có cơ chế thúc đẩy lệnh tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, người có uy tín tiêu biểu trong vùng dân tộc thiểu số. Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoạt khối đại đoàn kết toàn dân tộc,...”.
(Trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021, tr.170)
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
g) trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về giáo dục được hiểu là các dân tộc đều
A. bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục.
B. bình đẳng trong hưởng thụ một nền văn hoá.
C. được học theo nhu cầu.
D. được quan tâm phát triển giáo dục mũi nhọn.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
e) trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chính sách ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số là thể hiện
A. học sinh người dân tộc thiểu số được ưu tiên hơn người dân tộc Kinh.
B. các dân tộc bình đẳng về điều kiện học tập.
C. học sinh dân tộc thiểu số đều được học đại học.
D. học sinh các dân tộc bình đẳng về cơ hội học tập.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
d) trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Các dân tộc đều có quyền giữ gìn, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh tế.
B. Văn hoá, giáo dục.
C. Chính trị.
D. Xã hội.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
c) trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ý kiến nào dưới đây là sai về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế?
A. Người dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
B. Chỉ có các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do đầu tư, kinh doanh ở địa bàn miền núi.
C. Người dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có nghĩa vụ đóng thuế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
D. Nhà nước đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
b) trang 36 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ở nước ta luôn có người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi của các dân tộc thiểu số tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện quyền
A. bình đẳng giữa các vùng miền.
B. bình đẳng giữa dân tộc miền núi và miền xuôi.
C. bình đẳng giữa các thành phần dân cư.
D. bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
a) trang 36 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là
A. các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng.
B. các dân tộc được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và pháp luật tạo điều kiện phát triển.
C. các dân tộc được Nhà nước và pháp luật bảo vệ.
D. các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Câu 5 trang 35 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể trong những trường hợp sau:
a. T có một em gái, mẹ là giáo viên và bố là doanh nhân. Hằng ngày, mọi công việc trong nhà đều do mẹ và em gái đảm nhận. Chỉ những ngày kỉ niệm Quốc tế Phụ nữ 8 - 3 hay thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20 - 10, bố và T mới bàn nhau mua hoa, tặng quà và chia sẻ việc nhà với mẹ và em gái.
Hành vi của T và bố T có phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?
b. Bố A làm việc trong một công ty may mặc. Bố rất yêu thương, quan tâm chăm sóc cho A và em gái. Bố thường xuyên nhắc nhở A không được bắt nạt em và cùng bố mẹ làm những công việc nội trợ trong nhà.
Hành vi của bố A có thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?
c. Công ty D tuyển nhân viên làm lái xe taxi. Chị K đến nộp hồ sơ dự tuyển tin nhưng bị công ty từ chối với lí do chị là nữ, làm việc một thời gian rồi sinh con, tin nuôi con nhỏ sẽ ảnh hưởng đến công việc.
Việc Công ty D từ chối nhận hồ sơ dự tuyển của chị K có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực
Câu 4 trang 35 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc điểm a và b khoản 1 Điều 7 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới và trả lời câu hỏi.
1. Phạt tiền từ 2 000 000 đồng đến 3 000 000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới;
b. Đe doạ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh vì định kiến giới;
1/ Quy định trên được ban hành để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến lĩnh vực nào?
2/ Theo quy định trên thì những hành vi nào bị coi là vi phạm hành chính trong lĩnh vực này? Chủ thể thực hiện những hành vi đó sẽ phải chịu hậu quả gì?
Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực
Câu 3 trang 34 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cho biết hành vi của mỗi chủ thể trong các tình huống dưới đây là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào. Vì sao?
a. Vợ chồng ông A có tài sản chung là một ngôi nhà xây trên mảnh đất rộng 500 m2. Ông bà có hai người con trai. Ông A muốn để lại tài sản cho con trai đầu vì cho rằng người đó phải ở với vợ chồng ông và lo việc cúng giỗ tổ tiên sau này. Vợ ông thì muốn chia đều cho cả hai con vì bà cho rằng con nào cũng là con của ông bà nên phải được hưởng phần tài sản thừa kế như nhau. Ông A kiên quyết không cho vợ tham gia vào việc định đoạt tài sản vì cho rằng phụ nữ chỉ được lo việc nội trợ nên quyền định đoạt tài sản là của mình ông.
