Theo đuổi ước mơ
Ca-tơ-rin là một cô bé cực kì thích đếm. Cô đếm số bước chân đi trên đường. Cô đếm số đĩa bát khi rửa. Và khi nhìn lên bầu trời, Ca-tơ-rin luôn tự hỏi: “Cần bao nhiêu bước để có thể lên được Mặt Trăng?”. Cô nhủ thầm: “Nhất định sẽ có ngày mình tính được cách lên Mặt Trăng, nhất định như vậy!”.
Niềm mơ ước ấy khiến Ca-tơ-rin say mê với môn Toán, đặc biệt là hình học. Ca-tơ-rin có thể giải được những bài toán vô cùng hóc búa. Bạn bè âu yếm gọi cô là “chuyên gia toán học”.
Năm 34 tuổi, Ca-tơ-ri lúc đó đang là một giáo viên – đọc được thông tin về việc tổ chức NASA tuyển người để giải các bài toán. Ca-to-rin lập tức nộp đơn vì cô nghĩ đó có thể là con đường để đạt được ước mơ từ thời thơ ấu của mình. Nhưng ở lần nộp đơn đầu tiên, Ca-tơ-ri bị từ chối. Không bỏ cuộc, năm sau, Ca-tơ-ri lại nộp đơn và lần này cô được nhận. Những nỗ lực không ngừng đã giúp cô trở thành thành viên trong dự án không gian của NASA.
Năm 1962, Hoa Kì quyết định đưa người lên Mặt Trăng. Đó là một thử thách cực kì lớn đối với loài người. Với niềm mơ ước được ấp ủ từ nhỏ và năng lực tuyệt vời, Ca-tơ-ri đã sử dụng toán học để tìm ra các con đường cho tàu vũ trụ quay quanh Trái Đất và hạ cánh trên Mặt Trăng. Những tính toán của Ca-tơ-ri thật sự hoàn hảo, đã góp phần đứa các phi hành gia lên Mặt Trăng rồi quay trở lại Trái Đất an toàn.
Ca-tơ-ri làm việc ở NASA hơn 30 năm. Khi nghỉ hưu, bà thường đến các trường học để nói chuyện với học sinh. Thông điệp lớn nhất mà Ca-to-ri gửi tới các em là: “Đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của bạn!”.
Thuở nhỏ, Ca-tơ-rin mơ ước điều gì?
Bài 6: Ước mơ của em Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Trao đổi về nội dung câu chuyện ( bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a, Em thích nhân vật ( hoặc chi tiết, hình ảnh nào? Vì sao?
b, Nói điều em tưởng tượng được (về cảnh vật hoặc ý nghĩ, lời nói, hành động của nhân vật) qua một chi tiết trong câu chuyện ( hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó.
Bài 6: Ước mơ của em Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tin-tin và Mi-tin đứng lại trước một cánh cửa rất lớn. Hai anh em chưa biết mở bằng cách nào thì cánh cửa đỏ từ từ mở ra. Một luồng ánh sáng mát dịu lan toả. Tin-tin nhìn quanh. Cậu chưa bao giờ được thấy một gian phòng rộng lớn và đẹp lộng lẫy đến như vậy. Những bức tường được ghép từ những viên đá trắng muốt, điểm những viên hồng ngọc lấp lánh. Một mái vòm ngọc bích toả ánh sáng xanh dịu xuống những bông hoa khổng lồ, đủ màu sắc, đang xoè nở hết cỡ. Trên mỗi bông hoa là một em bé tí hon xinh đẹp đang mải mê làm việc. Mi-tin nhìn thấy một em bé tóc nâu đang chăm chú lắp ghép đôi cánh màu xanh biếc. Ở bông hoa bên cạnh, một bé gái tóc vàng ngắm nghía những chiếc bình pha lê chứa đầy chất lỏng màu hồng. Mi-tin giật tay anh: “Mình qua đó hỏi chuyện các bạn nhỏ đi!'.
a) Câu mở đoạn có tác dụng gì?
b) Các câu tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn?
c) Tìm trong đoạn văn những chỉ tiết hoàn toàn do người viết tưởng tượng ra.
Bài 6: Ước mơ của em Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Nếu có phép lạ, em sẽ ước gì? Vì sao?
Bài 6: Ước mơ của em Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Nếu chúng mình có phép lạ
Nếu chúng mình có phép lạ
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
Chớp mắt thành cây đầy quả
Tha hồ hái chén ngọt lành.
Nếu chúng mình có phép lạ
Ngủ dậy thành người lớn ngay
Đứa thì lặn xuống đáy biển
Đứa thì ngồi lái máy bay.
Nếu chúng mình có phép lạ
Hái triệu vì sao xuống cùng
Đúc thành ông Mặt Trời mới
Mãi mãi không còn mùa đông.
