Mùa xuân đã về
Sương mù tan dần. Mây như một đàn cừu tản đi và dưới bầu trời quang đãng, mùa xuân thực sự hiện ra. Mặt trời chói lọi mọc lên, nuốt dần lớp băng mỏng phủ trên mặt nước. Khắp nơi ấm áp, muôn loài trên mặt đất như hồi sinh.
Cỏ non như những chiếc kim đâm tua tủa trên mặt đất. Những chồi cây sực nức mùi hương, căng phồng nhựa. Đàn ong bay lượn quanh những cây liễu tắm trong ánh nắng vàng tươi. Đàn chim sơn ca cất tiếng hát thánh thót trên đồng cỏ nhung tơ và những ruộng rạ phủ băng.
Tít trên trời xanh, đàn sếu và ngỗng trời đang sải cánh bay. Chúng cất tiếng kêu mừng xuân. Lũ trẻ nhanh nhẹn chạy dọc theo con đường nhỏ. Tiếng nói vui vẻ của tốp phụ nữ vang lên bên bờ đầm, nơi họ đang giặt vải. Và tiếng rìu của bác nông dân đang chữa lại cày bừa vang lên trong các sân nhà.
Mùa xuân thực sự đã về.
Theo Lép Tôn-xtôi, Nhị Ca, Dương Tường dịch
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 66, 67, 68, 69 Bài 4: Mùa xuân đã về - Chân trời sáng tạo
Chơi trò chơi Người làm vườn giỏi:
- Thi kể tên hoa, rau, quả:
+ Theo hình dáng
M: ớt sừng
+ Theo màu sắc
M: hồng nhung
+ Theo mùi vị
M: mướp hương
- Nói 1 - 2 câu về hình dáng, màu sắc,... của loại hoa, rau, quả em đã kể tên.
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 62, 63, 64, 65 Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả - Chân trời sáng tạo
Thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc kép để đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc lời nói của nhân vật rồi viết lại đoạn văn.
Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc:
- Các em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!
Chúng tôi đồng thanh đáp:
- Dạ. Vâng ạ.
An Hồng
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 62, 63, 64, 65 Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả - Chân trời sáng tạo
Có thể thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong từng câu sau? Vì sao?
a. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà.
b. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.
c. Hà nắn nót viết vào trang giấy: Tết đã đến thật rồi!
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 62, 63, 64, 65 Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả - Chân trời sáng tạo
Tìm câu được đặt trong dấu ngoặc kép trong các đoạn văn sau và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.
a, Bà đi chợ về. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thùng xuống gọi to: 'Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?'. Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà.
Nguyễn Đình Thi
b. Khi mặt trời mọc, tôi tìm tới bảo ong đất: “Ong đất này, ông đất hãy bay tới đám cỏ phía đông dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ thấy một món quà sẽ đồng tìm ra và tặng riêng ong đất'. Tôi hồi hộp đợi ong đất trở về.
Xuân Quỳnh
c. Kiến ở động quả. Thành ngữ 'đông như kiến' thật đúng. Đường ngang lối dọc chỗ nào cũng đầy kiến.
Theo Tô Hoài
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 62, 63, 64, 65 Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả - Chân trời sáng tạo
Chọn d hoặc gi thích hợp với mỗi …..:
…..ọc theo những …..òng kênh là những rặng bần cùng những hàng dừa nước. Mặc cho mưa bão, bần vẫn dẻo …..ai vươn cao, lá vẫn mướt xanh hiền lành ……ữa đám dừa nước xanh rì. Mùa bản đơm hoa, muôn vàn bông hoa ……ản dị hiền hoà đung đưa theo gió.
Theo Duyên Hương
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 62, 63, 64, 65 Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả - Chân trời sáng tạo
Nghe - viết:
Rừng cọ quê tôi
Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp Cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, là đã xoà sát mặt đất. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp loá nắng như rừng mặt trời mới mọc.
Nguyễn Thái Vận
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 62, 63, 64, 65 Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả - Chân trời sáng tạo
Đọc một bài văn về cây cối hoặc con vật:
a. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích.
b. Nói 2 – 3 câu có hình ảnh so sánh về cây cối hoặc con vật được nhắc đến trong bài văn.
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 62, 63, 64, 65 Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả - Chân trời sáng tạo
Chuyện hoa, chuyện quả
Trong vườn có mắt: quả na
Có tai mộc nhĩ, có hoa loa kèn.
Quả mồng tơi mực tím đen
Cà rốt bút đỏ ai đem ra đồng.
Quả bí ngô: cái đèn lồng
Sao xanh quả khế, ớt cong sừng bò.
Bao nhiêu hoa trái thơm tho
Trong vườn như một cái kho của đầy.
Bàn tay người chăm cho cây
Cây cho trái chín, hoa này, nụ kia
Lặng thầm đất cũng say sưa
Chắt chiu màu mỡ bốn mùa nuôi cây.
Lê Hồng Thiện
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 62, 63, 64, 65 Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả - Chân trời sáng tạo
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Những ngày ở đảo, chiếc ống nhòm là người bạn thân thiết giúp tôi khám phá thiên nhiên. Bố chọn cho tôi chiếc ống nhòm màu xanh cỏ úa, dây đeo bằng dù to bản, màu vàng tươi. Tay nắm của nó được làm bằng cao su vừa khít lòng bàn tay. Hai ống kính có thể điều chỉnh để thu phóng ảnh và thay đổi tầm nhìn. Khi ngắm bầu trời bằng “đôi mắt xa”, tôi luôn có cảm giác với được những đám mây ngũ sắc. Đặc biệt, chiếc ống nhòm có khả năng chống nước rất tốt. Khi cùng bố và các chủ lặn biển, “đôi mắt sâu” giúp tôi nhìn rõ những rạn san hô đủ hình dáng, đủ sắc màu. Nhờ có người bạn nhỏ này, kì nghỉ hè của tôi thêm ý nghĩa.
Hồng Hạnh
a. Bạn nhỏ tả đồ vật gì?
b. Đồ vật đó có đặc điểm gì nổi bật?
c. Đồ vật đó giúp ích gì cho bạn nhỏ?
d. Bạn nhỏ gọi đổ vật bằng những tên nào? Vì sao?
e. Câu văn đầu tiên và câu văn cuối cùng có tác dụng gì?
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 58, 59, 60 Bài 2: Những đám mây ngũ sắc - Chân trời sáng tạo