b. Ông N có hai con trai và một con gái đang độ tuổi đi học. Với suy nghĩ con gái thì chỉ cần lấy chồng là được nên ông N chỉ cho hai con trai đi học trung học phổ thông, còn bắt con gái phải ở nhà làm nông nghiệp và nội trợ phụ giúp gia đình.
c. Khi biết em dâu là chị H được tiến cử bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện, ông K (là công chức tại Uỷ ban nhân dân huyện) đã nhiều lần có hành vi chửi bới, đe doạ và yêu cầu chị H phải xin thôi bổ nhiệm.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực
Câu 2 trang 34 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cho biết mỗi quy định pháp luật dưới đây đề cập đến bình đẳng giới trong lĩnh vực nào. Vì sao?
a. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
b. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
c. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lí, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
d. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
e. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực
d) trang 33 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội sẽ
A. bảo đảm cho nam, nữ có cơ hội cùng có tiếng nói chung, cùng tham gia và có vị trí, vai trò ngang nhau trong việc quyết định các vấn đề chung của đất nước, địa phương, cơ quan, tổ chức cũng như mỗi gia đình.
B. chỉ mang lại những thay đổi tích cực trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục.
C. chỉ mang lại những thay đổi tích cực trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.
D. bảo đảm cho nữ giới phát triển và có nhiều quyền hơn nam giới.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực
c) trang 33 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động là biểu hiện của bình đẳng giới trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
B. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.
C. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
D. Bình đẳng giới trong gia đình.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực
b) trang 33 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị thể hiện ở
A. sự bình đẳng giữa nam và nữ về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.
B. sự bình đẳng giữa nam và nữ trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.
C. sự bình đẳng giữa nam và nữ trong tham gia quản lí nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
D. sự bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực
a) trang 33 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Bình đẳng giới là
A. bình đẳng về vị trí, vai trò, cơ hội giữa nam và nữ.
B. bình đẳng về vị trí, vai trò, cơ hội giữa mọi công dân.
C. bình đẳng về vị trí, vai trò, cơ hội giữa những người lao động.
D. bình đẳng về vị trí, vai trò, cơ hội giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực
Câu 5 trang 32 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các điều của những Tuyên ngôn dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và nhân quyền. Mọi con người đều được tạo hoá ban cho lí trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu'.
(Điều 1 Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế của Liên hợp quốc)
b. “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau không có bất cứ sự phân biệt nào. Tất cả mọi người đều được bảo vệ như nhau chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử vi phạm. Bản Tuyên ngôn này cũng như chống lại mọi hành vi xúi giục phân biệt đối xử như vậy”.
(Điều 7 Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế của Liên hợp quốc)
c. “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do quyền mưu cầu hạnh phúc”.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)
1/ Em hãy cho biết ý nghĩa của các Tuyên ngôn nêu trên.
2/ Theo em, pháp luật có vai trò gì trong việc đảm bảo sự bình đẳng giữa con người với con người trong xã hội?
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Câu 4 trang 31 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:
a. Trường Trung học phổ thông H có một lớp chọn dành cho học sinh giỏi. Điều kiện để vào lớp học này là phải thi đỗ với số điểm cao. Nhiều bạn muốn vào hệ lớp học này để có điều kiện học tập tốt hơn nhưng khi thi thì chỉ đủ điểm đỗ vào các lớp đại trà. Các bạn này nói, họ không được bình đẳng với các bạn được tuyển vào lớp chọn. Một số bạn khác thì băn khoăn vì không hiểu nên suy nghĩ như thế nào cho đúng.
1/ Theo em, giữa các bạn thi đỗ, được tuyển vào lớp chọn với các bạn không được tuyển vào lớp chọn có sự bình đẳng với nhau không? Vì sao?
2/ Em hiểu thế nào là quyền bình đẳng của học sinh trong việc thi và tuyển vào lớp chọn?
b. P và C là bạn thân, cùng đủ 18 tuổi. P không thi đỗ đại học nên ở nhà làm thợ mộc cùng bố, còn C thì thi đạt kết quả cao nên đã đến thành phố học đại học. Một thời gian sau, chỉ có P là thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhập ngũ phục vụ trong Quân đội, còn C được tạm hoãn gọi nhập ngũ và vẫn tiếp tục học ở trường đại học. Có người nói đây là biểu hiện bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ của công dân. Em có thể giải thích thế nào về biểu hiện này?
c. Vào giờ tan học buổi chiều, hai học sinh gồm T (17 tuổi) và M (15 tuổi) đi vào đường ngược chiều nên bị cảnh sát giao thông xử phạt. T bị phạt tiền, M thì không bị phạt tiền mà chỉ bị phạt cảnh cáo bằng văn bản. Khi về nhà, T kể lại cho bố mẹ câu chuyện này. Bố mẹ T bức xúc, vì cho rằng chú cảnh sát giao thông xử phạt như vậy là không công bằng: Cùng đi xe đạp vào đường ngược chiều mà người thì bị phạt tiền, người thì chỉ bị phạt cảnh cáo.
1/ Theo em, tại sao trong trường hợp này, đối với cùng một vi phạm như nhau mà chú cảnh sát giao thông lại áp dụng các hình thức xử phạt khác nhau?
2/ Hành vi xử phạt của chú cảnh sát giao thông có trái với nguyên tắc “Mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí” hay không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Câu 3 trang 30 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nhận xét, đánh giá hành vi/ việc làm của các chủ thể dưới đây:
a. Anh M năm nay đủ 18 tuổi nhưng cán bộ xã T đã không ghi tên vào danh sách cử tri đề anh tham gia bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp với lí do anh M không đọc thông, viết thạo tiếng Việt.
1/ Hành vi của cán bộ xã T là thực hiện đúng hay vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? Vì sao?
2/ Trong trường hợp này, anh M cần làm gì để thực hiện quyền bình đẳng của mình?
b. Anh V là người tỉnh A đã theo học nghề làm gốm sứ tại làng nghề gốm truyền thống thuộc tỉnh B. Dựa vào kiến thức, kinh nghiệm và biết áp dụng công nghệ vào sản xuất, quảng bá sản phẩm, nắm bắt nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, anh V đã mở xưởng sản xuất riêng tại tỉnh B, thu hút nhiều lao động của tỉnh B vào làm việc, giúp người dân nơi đây thoát nghèo. Những người đã từng dạy nghề làm gốm sứ cho anh V buộc phải thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh để có thể cạnh tranh với anh V và cùng tồn tại, phát triển ngay trên quê hương của mình.
Việc anh V mở xưởng sản xuất tại tỉnh B có phải là thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh tế không? Vì sao?
c. G và N cùng tốt nghiệp trung học phổ thông. G dự thi và trúng tuyển vào hệ thi chính quy của Trường Đại học B, còn N đi làm công nhân tại Nhà máy X, sau đó dự thi và trúng tuyển vào hệ vừa học vừa làm cũng của Trường Đại học B. Sau những năm miệt mài học tập, cả hai đều tốt nghiệp Trường Đại học B và cùng làm việc tại Nhà máy X.
1/ Quyền bình đẳng trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục được G và N thực hiện như thế nào?
2/ Việc G và N cùng làm việc tại Nhà máy X có thể hiện sự bình đẳng của công Đại dân không? Vì sao?
d. Bà U kinh doanh mặt hàng điện máy, ông Y kinh doanh vật liệu xây dựng. Cả hai cùng trốn thuế nên đã bị cơ quan có thẩm quyền truy thu thuế và xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Việc cơ quan có thẩm quyền truy thu thuế và xử phạt hành chính đối với bà U và ông Y có thể hiện sự bình đẳng về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí của công dân trước pháp luật không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Câu 2 trang 29 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận định nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? Vì sao?
a. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.
b. Công dân nào cũng được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
c. Mọi công dân vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
d. Mọi công dân vi phạm cùng một quy định của pháp luật phải chịu pháp lí như nhau. chịu trách trách nhiệm.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
e) trang 29 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Bác Hồ nói: “Hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử, không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái”. Câu nói của Bác Hồ có nghĩa là công dân bình đẳng về
A. trách nhiệm với đất nước.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. quyền và nghĩa vụ.
D. quyền của công dân.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
d) trang 29 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng.
