Thực hành, thí nghiệm trang 57 SGK Khoa học lớp 4: Hãy lập một kế hoạch chăm sóc cây ở nhà hoặc ở trường em theo gợi ý sau. Thực hiện kế hoạch và tự đánh giá việc thực hiện của em.
Giải Khoa học lớp 4 trang 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57 Bài 13: Nhu cầu sống của thực vật và chăm sóc cây trồng - Cánh diều
Câu hỏi quan sát trang 55 SGK Khoa học lớp 4: Nêu tên các chất khí mà thực vật lấy vào và thải ra trong quá trình hô hấp. Vẽ sơ đồ sự trao đổi khí giữa thực vật với môi trường trong quá trình hô hấp.
Giải Khoa học lớp 4 trang 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57 Bài 13: Nhu cầu sống của thực vật và chăm sóc cây trồng - Cánh diều
Câu hỏi trang 9 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chia sẻ cảm xúc về âm thanh, hình ảnh, màu sắc có trong đoạn lời bài hát sau:
“Trời cao trong xanh sương sớm long lanh
Mặt nước xanh xanh cành lá rung rinh.
Bầy chim non hát ca vang
Đàn bướm lượn bướm tung tăng lượn...'
Ca ngợi Tổ quốc — Nhạc và lời: Hoàng Vân
Bài 1: Cuộc phiêu lưu của bồ công anh Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Chân trời sáng tạo
Câu hỏi quan sát trang 52 SGK Khoa học lớp 4:
1. Hãy mô tả bước 1, bước 2 trong thí nghiệm sau đây và dự đoán sự phát triển của cây trong mỗi chậu.
2. So sánh dự đoán của em với kết quả thí nghiệm ở bước 3 và giải thích kết quả thí nghiệm.
Thí nghiệm tìm hiểu về các yếu tố cần cho thực vật sống và phát triển
Bước 1: Chuẩn bị năm cây đậu giống nhau về chiều cao và số lá. Bốn cây được trồng trong bốn chậu chứa đất trồng có chất khoáng như nhau. Một cây được trồng trong chậu chứa sỏi đã được rửa sạch (hình 2).
Bước 2: Mỗi chậu cây được chăm sóc khác nhau như sau:
Bước 3: Sau 2 tuần, quan sát cây đậu trong các chậu được kết quả như sau:
Giải Khoa học lớp 4 trang 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57 Bài 13: Nhu cầu sống của thực vật và chăm sóc cây trồng - Cánh diều
Câu hỏi 2 trang 149 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Thực hiện một trong hai đề sau:
a. Viết thư cho thầy giáo hoặc cô giáo cũ để hỏi thăm và kể về việc học tập của em.
b. Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình bạn hoặc tình cảm gia đình.
Phương pháp giải:
Em lựa chọn đề theo ý muốn của mình.
Trả lời:
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Cô Hà Lê thân mén!
Em là Ngọc Hân - học sinh cũ lớp 3G được cô chủ nhiệm năm ngoái đây ạ. Năm nay, em đã chuyển sang ngôi trường mới, nhưng em vẫn rất nhớ và biết ơn cô. Vì vậy, em viết lá thư này để được hỏi thăm và chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo.
Dạo này cô vẫn khỏe chứ ạ? Cô vẫn đến trường và dạy dỗ các bạn nhỏ như trước nhỉ? Các em học sinh mới năm nay có ngoan và vâng lời cô không ạ? Vườn hoa hồng do cô trồng và chăm sóc cạnh thư viện năm nay có lẽ đã cao hơn và nở nhiều hoa rồi cô nhỉ?
Ở trường mới, em đã làm quen được với các bạn và thầy cô. Việc học tập của em cũng đã ổn định rồi. Nhờ cô quan tâm dạy dỗ, mà em không gặp nhiều khó khăn về bài vở. Em biết ơn cô lắm. Nhân ngày 20-11 sắp tới, em chúc cô luôn mạnh khỏe, yêu đời và ngày càng thành công hơn trong sự nghiệp trồng người.
Học sinh cũ
Ngọc Hân
Bài làm:
Ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 1 trang 148 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Đọc bài và thực hiện yêu cầu
Những hạt thóc giống
Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a. Nhà vua giao hẹn điều gì khi giao thóc giống cho người dân?
Ai làm cho thóc nảy mầm nhanh nhất sẽ được truyền ngôi.
Ai làm cho thóc nảy mầm nhiều nhất sẽ được truyền ngôi.
Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi.
Ai thu hoạch thóc nhanh nhất sẽ được truyền ngôi.
b. Thóc giống nhà vua phát cho người dân đem về trồng có gì đặc biệt?
Thóc giống chắc, mẩy
Thóc giống đã nảy mầm
Thóc giống chỉ toàn hạt lép.
Thóc giống đã được luộc kĩ.
c. Theo em, vì sao người dân nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua?
Vì vụ mùa năm ấy bội thu.
Vì họ trồng trọt rất giỏi.
Vì ai cũng muốn ngôi vua.
Vì họ làm lụng rất chăm chỉ.
d. Vì sao chú bé Chôm tâu vua rằng mình không làm cho thóc nảy mầm được?
Vì Chôm không sợ phạt
Vì Chôm là chú bé lười biếng
Vì Chôm không giỏi trồng trọt
Vì Chôm là chú bé trung thực
e. Từ nào trong câu: 'Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm' là động từ?
Đều
Sững sờ
Thú tội
Lời thú tội
g. Từ ngữ nào có nghĩa giống với từ in đậm trong câu: 'Trung thực là đức tính quý nhất của con người'?
Thật thà
Thật lòng
Thật tính
Thật tâm
Thực hiện các câu hỏi, bài tập dưới đây:
h. Vì sao nhà vua nhận xét Chôm là chú bé trung thực và dũng cảm?
i. Theo em, vì sao Chôm trở thành ông vua hiền minh?
k. Đặt một tên khác cho câu chuyện.
l. Đặt một câu bày tỏ cảm xúc của em về cậu bé Chôm
Ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 2 trang 146 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Chọn từ ngữ phù hợp trong ngoặc đơn thay cho mỗi *:
Hơi lạnh vẫn còn vương khắp đất trời nhưng cậu nhận ra mùa xuân đến gần lắm. Những cành cây * (khẳng khiu, khỏe mạnh) chống lại cái lạnh của mùa đông đã * (nhú, nở) những lộc biếc đầu tiên. Màu xanh * (êm dịu, êm ả) làm đất trời * (sáng bừng, sáng rực) lên sức sống. Và sắc màu mùa xuân cũng đã bắt đầu * (nhen, nhóm) lên trên những cánh hoa nở sớm.
Lục Mạnh Cường
Ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 1 trang 146 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Bác xà cừ vươn cao
Cam la đà mặt đất
Chuối, hồng, cau,... họp mặt
Cùng chung sống chan hòa
Gió đi ngủ gật gù
Chim tới khen rối rít
Mây che qua vòm mắt
Đất màu dành tốt tươi
Vườn cây sống thật vui
Nắng mưa cùng chia sẻ
Đêm đêm ru nhau ngủ
Bình minh lại xôn xao...
Nguyễn Trọng Hoàn
a. Tìm các danh từ chỉ cây cối, danh từ chỉ hiện tượng có trong đoạn thơ.
b. Tìm trong đoạn thơ các sự vật được nhân hóa và cho biết mỗi sự vật được nhân hóa bằng cách nào?
c. Nêu cảm nhận của em về vườn cây trong đoạn thơ.
Ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 2 trang 145 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Viết lại cho đúng tên riêng của các cơ quan, tổ chức dưới đây
a. Trường mầm non Bạch Long Vĩ
b. Trưởng trung học cơ sở Bạch Long Vĩ
c. Trung tâm văn hóa - Thông tin và thể thao huyện Bạch Long Vĩ
d. Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam
Ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 2 trang 81 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Thực hiện một trong hai đề bài sau:
a. Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường.
b. Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe về gương thiếu nhi tài năng hoặc dũng cảm.
Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Chân trời sáng tạo
Câu hỏi 1 trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Đọc bài và thực hiện yêu cầu:
Bức tường có nhiều phép lạ
Quy chống tay, tì má, nhìn lên bức tường trước mặt. Màu vôi xanh mát hiện ra như tấm màn ảnh rộng. Quy đọc nhẩm đề bài tập làm văn: “Em hãy tả lại quang cảnh một trận mưa rào.”. Quy thở dài: “Trời thì nắng mà bài văn lại yêu cầu tả mưa.”.
Quy nghĩ đến bố. Bố Quy là một người viết văn. Bố tài thật, cứ ngồi vào bàn là bố viết được ngay. Cũng có khi, bố tì cằm lên tay, nhìn thẳng bức tường trước mặt. Nhìn một lúc, lúc nữa…rồi bố cầm bút, viết lia lịa, quên cả ăn cơm. Bức tường này có phép lạ gì đây? Nhưng sao Quy nhìn mãi mà bức tường chưa bảo Quy cách làm bài.