Nếu chúng mình có phép lạ
Hóa trái bom thành trái ngon
Trong ruột không còn thuốc nổ
Chỉ toàn kẹo với bi tròn
Nếu chúng mình có phép lạ!
Nếu chúng mình có phép lạ!
Các bạn nhỏ trong bài thơ ước những gì nếu có phép lạ?
Bài 6: Ước mơ của em Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Tìm động từ trong đoạn kịch sau:
Em bé nhỏ nhất: (Từ phía góc phòng chạy ra) Em chào anh Tin-tin! Chào chị Mi-tin!
Tin-tin, Mi-tin: Sao cậu biết tên chúng mình?
Em bé nhỏ nhất: Bởi vì em sẽ là em của anh và chị.
Mi-tin: Thế nào? Em sẽ ra đời ở nhà chị à?
Em bé nhỏ nhất: Đúng thế! Sang năm, em sẽ ra đời. Nhưng anh chị đừng có trêu chọc em nhé! Nào, hãy ôm em đi ( Tin-fin, Mi-tin và em bé ôm nhau.)
Bài 6: Ước mơ của em Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Khu vườn kì diệu
Em bé mang hoa: (Ôm một bó hoa cúc xanh khổng lồ) Hãy xem những bông hoa của mình đây!
Tin-tin: Hoa gì đó? Mình chưa hề biết.
Em bé mang hoa: Đó là hoa cúc.
Tin-tin: Sao nó to như những bánh xe ấy?
Em bé mang hoa: Nó thơm lắm
Tin-tin: (Ngửi hoa) Tuyệt vời!
Em bé mang hoa: Khi mình chào đời, những bông hoa cúc sẽ như thế này!
Em bé mang nho: (Mang một chùm quả trên một đầu gậy đi tới) Cậu thấy chùm quả của mình thế nào?
Tin-tin: Chùm lê đẹp quá!
Em bé mang nho: Không phải lê đâu, nho đấy! Đến lúc mình 30 tuổi, mọi quả nho đều sẽ như thế này. Mình đã tìm ra cách trồng và chăm bón chúng.
Em bé mang táo: (Bê một sọt quả to như quả dưa) Hãy xem những trái cây mình trồng này!
Mi-tin: Dưa đỏ, phải không cậu?
Em bé mang táo: Không! Táo đấy! Chưa phải là loại to nhất đâu! Khi mình ra đời, mình sẽ giúp mọi người trồng những loại táo to thế này.
Em bé nhỏ nhất: (Từ phía góc phòng chạy ra) Em chào anh Tin-tin! Chào chị Mi-tin!
Tin-tin, Mi-tin: Sao cậu biết tên chúng mình?
Em bé nhỏ nhất: Bởi vì em sẽ là em của anh và chị.
Mi-tin: Thế nào? Em sẽ ra đời ở nhà chị à?
Em bé nhỏ nhất: Đúng thế! Sang năm, em sẽ ra đời. Nhưng anh chị đừng có trêu chọc em nhé! Nào, hãy ô mem đi! (Tin-tin, Mi-tin và em bé ôm nhau).
Vì sao Tin-tin và Mi-tin liên tục nhầm các loại hoa quả?
Bài 6: Ước mơ của em Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Đọc và trả lời câu hỏi:
Hoa sầu riêng
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy xá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
Lá bàng
Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, ló lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đỏ đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.
a) Câu mở đầu mỗi đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng gì?
b) Các câu tiếp theo có quan hệ như thế nào với câu mở đoạn?
c) Trình tự miêu tả của hai đoạn văn trên khác nhau như thế nào?
Bài 6: Ước mơ của em Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Em thích sáng chế nào? Vì sao?
Bài 6: Ước mơ của em Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Bài đọc:
Ở Vương quốc Tương Lai
Tin-tin và Mi-tin được một bà tiên giúp đỡ, đã vượt qua nhiều thử thách, đến nhiều xứ sở để tìm con Chim Xanh về chữa bệnh cho một người bạn hàng xóm. Đoạn trích dưới đây thuật lại việc hai em tới Vương quốc Tương lai và trò chuyện với những em bé sắp ra đời.
Cảnh trí
Một gian phòng rộng có những hàng cột và mái vòm bằng ngọc bích. Phòng có một số ghế băng, đồ đạc, cây cối. Có nhiều trẻ em đang chơi đùa hoặc làm việc. Có em đi lại hoặc ngồi suy nghĩ.
Nhân vật
Tin-tin
Mi-tin (em gái Tin-tin)
Một số em bé
Tin-tin: Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé thứ nhất: Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên Trái Đất
Tin-tin: Cậu sáng chế cái gì?
Em bé thứ nhất: Khi nào ra đời, mình sẽ chế ra một vật làm con người hạnh phúc
Mi-tin: Vật đó ăn ngon chứ? Nó có ồn ào không?
