Thực hiện một trong các đề bài dưới đây:
a. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) về tình cảm, cảm xúc của em với nhân vật Tường trong truyện Những người bạn nhỏ.
b. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) về lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã học ở lớp 3.
c. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) thuật lại một việc em hoặc bạn bè đã làm để góp phần giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 127, 128 Ôn tập cuối học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Nghe – viết:
Thả diều bên dòng sông quê hương
Em buông lên cánh diều
Sông nối dài tay gió
Những buổi chiều thong thả
Sông chơi diều cùng em
Bay lên! Kìa bay lên!
Những cánh bay ngũ sắc
Trời quê hương xanh ngắt
Những tiếng cười chao nghiêng
Bay lên! Kia bay lên!
Kiễng chân, reo mắt phố
Thắm tươi khăn quàng đỏ
Tung tăng buổi tan trường.
Đàm Chu Văn
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 127, 128 Ôn tập cuối học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a. Hai anh em bạn nhỏ chơi trò chơi gì?
- Hái cỏ
- Đá gà
- Hái rau
b. Cỏ gà mọc ở đâu?
- Mọc lẫn với rau sam
- Mọc lẫn với hoa mào gà
- Mọc chỗ tiếp giáp giữa cỏ và rau
c. Vì sao bạn nhỏ không ngạc nhiên khi thấy em trai hồn nhiên chơi với con cuốn chiếu?
- Vì bạn nhỏ rất yêu thương em trai, muốn thấy em trai vui vẻ.
- Vì hai anh em xem những con vật quanh mình là bầu bạn.
- Vì cuốn chiếu là một con vật chỉ nhỏ bé như cái cúc áo.
d. Vì sao bạn nhỏ và em trai quên mất việc hái cỏ gà để chơi?
- Vì tìm thấy cả cỏ lá gừng và có xuyến chi
- Vì tìm thấy rau dền, rau sam lẫn trong đám cỏ
- Vì còn mải chơi với con cuốn chiếu.
e. Trong câu 'Hai anh em tôi đi hái cỏ gà để chơi.', từ ngữ nào trả lời câu hỏi Làm gì?
- Đi hái cỏ gà
- Hải cỏ gà
- Tôi đi hái cỏ gà
g. Câu văn nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
- Cỏ lá gừng, cỏ xuyến chi mọc lẫn với rau dền, rau sam.
- Con cuốn chiếu cuộn tròn người lại như một cái cúc áo.
- Tôi loay hoay lựa những cọng cỏ gà dai và khoẻ nhất để hái.
h. Đặt một câu thể hiện cảm xúc của em về hai anh em Tường.
i. Vì sao anh em Tường gọi con cuốn chiếu là 'người bạn nhỏ xíu trăm chân'?
k. Đặt tên khác cho câu chuyện.
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 127, 128 Ôn tập cuối học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Đọc bài và thực hiện các yêu cầu:
Những người bạn nhỏ
1. Hai anh em tôi đi hái cỏ gà để chơi trò chơi đá gà. Vạt đất quanh giếng đã luôn ẩm ướt nên cỏ dại tốt tươi quanh năm. Cỏ lá gừng, cỏ xuyến chi mọc lẫn với rau dền, rau sam, thỉnh thoảng chen vào một cây hoa mào gà đỏ tía. Cỏ gà mọc chỗ tiếp giáp giữa cỏ và rau.
2. Trong khi tôi loay hoay lựa những cọng cỏ gà thật dai, thật khoẻ, hái được cả nắm, thì Tường chưa hái được cọng nào. Nó ngồi lom khom một chỗ, săm soi cái gì đó trong tay. Tôi ngạc nhiên:
- Sao không hái cỏ gà đi?
- Anh xem này! - Tường Xoay người về phía tôi, chìa tay ra.
Thấy gương mặt rạng ngời của nó, tôi hỏi:
- Dế lửa hả?
- Không.
Tôi lại gần, cúi xuống nhìn: một con cuốn chiếu đang nằm co trong lòng bàn tay Tường. Nó lấy ngón tay khều khều, thích thú ngắm con cuốn chiếu cuộn tròn người lại như một cái cúc áo.
3. Cải cảnh Tường hồn nhiên chơi với con cuốn chiếu, tôi không lạ. Vì với chúng tôi, không chỉ vật nuôi như trâu, bò, chó, mèo, bồ câu mà cả côn trùng như chuồn chuồn, ve ve cũng là bầu bạn. Chúng tôi có những người bạn nhỏ rất dễ thương là dế, cào cào, cánh quýt, ve sầu,... Thế là, quên chơi trò chơi đá gà, tôi cùng Tường vui đùa với người bạn nhỏ xíu trăm chân.
Theo Nguyễn Nhật Ánh
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 127, 128 Ôn tập cuối học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Kiến đền ơn
Sau trận mưa bão, một đàn kiến bị sa vào vũng nước. Chú chim nhỏ nhìn thấy, liền tha mấy cọng cỏ thả xuống làm cầu cho kiến.