Bố vào. Đúng lúc quá!
Quy chạy lại:
- Bố ạ, con nhìn mãi mà bức tường như bố nhìn mà chẳng thấy trận mưa rào đâu cả.
Bố hiểu ngay, tủm tỉm:
- Bố thấy những trận mưa rào hồi năm ngoái, năm kia. Con chạy ra nghịch mưa, ướt hết.
Quy nhoẻn cười:
- Vâng
- Bố còn gặp lại trận mưa bão khi bố còn bé tí. Bà nội đi cấy về, sấm chớp liên hồi…
Quy chớp mắt:
- Bố có thấy cái thuyền giấy con thả ở rãnh nước không ạ?
- Có chứ!
- Cả chiếc ô tô chạy trong mưa? Hôm ấy, trời đang nắng thì mưa…
Bố lại tủm tỉm:
- Thế mà con bảo chẳng thấy gì
Quy ngơ ngác:
- Thật đấy ạ
- Bây giờ con ngồi vào bàn. Mắt nhìn tường, nhưng con hãy nghĩ đến những trận mưa mà con biết!
Quy ngồi vào bàn, nhìn lên bức tường và thấy chiếc thuyền giấy trôi bồng bềnh giữa sân, những vai áo ướt sũng nước mưa của người đi cày, những hạt mưa đan nhau rơi xuống rào rào…
Quy cầm bút, cắm cúi viết, quên cả ngẩng lên nhìn bức tường có nhiều phép lạ…
Trả lời câu hỏi
Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây
a. Vì sao Quy nhìn bức tường trước mặt khi làm bài?
Vì bức tường có màu vôi xanh mát.
Vì bức tường trông như tấm màn ảnh rộng.
Vì trên bức tường có những cơn mưa.
Vì Quy thấy bố nhìn vào bức tường khi viết văn.
b. Từ ngữ nào sau đây phù hợp để nhận xét về bạn Quy?
Chăm chỉ
Nhút nhát
Láu lỉnh
Nhanh nhẹn
c. Nhờ đâu Quy viết được bài tập làm văn?
Nhờ những hình ảnh từ bức tường có nhiều phép lạ
Nhờ những hình ảnh từ tấm màn ảnh rộng
Nhờ những bức ảnh bố chụp cho Quy ngày bé
Nhờ những hình ảnh quen thuộc bố gợi ra
d. Bố hướng dẫn Quy viết bài văn tả cơn mưa như thế nào?
* 1. Nhìn vào bức tường
2. Ngồi vào bàn
3. Viết bài văn
4. Nghĩ đến những trận mưa
* 1. Nghĩ đến những trận mưa
2. Nhìn vào bức tường
3. Ngồi vào bàn
4. Viết bài văn
* 1. Nhìn vào bức tường
2. Nghĩ đến những trận mưa
3. Ngồi vào bàn
4. Viết bài văn
* 1. Ngồi vào bàn
2. Nhìn vào bức tường
3. Nghĩ đến những trận mưa
4. Viết bài văn
e. Trong câu 'Hôm ấy, trời đang nắng thù mưa.' có những danh từ chỉ hiện tượng nào?
nắng, mưa
hôm ấy, trời nắng
trời, nắng, mưa
hôm ấy, nắng, mưa
f. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho các từ in đậm trong câu 'Nhưng sao Quy nhìn mãi mà bức tường chưa bảo Quy cách làm bài.'?
động viên
hướng dẫn
thực hiện
giúp đỡ
Thực hiện các câu hỏi, bài tập dưới đây:
g. Vì sao bố kể cho Quy nghe về những trận mưa bố từng gặp?
h. Theo em, vì sao Quy nghĩ bức tường vôi xanh có nhiều phép lạ?
i. Em biết thêm điều gì sau khi đọc bài?
j. Đặt câu giới thiệu hoặc nhận xét về một nhân vật trong bài đọc.
Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Chân trời sáng tạo
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe có nhân vật là đồ vật hoặc con vật
Gợi ý:
- Em đã đọc, đã nghe những câu chuyện nào có nhân vật là đồ vật hoặc con vật?
- Em chọn kể lại câu chuyện theo cách nào?
- Cùng bạn bình chọn bài văn kể chuyện hấp dẫn.
Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Chân trời sáng tạo