Những đám mây ngũ sắc
Ở Trường Sa, nếu biển mang nhiều sắc màu kì thú thì bầu trời cũng không kém phần hấp dẫn. Đặc biệt, có những hôm, trong ráng chiều đỏ ối phản chiếu xuống mặt biển còn xuất hiện những đám mây ngũ sắc. Chúng có sức hấp dẫn khiến người ta nhìn hàng giờ không chán.
Thời điểm hoàng hôn có những đám mây được nhuộm sắc xà cừ óng ảnh điệu đà. Có những đám mây quay quanh mặt trời và tạo ra lỗ hổng để lọt ánh nắng xuống nhìn như một cái 'giếng trời' giữa thiên nhiên. Lại có những đám mây màu sẫm có viền ánh sáng chói lọi xung quanh khiến chúng càng nổi bật và sắc nét trên nền trời.
Những đám mây kì ảo ở Trường Sa luôn thay đổi hình dáng, màu sắc, khiến cho bầu trời trở nên sinh động ở mọi thời khắc.
Nguyễn Xuân Thuỷ
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 58, 59, 60 Bài 2: Những đám mây ngũ sắc - Chân trời sáng tạo
Giọt sương
1. Có một giọt sương nhỏ đậu trên lá mồng tơi. Nó đã ngủ ở đó suốt đêm. Đến sáng, những tia nắng đầu tiên thức dậy nhảy nhót xung quanh, nhưng nó vẫn nằm im, lấp lánh.
Giọt sương trong vắt. Trong đến nỗi soi mình vào đó, bạn sẽ thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng trôi lững thững. Nó biết mình không tồn tại được lâu. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí.
2. 'Tờ-rích, tờ-rích'. Một chị vành khuyến bay đến, đậu trên hàng rào. Mặt trời vẫn chưa lên khỏi ngọn cây. Nhìn thấy vành khuyên, giọt sương mừng quá, suýt lăn xuống đất.
Giọt sương vội thì thầm:
- Chị đến thật đúng lúc!
Nghe thấy những lời thì thầm của giọt sương, chị vành khuyên hiểu được khát vọng của nó. Chị cúi xuống, hợp từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ.
3. Buổi sáng hôm đó, trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên, người ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu...
Giọt sương nhỏ không mất đi. Nó đã vĩnh viễn hoá thân vào giọng hát của vành khuyên.
Theo Trần Đức Tiến
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 55, 56 Bài 1: Giọt sương - Chân trời sáng tạo
Ngọn lửa Ô-lim-pích
Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đã có từ gần 3000 năm trước ở nước Hi Lạp cổ.
Đại hội được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng Bảy, thường kéo dài năm, sáu ngày. Trai tráng từ khắp nơi trên đất nước Hi Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a thi chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật,... Những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng và được đặt một vòng nguyệt quế lên đầu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng. Trong thời gian lễ hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng. Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên đông đúc, tưng bừng, náo nhiệt vì sự có mặt của người tứ xứ.
Từ năm 1994, tục lệ tốt đẹp này được khôi phục và tổ chức trên phạm vi toàn thế giới. Ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới được thắp sáng trong giờ khai mạc, báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài theo tinh thần hoà bình và hữu nghị.
Theo Những mẩu chuyện lịch sử thế giới
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 51, 52, 53 Bài 4: Ngọn lửa Ô-lim-pích - Chân trời sáng tạo
Các câu in nghiêng trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì?
Trận bóng trôi dần về những phút cuối. Cầu thủ lớp 3A dồn hết lên phần sân đối phương. Bất ngờ, cú sút xa từ một cầu thủ lớp 3B làm tất cả ngỡ ngàng.
- A, vào rồi!
- Tuyệt quá!
- Hoan hô 3B
- 3B vô địch!
Tiếng hò reo vỡ oà sân bóng.
Văn Thánh Lễ
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 47, 48, 49, 50 Bài 3: Chơi bóng với bố - Chân trời sáng tạo
Chọn chữ d hoặc chữ gi thích hợp với mỗi….”
a. Những cánh hoa …..ấy mỏng manh, dịu …..àng rung rinh trong …..ó.
b. Tiếng trống vang lên …..òn giã như thúc …..ục chúng em nhanh chân đứng thành hàng tập thể ……ục.
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 47, 48, 49, 50 Bài 3: Chơi bóng với bố - Chân trời sáng tạo