Ngày tháng trôi qua, chú chim nhỏ vẫn sống trong tổ trên cành sơn trà đầy gai. Chú không nhớ việc mình cứu đàn kiến. Một hôm có con mèo rừng mò tới tổ chim, bỗng một đàn kiến bò ra dày đặc khắp cành sơn trà. Mèo hốt hoảng bỏ chạy.
Thì ra, đàn kiến không quên chú chim nhỏ cứu chúng thoát khỏi vũng nước.
Theo Truyện cổ Việt Nam
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 127, 128 Ôn tập cuối học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Tìm 1 - 2 đặc điểm được so sánh với nhau có trong từng đoạn thơ, đoạn văn sau:
a. Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi.
Nhược Thuỷ
b. Bồng chanh đỏ thường đậu trên một cọng sen khô ven đầm. Trông nó thật rực rỡ! Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đỏ hồng như một đốm lửa.
Đỗ Chu
c. Dưới chân đồi, những mảnh ruộng mạ non như nhung, những thửa ruộng nước sáng lên như tấm gương.
Thạch Lam
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 127, 128 Ôn tập cuối học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Nghe - viết:
Nhạn biển
Nhạn biển há mỏ nhận con tép mẹ mớm cho. Tép mang vị mặn, mang sức biển truyền cho nhạn, nó lớn nhanh như thổi. Một ngày kia nó đã một mình đứng bên bờ biển ào ạt sóng gió nhìn trời xa xăm. Trời biển mênh mông không bờ. Và đôi cánh lần đầu tiên trong đời xoè ra, đón ngọn gió đầu tiên, lao vút lên không trung.
Theo Nguyễn Phan Hách
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 127, 128 Ôn tập cuối học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Đọc và trả lời câu hỏi:
Giữa lòng biển xanh
Ngôi nhà của cá
Giữa lòng biển sâu
Lóng lánh muôn màu
Thích ơi là thích.
Anh cua tinh nghịch
Ục ịch bò ngang
Vung vẩy đôi càng
Như đang tập võ.
Một bầy cá nhỏ
Múa lượn tung tăng
Chú tôm nghiêng ngó
Nhảy càng thêm hăng.
Bé mực dung dăng
Xoè ô đi học
Khi nào bé khóc
Rây mực lung tung.
Bác ốc oai hùng
Giống toà tháp trắng
Chị rong ung dung
Uốn mình duyên dáng.
Những đêm trăng sáng
Cả nhà có vui
Ngàn sao lấp loáng
Cùng ùa xuống bơi.
Hoài Khánh
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 127, 128 Ôn tập cuối học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Nói về lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe dựa vào gợi ý:
a. Đó là nhân vật nào?
b. Lí do em thích hoặc không thích nhân vật ấy?
c. Bài học hoặc lời khuyên em muốn dành cho nhân vật là gì?
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 124, 125, 126 Bài 6: Bồ câu hiếu khách – Chân trời sáng tạo
Bồ câu hiếu khách
Những chú chim bồ câu luôn thu hút sự chú ý của du khách khi đặt chân đến quảng trường Đu-ô-mô, trái tim của Mi-lan. Bồ câu ở đây có nhiều màu: có con nâu sẫm, có con trắng xám, có con cổ xanh ánh như đeo cườm,... Đứng trước nhà thờ Đu-ô-mô cổ kính, những tiếng gù gù hoà lẫn tiếng bước chân, tiếng đập cánh của hàng ngàn chú chim đem đến cho bạn cảm giác thật thư thái.
Bồ câu ở đây vô cùng dạn người. Bạn có thể dễ dàng chạm tay hoặc vuốt ve chúng. Chúng sẽ thân thiện đáp lại bạn bằng cách đậu trên tay, trên vai và dừng lại xung quanh bạn như lưu luyến.
Chúng cũng sẵn sàng hợp tác với du khách để cùng họ ghi lại những khoảnh khắc vô cùng ấn tượng khi dừng chân ở Mi-lan xinh đẹp.
Gia Linh tổng hợp
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 124, 125, 126 Bài 6: Bồ câu hiếu khách – Chân trời sáng tạo
Tìm trong đoạn văn sau 4 - 5 từ ngữ:
a. Chỉ sự vật
b. Chỉ hoạt động
c. Chỉ đặc điểm, tính chất
Nắng ấm, sân rộng và sạch. Mèo con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy. Chạy chán, mèo con lại nép vào một gốc cau, một sợi lông cũng không động - nó rình một con bướm đang chập chờn bay qua. Bỗng cài đuôi quất mạnh một cái, mèo con chồm ra. Hụt rồi!
Nguyễn Đình Thi
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 120, 121, 122, 123 Bài 5: Cóc kiện Trời – Chân trời sáng tạo