Từ 'quê hương' trong câu cuối bài đọc có tác dụng gì? Chọn ý đúng:
a) Gắn kỉ niệm của tác giả về chiếc bánh khúc với quê hương.
b) Gắn kỉ niệm của tác giả về chiếc bánh khúc với tuổi thơ.
c) Gắn kỉ niệm của tác giả về chiếc bánh khúc với người dì.
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 63, 64, 65 Tiết 6
Câu nào tóm tắt đầy đủ đặc điểm của cây rau khúc? Chọn ý đúng.
a) Cây rau khúc chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú, lá như mạ bạc.
b) Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng
c) Sương sớm đọng trên là long lanh như những bóng đèn pha lê.
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 63, 64, 65 Tiết 6
Đọc và làm bài tập: Chõ bánh khúc của dì tôi
Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc.
Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về.
Ngủ một giấc dậy, tôi đã thấy dì mang chõ bánh lên. Vung vừa mở ra, hơi nóng bốc nghi ngút. Những cái bánh màu xanh rêu lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xem một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.
Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được hương vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
Theo Ngô Văn Phú
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 63, 64, 65 Tiết 6
Trao đổi:
a. Câu chuyện chàng trai có sức khỏe lạ thường và thanh gươm thần thể hiện mơ ước gì của nhân dân ta?
b. Những chi tiết nào trong câu chuyện cho thấy người dân đồng lòng cùng chàng trai đánh giặc?
c. Câu chuyện nói lên điều gì?
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 62, 63 Tiết 5
Nghe - viết: Bầu trời ngoài cửa sổ
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 62 Tiết 4
Đọc và làm bài tập:
Tiếng chim buổi sáng
Sáng ra trời rộng đến đâu
Trời xanh như mới lần đầu biết xanh
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm
Gọi bông lúa chín về thôn
Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà
Tiếng chim cùng bé tưới hoa
Mát trong từng giọt nước hòa tiếng chim
Vòm cây xanh, đố bé tìm
Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung
Mà vườn hoa cũng lạ lùng
Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim.
Định Hải
1) Bài thơ có bao nhiêu dòng nhắc lại hai từ 'tiếng chim'?
2) Bằng cách lặp lai liên tục hai từ 'tiếng chim', bài thơ diễn tả điều gì? Chọn ý đúng:
3. Chọn câu trả lời đúng:
a) Các hình ảnh về tiếng chim buổi sáng từ dòng thứ 3 đến dòng thứ 8 nói lên điều gì?
- Tiếng chim buổi sáng như ánh nắng.
- Tiếng chim buổi sáng như bầy ong.
- Tiếng chim buổi sáng thật là kì diệu.
b) Câu thơ nào cho thấy tiếng chim buổi sáng như một dàn nhạc có sự tham gia của rất nhiều loài chim?
- “Tiếng chim cùng bé tưới hoa / Mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim'.
- 'Vòm cây xanh, đố bé tìm / Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung'.
- “Tiếng chim lay động lá cảnh / Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng'.
c) Câu thơ nào cho thấy vườn hoa rất yêu thích tiếng chim buổi sáng?
- “Tiếng chim vỗ cánh bầy ong / Tiếng chim tha nắng rải đồng
- 'Gọi bông lúa chín về thôn / Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà'
- 'Mà vườn hoa cũng lạ lùng / Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim.'
4. Dựa theo gợi ý từ bài thơ trên, em hãy viết:
a) Một câu tả tiếng chim buổi sáng.
b) Một câu diễn tả niềm vui của em khi nghe tiếng chim hót.
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 60, 61 Tiết 2
Đọc và làm bài tập: Bù nhìn rơm
Vào mùa lúa, người ta thường dựng những hình người bằng rơm trên cánh đồng. Đó là những chú bù nhìn rơm. Đầu chúng đội nón lá, mình mặc áo, danh hai tay, lắc qua lắc lại để đuổi chim. Từ chú bù nhìn này qua chú khác có nối một sợi dây. Dưới bụng mỗi chú có một chùm lon.
Theo Nguyễn Quang Sáng
a) Tìm trong câu thứ nhất các bộ phận câu:
- Trả lời cho câu hỏi Ai?
- Trả lời cho câu hỏi Làm gì?
- Trả lời cho câu hỏi Khi nào?
- Trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
b) Trả lời câu hỏi:
- Vào mùa lúa, người ta dựng những chú bù nhìn trên cánh đồng để làm gì?
- Theo em, người ta gắn dưới bụng mỗi chủ bù nhìn một chùm lon để làm gì?
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 59 Tiết 1
Dựa theo nội dung bài đọc, em hãy viết tiếp vào vở câu dưới đây, trong câu có sử dụng dấu hai chấm:
Bài thơ Nhớ Việt Bắc đã khắc họa nên hình ảnh đồng bào các dân tộc Việt Bắc với những phẩm chất đáng quý...
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 55, 56 Nhớ Việt Bắc
Bài thơ là lời của ai nói với ai? Chọn ý đúng:
a) Là lời của người sắp xa Việt Bắc nói với người dân Việt Bắc.
b) Là lời của người dân Việt Bắc nói với người sắp xa Việt Bắc.
c) Là lời của người dân Việt Bắc nói với nhau về quê hương.
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 55, 56 Nhớ Việt Bắc
Bài đọc 4: Nhớ Việt Bắc
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Tố Hữu
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 55, 56 Nhớ Việt Bắc
Sử dụng câu hỏi Để làm gì?, hỏi đáp với bạn theo nội dung các câu sau:
a) Một người giỏi tay chèo ngồi đằng mũi ghe để chỉ huy các tay đua.
b) Một người đứng giữa ghe để giữ nhịp cho các tay đua chèo thật đều.
c) Trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn cho quen.
Giải Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tập 2 trang 51, 52, 53 Hội đua ghe ngo