Em bé thứ nhất: Không đâu, chẳng ồn ào tí gì cả. Mình chế sắp xong rồi, cậu có muốn xem không?
Tin-tin: Có chứ! Nó đâu?
Em bé thứ hai: Cậu có muốn xem vật mình sáng chế không?
Tin-tin: Có chứ, cái gì đấy?
Em bé thứ hai: Có ba mươi vị thuốc trường sinh ở kia, trong những chiếc lọ xanh.
Em bé thứ ba: (Từ trong đám đông đi ra) Mình mang đến một thứ ánh sáng mà chưa ai biết cả. (Em bé tỏa ra một thứ ánh sáng lạ thường). Thật là kì lạ phải không?
Em bé thứ tư: (Kéo tay Tin-tin) Cậu lại đây xem cái máy của mình, nó biết bay trên không như một con chim.
Em bé thứ năm: Hãy lại xem cái máy của mình đã. Nó biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên Mặt Trăng.
Vở kịch có những nhân vật nào?
Bài 6: Ước mơ của em Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Chia sẻ:
TRÒ CHƠI HÃY ĐOÁN ƯỚC MƠ CỦA TÔI
1. Hãy vẽ một hình đơn giản thể hiện ước mơ của em.
2. Trao đổi tranh và hỏi đáp với bạn để biết ước mơ của bạn là gì. Người hỏi chỉ được dùng tối đa 5 câu hỏi theo kiểu ' Có phải ... không?' Người đáp chỉ được trả lời 'phải' hoặc 'không'.
3. Trao đổi với bạn về ước mơ của em. Cho biết em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ ấy.
Bài 6: Ước mơ của em Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Qua câu cuối bài đọc, chúng ta thấy được điều gì? Tìm ý đúng:
A. Thời tiết lạnh gió ở miền rừng núi khi màn đêm buông xuống.
B. Tình cảm gắn bó, thân thiết giữa mọi người trong gia đình, làng xóm.
C. Cảnh lao động hăng say của mọi người trong gia đình, làng xóm.
D. Cảnh vắng vẻ ở bản làng trong mùa đi làm nương.
Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Trên nương, mỗi người làm gì? Hoàn thành bảng sau vào vở:
Người |
Việc |
Cụ già |
|
Người lớn |
|
Bà mẹ |
|
Trẻ em |
|
Em bé |
Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Những chi tiết nào trong bài đọc cho thấy cảnh làm nương diễn ra ở miền núi? Tìm các ý đúng:
A. Nương xa, nhiều khi lên tận ngọn suối.
B. Người lớn đánh trâu ra cày.
C. Mấy chú bé tìm chỗ bắc bếp thổi cơm ở ven suối.
D. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô.
Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Đi làm nương
Ở làng người Thái và làng người Xá, đến mùa đi làm nương thì trên sàn, dưới đất mọi nhà đều vắng tanh. Cả làng đều đi làm nương, nương xa, nhiều khi lên tận ngọn suối. Con ngựa đeo tất cả đồ đạc và nông cụ trên lưng, có khi nó còn thồ thêm một chú bé ngồi vắt vẻo bên cạnh một cái nồi to. Mấy con chó thì lon ton, loăng quăng, lúc chạy trước, lúc chạy sau.
Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Chẳng mấy chốc, khói bếp đã um lên. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Được mẹ địu ấm, có khi em bé vẫn ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó nhung nhăng chạy, sủa om cả rừng.
Nhưng khi đi làm nương xa, chiều không về kịp, mọi người ngủ lại trong lều. Sương xuống mù mịt, lạnh buốt. Những bữa cơm tối, các gia đình quây quần ấm áp quanh đống lửa lớn đương bùng bùng cháy.
Từ ngữ, hình ảnh nào trong bài đọc cho biết mọi người trong làng đều đi làm nương? Tìm các ý đúng:
A. Cả làng đều đi làm nương.
B. Trên nương, mỗi người một việc.
C. Trên sàn, dưới đất mọi nhà đều vắng tanh.
D. Con ngựa đeo tất cả đồ đạc và nông cụ trên lưng.
Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Trao đổi về câu chuyện
a, Cậu bé là người như thế nào?
b, Những chi tiết nào thể hiện tính cách tốt đẹp của cậu bé?
c, Việc làm của cậu bé đã ảnh hưởng như tới nhà vua như thế nào?
d, Qua câu chuyện, em rút ra được điều gì?
Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Nghe - viết “Nhà bác học Lê Quý Đôn”
Lê Quý Đôn quê ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Lê Quý Đôn đã để lại cho đời nhiều bộ sách quý. Ông là người Việt Nam đầu tiên biết đến lý thuyết Trái Đất tròn gồm bốn châu Á, Âu, Phi, Mỹ và là người sớm nhất lưu ý đến khoa học tự nhiên, khoa học vũ trụ. Ông là nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
Bài 5: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều