Đạo đức lớp 3 trang 23, 24 Câu hỏi 2: Tìm hiểu lợi ích của ham học hỏi
Đọc truyện và trả lời câu hỏi:
Cậu học trò nghèo ham học
Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai, đặt tên là Nguyễn Hiền. Vì nhà nghèo cậu phải bỏ học giữa chừng.
Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, cậu cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, cậu đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Mỗi lần có kì thi ở trường, cậu làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
Thế rồi vua mở khoa thi. Cậu bé nghèo ngày nào đỗ Trạng nguyên. Ông trạng khi ấy mới mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.
(Theo Trinh Đường, Tiếng việt 4, Tập 1, NXB Giáo dục, 2000, tr.104)
- Tinh thần ham học hỏi của cậu bé Nguyễn Hiển được thể hiện như thế nào?
- Qua câu chuyện trên, em thấy việc ham học hỏi có lợi ích gì?
Giải Đạo đức lớp 3 trang 22, 23, 24, 25 Bài 4: Ham học hỏi - Kết nối tri thức
Đạo đức lớp 3 trang 22, 23 Câu hỏi 1: Tìm hiểu biểu hiện của ham học hỏi
Quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi:
- Hãy nêu những biểu hiện của ham học hỏi qua các bức tranh trên.
- Em còn biết những biểu hiện nào khác của việc ham học hỏi?
Giải Đạo đức lớp 3 trang 22, 23, 24, 25 Bài 4: Ham học hỏi - Kết nối tri thức
Đạo đức lớp 3 trang 17, 18 Câu hỏi 2: Tìm hiểu vì sao phải quan tâm hàng xóm láng giềng.
a. Đọc truyện và trả lời câu hỏi
HÀNG XÓM CỦA CÔ CHỒN
Chồn mẹ bị ốm, hai chú chồn con la khóc ầm ĩ. Sẻ nghe tiếng kêu la, lập tức bay đến nhà chồn. Rồi nó bay đến cửa sổ nhà voi, ríu rít gọi: “Chồn mẹ bị ốm, bác đến giúp cô ấy nhé!”. Voi lập tức đến nhà chồn. Nhìn thấy hoa cỏ trong sân đã khô héo, voi liền dùng vòi hút nước ở ao, tưới nước cho cây.
Sẻ lại bay đến nhà Sóc, ríu rít kêu: “Chồn mẹ bị ốm, bác đến giúp cô ấy nhé!”. Sóc lập tức đến nhà chồn. Nhìn thấy trên mặt bàn toàn bát đĩa bẩn, sóc liền đem rửa và lau sạch sẽ.
Sẻ lại liền bay đến nhà chuột túi, ríu rít kêu: “Chồn mẹ bị ốm, cô đến giúp cô ấy nhé!”. Chuột túi chạy ngay đến nhà chồn, thấy hai chú chồn con đang khóc, chuột túi liền cho chúng vào túi ngực của mình và dỗ: “Đừng khóc nữa, ta sẽ cho hai cháu đi chơi”. Chồn con nghe nói được đi chơi thì nín ngay. Chồn mẹ thấy vậy cảm động nói:” Có các bạn giúp, tôi thấy khỏe hơn rất nhiều rồi”.
(Theo Ngọc Linh, 365 chuyện kể trước giờ đi ngủ,
NXB Thế Giới,2020, tr.73)
- Biết tin chồn mẹ bị ốm, hàng xóm đã làm gì?
- Khi được hàng xóm giúp đỡ, chồn mẹ cảm thấy thế nào?
b. Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi:
- Các bạn đã làm gì giúp bà hàng xóm? Việc làm đó có ý nghĩa gì?
- Theo em, vì sao phải quan tâm làng xóm láng giềng?
Giải Đạo đức lớp 3 trang 16, 17, 18, 19, 20, 21 Bài 3: Quan tâm hàng xóm láng giềng - Kết nối tri thức
Đạo đức lớp 3 trang 16, 17 Câu hỏi 1: Tìm hiểu một số biểu hiện của việc quan tâm hàng xóm láng giềng
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Hãy nêu những việc làm thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng trong các bức tranh trên.
- Em còn biết những việc làm nào khác thể hiện sự quan tâm hàng xóm láng giềng?
Giải Đạo đức lớp 3 trang 16, 17, 18, 19, 20, 21 Bài 3: Quan tâm hàng xóm láng giềng - Kết nối tri thức
Đạo đức lớp 3 trang 12, 13 Câu hỏi 3: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc.
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Việc làm của các bạn trong tranh thể hiện điều gì?
- Hãy kể thêm những việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc.
Giải Đạo đức lớp 3 trang 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 Bài 2: Tự hào Tổ quốc Việt Nam - Kết nối tri thức
Đạo đức lớp 3 trang 11 Câu hỏi 2: Khám phá sự phát triển của quê hương, đất nước.
- Nêu cảm nhận của em về sự phát triển của đất nước ta qua những bức ảnh trên.
- Chia sẻ thêm về sự phát triển của quê hương, đất nước mà em biết.
Giải Đạo đức lớp 3 trang 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 Bài 2: Tự hào Tổ quốc Việt Nam - Kết nối tri thức
Đạo đức lớp 3 trang 9, 10 Câu hỏi 1: Tìm hiểu vẻ đẹp, đất nước, con người Việt Nam
a. Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam
- Em có cảm nhận gì về những hình ảnh trên?
- Hãy kể thêm những vẻ đẹp khác của đất nước Việt Nam và chia sẻ cảm xúc của em trước những vẻ đẹp đó.
b. Vẻ đẹp của con người Việt Nam
- Em có cảm nhận gì về những vẻ đẹp trên?
- Hãy chia sẻ thêm về những vẻ đẹp khác của con người Việt Nam.
Giải Đạo đức lớp 3 trang 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 Bài 2: Tự hào Tổ quốc Việt Nam - Kết nối tri thức
Đạo đức lớp 3 trang 6 Câu hỏi 1: Tìm hiểu Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam
Đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi:
Thấy Nam đi học về, bố âu yếm hỏi:
- Con trai, kể cho bố nghe, hôm nay ở trường có gì vui không?
Nam cười rạng rỡ, khoe:
- Con được học về Quốc hiệu, Quốc kì Việt Nam. Thầy giáo khen con tích cực phát biểu và trả lời đúng, bố ạ!
- Giỏi lắm! Con nói lại bố nghe. Quốc hiệu, Quốc kì nước ta là gì?
- Quốc hiệu của nước ta là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc kì của nước ta là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở giữa, bố ạ!
Nam hào hứng khoe tiếp:
- Con được học hát Quốc ca Việt Nam. Quốc ca Việt Nam là bài “Tiến quân ca” do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Thầy khen con thuộc lời, hát to, rõ ràng, diễn cảm, bố ạ!
Nam chợt thắc mắc:
- À bố ơi, vì sao phải nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca ạ?
Bố giải thích:
- Nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca là thể hiện tình yêu Tổ quốc niềm tự hào dân tộc, con ạ!
Câu hỏi:
- Quốc hiệu của nước ta là gì?
- Hãy mô tả Quốc kì Việt Nam
- Nêu tên bài hát và tác giả Quốc ca Việt Nam
Giải Đạo đức lớp 3 trang 5, 6, 7, 8 Bài 1: Chào cờ và hát Quốc ca - Kết nối tri thức