Đọc văn bản:
Bạn nhỏ trong nhà
Tôi vẫn nhớ ngày đầu tiên nhà tôi có một chú chó nhỏ. Buổi sáng hôm đó, tôi nghe tiếng cào khẽ vào cửa phòng. Mở cửa ra, tôi nhìn thấy một chú chó con. Nó tuyệt xinh: lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn xoe và loáng ướt. Nó rúc vào chân tôi, nức lên những tiếng khe khẽ trong cổ, cái đuôi bé xíu ngoáy tít, hệt như một đứa trẻ làm nũng mẹ.
Tôi đặt tên nó là Cúp. Tôi chưa dạy Cúp những chuyện tài giỏi như làm xiếc. Nhưng so với những chú chó bình thường khác, Cúp không thua kém gì. Cúp biết chui vào gầm giường lấy trái banh, đem cho tôi chiếc khăn lau nhà, đưa hai chân trước lên mỗi khi tôi chìa tay cho nó bắt. Cúp còn rất thích nghe tôi đọc truyện. Mỗi khi tôi đọc cho Cúp nghe, nó nằm khoanh tròn trên lòng tôi. Lúc tôi đọc xong, gấp sách lại, đã thấy cu cậu ngủ khò từ lúc nào.
Tôi và Cúp ngày ngày quấn quýt bên nhau. Mỗi khi tôi đi học về, Cúp chạy vọt ra, chồm hai chân trước lên mừng rỡ. Tôi cúi xuống vỗ về Cúp. Nó âu yếm dụi cái mõm ươn ướt, mềm mềm vào chân tôi.
(Theo Trần Đức Tiến)
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 109, 110, 111, 112 Bài 24: Bạn nhỏ trong nhà - Kết nối tri thức
Chọn yêu cầu a hoặc b.
a. Kể về những việc em thường làm cùng với anh, chị hoặc em của em. Nêu cảm nghĩ của em khi có anh, chị hoặc em làm việc cùng.
b. Em mong muốn có người anh, người chị hoặc người em như thế nào? Vì sao?
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 106, 107, 108 Bài 23: Tôi yêu em tôi - Kết nối tri thức
Nói 2 - 3 câu thể hiện cảm xúc của em khi nghĩ về một cử chỉ, việc làm của người thân.
Gợi ý:
Cử chỉ, việc làm nào của người thân gợi cảm xúc cho em?
Em hãy diễn tả cụ thể cảm xúc đó.
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 102, 103, 104 Bài 22: Để cháu nắm tay ông - Kết nối tri thức
Những câu văn nào dưới đây thể hiện cảm xúc với người thân?
a. Dương nhìn ông, lòng tào lên cảm xúc yêu thương khó tả.
b. Thường ngày, Dương luôn nghĩ ông rất nhanh nhẹn.
c. Ông đưa đón nó đi học mỗi khi bố mẹ bận rộn.
d. Ông ngoại ơi, cháu yêu ông nhiều lắm!
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 102, 103, 104 Bài 22: Để cháu nắm tay ông - Kết nối tri thức
Tìm câu kể trong những câu dưới đây:
a. Tháp Bà Pô-na-ga ở đâu?
b. Tháp Bà Pô-na-ga là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang.
c. Ông ngoại đưa đón Dương đi học mỗi khi bố mẹ bận rộn.
d. Mỗi một ngày trôi qua, ông đang già đi, còn nó mạnh mẽ hơn.
e. Ông ngoại ơi, cháu yêu ông nhiều lắm!
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 102, 103, 104 Bài 22: Để cháu nắm tay ông - Kết nối tri thức
Xếp các từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây vào nhóm thích hợp.
a. Từ chỉ hoạt động
b. Từ chỉ đặc điểm
Ông vác cây tre dài
Lưng của ông vẫn thẳng
Ông đẩy chiếc cối xay
Cối quay như chong chóng
Đường dài và sông rộng
Ông vẫn luôn đi về
Tay của ông khỏe ghê
Làm được bao nhiêu việc.
(Hữu Thỉnh)
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 102, 103, 104 Bài 22: Để cháu nắm tay ông - Kết nối tri thức
Đọc văn bản:
Để cháu nắm tay ông
Hè năm nay, Dương được đi du lịch ở Nha Trang cùng bố mẹ và ông ngoại.
Tháp Bà Pô-na-ga là địa điểm tham quan cuối cùng của đoàn. Ngôi đền vàng rực trong khuôn viên xanh rợp bóng cây. Ông ngoại cứ đứng trầm ngâm trước những bức vẽ chạm trổ tinh xảo. Bàn tay ông run run khi chạm vào các cột đá nhuốm màu thời gian. Dương nhìn ông, lòng trào lên cảm xúc yêu thương khó tả.
Tiếng hướng dẫn viên du lịch giục đoàn rời điểm tham quan. Ông ngoại chần chừ chưa muốn đi nên rớt lại phía sau. Dương rời đoàn, chạy đến nắm tay ông dắt đi. Nó chợt thấy ông chậm chạp, ngơ ngác quá. Thường ngày, Dương luôn nghĩ ông rất nhanh nhẹn. Ông đưa nó đi học mỗi khi bố mẹ bận rộn. Ông hào hứng chơi trò các ngựa cùng nó.
Từ trước đến nay, ông luôn là người dắt tay dẫn nó đi, là người bảo vệ nó. Đây là lần đầu tiên Dương nhận ra ông không còn khỏe như trước. Mỗi một ngày trôi qua, ông đang già đi, còn nó sẽ mạnh mẽ hơn. Dương choàng tay ông ôm, thủ thỉ:
- Ông ngoại ơi, cháu yêu ông nhiều lắm!
Dương nghĩ, từ bây giờ nó mới là người đưa tay cho ông nắm
(Dương Thụy)
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 102, 103, 104 Bài 22: Để cháu nắm tay ông - Kết nối tri thức
Làm bài tập a hoặc b.
a. Tìm các tiếng ghép được với mỗi tiếng dưới đây để tạo từ. Đặt câu với 2 từ đã ghép được.
Mẫu: sôi nổi
Các bạn giơ tay phát biểu rất sôi nổi.
b. Tìm tiếng chứa uôn hoặc uông thay cho chỗ chấm. Viết vào vở các từ ngữ có tiếng đó.
Cơn dông nổi lên. Trời sập tối, gió giật mạnh, ∎ phăng những đám lá rụng và thổi tung chúng lên không trung. Bụi bay cuồn ∎. Mẹ bỏ đám rau ∎ đang hái dở, ∎ quýt chạy đi lùa gà vịt vào ∎.
(Theo Bảo Châu)
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 99, 100, 101 Bài 21: Tia nắng bé nhỏ - Kết nối tri thức