A. về quyền và nghĩa vụ.
B. trong sản xuất.
C. trong kinh tế.
D. về điều kiện kinh doanh.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
c) trang 29 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?
A. Bình đẳng dân tộc.
B. Bình đẳng về thành phần xã hội.
C. Bình đẳng tôn giáo.
D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
b) trang 29 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ.
B. thực hiện pháp luật.
C. trách nhiệm pháp lí.
D. trách nhiệm trước Toà án.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
a) trang 29 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về mặt thi
A. quyền và nghĩa vụ.
B. quyền và trách nhiệm.
C. nghĩa vụ và trách nhiệm.
D. trách nhiệm pháp lí.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Câu 5 trang 28 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Bạn Q có thói quen sử dụng các loại thức ăn nhanh vì cho rằng rất tiện lợi và ngon miệng.
- Em có nhận xét gì về hành vi tiêu dùng này của bạn Q?
- Nếu là bạn thân của Q, em sẽ nói gì với bạn về thói quen này?
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 8: Văn hóa tiêu dùng
Câu 4 trang 28 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể dưới đây:
a. Bạn N rất tự hào vì được các bạn phong tặng biệt danh “Cây thời trang hàng hiệu”.
b. Khi đi ăn tự chọn, T luôn dành ra vài phút để dạo quanh một vòng xem thực đơn của nhà hàng có những gì để xem những món nào mình thích và vị trí ở đâu. Sau đó mới đi lấy đĩa và lựa chọn lần lượt từ món khai vị, món chính đến món tráng miệng và chỉ lấy vừa đủ ăn.
c. Chính quyền tỉnh H vận động người dân mỗi huyện sản xuất một loại hàng thủ công mĩ nghệ mang đậm bản sắc của địa phương để tổ chức bán trong các buổi hội chợ của tỉnh.
d. Khi xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, Công ty Y chỉ quan tâm đến chính sách sản phẩm.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 8: Văn hóa tiêu dùng
Câu 3 trang 27 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về các quan điểm dưới đây:
a. “Ăn lấy chắc, mặc lấy bền”.
b. Văn hoá tiêu dùng “con gà tức nhau tiếng gáy” chi phối xu hướng tiêu dùng của phần lớn người Việt hiện nay.
c. Yếu tố vùng miền không ảnh hưởng gì đến văn hoá tiêu dùng.
d. Tiêu dùng có văn hoá sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến bộ xã hội.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 8: Văn hóa tiêu dùng
Câu 2 trang 27 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm sau? Vì sao?
a. Tiêu dùng là mục đích và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
b. Dùng hàng hiệu mới thể hiện được phong cách và giá trị bản thân.
c. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hoá tiêu dùng.
d. Người tiêu dùng thông minh là người có lựa chọn hợp lí cho các sản phẩm tiêu dùng trên thị trường.
e. Để thực hiện được các hành vi tiêu dùng có văn hoá, cần phải hiểu về văn hoá tiêu dùng.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 8: Văn hóa tiêu dùng
d) trang 26 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Mỗi người dân cần phải làm gì để xây dựng được văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam?
A. Tiêu dùng theo sở thích của bản thân và gia đình.
B. Chỉ tiêu dùng các sản phẩm giá rẻ.
C. Xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh, thân thiện với môi trường.
D. Chỉ tiêu dùng các sản phẩm nhập khẩu.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 8: Văn hóa tiêu dùng
c) trang 26 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Một trong những đặc điểm của văn hoá tiêu dùng Việt Nam là
A. chịu tác động của các xu hướng tiêu dùng trên thế giới.
B. tiêu dùng xanh, tiêu dùng sạch, tiêu dùng số, tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm ngày càng chiếm ưu thế.
C. thường “sính ngoại” và không quan tâm đến những hàng hoá sản xuất trong nước.
D. chịu tác động của điều kiện địa lí.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 8: Văn hóa tiêu dùng
b) trang 26 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung nào dưới đây không đúng về vai trò của văn hoá tiêu dùng?
A. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
B. Góp phần tạo nên những sắc thái văn hoá ngày càng phong phú, đa dạng của cộng đồng, dân tộc.
C. Làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.
D. Là tập hợp các hành vi tiêu dùng thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi bị chi phối bởi việc tiêu dùng.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 8: Văn hóa tiêu dùng