Ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Chân trời sáng tạo
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập cuối học kì 1 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 1 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Ôn tập cuối học kì 1 – Tiếng Việt lớp 4
Tiết 1 trang 143, 144
* Phần 1
Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Con suối nhỏ
Câu hỏi 1 trang 144 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1
Đọc đoạn từ đầu đến 'Tiếng hát ru thầm thì' và trả lời câu hỏi:
Con suối nhỏ là bạn của những sự vật nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Con suối nhỏ là bạn của nai, của thỏ, của hoa thơm, trái lành; của sương, của gió, của vầng trăng lưng trời.
Câu hỏi 2 trang 144 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1
Đọc đoạn từ đầu đến 'Tiếng hát ru thầm thì' và trả lời câu hỏi:
Hình ảnh con suối nhỏ ở khổ thơ thứ ba có gì đẹp?
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời
Trả lời:
Hình ảnh con suối nhỏ ở khổ thơ thứ ba với vẻ đẹp trong veo và ngọt ngào bởi âm thanh của tiếng suối reo róc rách.
Câu hỏi 3 trang 144 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1
Đọc đoạn từ 'Tôi là con suối nhỏ/ Trong veo và ngọt ngào' đến hết và trả lời câu hỏi:
Con suối nhỏ yêu những gì? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Con suối nhỏ yêu cua, yêu đá. Bởi vì cua và đá là những sự vật gần gũi, gắn bó nhất với con suối nhỏ, là bạn của con suối nhỏ.
Câu hỏi 4 trang 144 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1
Đọc đoạn từ 'Tôi là con suối nhỏ / Trong veo và ngọt ngào' đến hết và trả lời câu hỏi:
Theo em, suối sẽ kể những gì với biển?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Suối sẽ kể với biển về hành trình mà con suối đi qua, về những người bạn của mình.
* Phần 2
Trao đổi: Suối đi qua những đâu? Đường đi của suối có gì thú vị?
Phương pháp giải:
Em chủ động trao đổi với bạn và hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Con suối này chảy qua sườn đồi, hoà quyện với không khí trong lành của rừng xanh. Ngoài ra, ta cũng có thể nhìn thấy hình ảnh của suối khi nó chảy qua các vùng đất tĩnh lặng hoặc vùng núi đá.
Tiết 2 trang 144, 145
Câu hỏi 1 trang 144 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1
Nghe – viết Xuân trên đảo Bạch Long Vĩ
Trả lời:
Học sinh nghe và viết lại cho đúng chính tả
Câu hỏi 2 trang 145 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1
Viết lại cho đúng tên riêng của các cơ quan, tổ chức dưới đây
a. Trường mầm non Bạch Long Vĩ
b. Trưởng trung học cơ sở Bạch Long Vĩ
c. Trung tâm văn hóa - Thông tin và thể thao huyện Bạch Long Vĩ
d. Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và làm bài
Trả lời:
a. Trường Mầm non Bạch Long Vĩ
b. Trưởng Trung học cơ sở Bạch Long Vĩ
c. Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao huyện Bạch Long Vĩ
d. Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam
Tiết 3 trang 145
Câu hỏi 1 trang 145 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1
Nói về một kỉ niệm đẹp của em với gia đình, bạn bè hoặc thầy cô giáo dựa vào gợi ý:
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Trong cuộc đời của mỗi người, ta sẽ gặp những người mà có lẽ ta không thể nào quên, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ta. Tôi cũng vậy, tôi có một người giáo viên luôn tồn tại trong trái tim tôi, cô giáo chủ nhiệm của tôi.
Cô giáo tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, là một nhà giáo luôn tận tâm và hết mình với nghề. Cô không cao lắm, dáng người cô hơi gầy. Cô có làn da hơi nâu sạm mà khỏe khoắn. Mái tóc cô đen óng, mượt mà, dài đến ngang gáy, ôm lấy khuôn mặt trái xoan, cân đối. Đôi mắt cô sáng ngời như vầng sao, ẩn hiện sau làn mi cong, đen láy. Nơi khóe mắt cô đã dần xuất hiện những nếp nhăn nhỏ, phải chăng đó là dấu hiệu của những năm tháng cô cống hiến hết mình cho nghề, cho học sinh thân yêu của mình. Đôi môi mỏng, lúc nào cũng nở nụ cười thân thiện với học trò, với mọi người xung quanh. Mỗi khi cô cười, sau làn môi lại là hàm răng trắng đều như sứ, cùng đôi má lúm đồng xu nhỏ ẩn hiện nơi cánh môi, khiến cô càng duyên dáng, gần gũi với học sinh.
Cô ăn mặc không quá cầu kỳ, ngày ngày đến lớp, cô chỉ mặc áo sơ mi, quần âu giản dị, đôi khi vào dịp lễ, cô mới diện những bộ váy, áo dài rực rỡ. Nhưng dù cô mặc trang phục gì, trong mắt tôi, cô vẫn luôn tỏa sáng, xinh đẹp. Cô có giọng nói trầm ấm, dịu dàng. Mỗi khi giảng bài, giọng nói cô như thu hút chúng tôi chú ý, đắm chìm vào trong từng bài giảng.
Cô ít khi trách mắng học sinh bao giờ mà thường chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng. Mỗi khi phải nặng lời với học trò, đôi mắt cô thường buồn bã, giọng nói cô đầy u sầu, có lẽ cô cũng đau lòng lắm, những lúc như vậy, chúng tôi thường cảm thấy có lỗi với cô và thương cô nhiều lắm. Cô luôn không quản thời gian, vất vả để truyền đạt kiến thức cho chúng tôi, chỗ nào không hiểu hay có bài tập nào khó, cô đều sẵn sàng hướng dẫn cho chúng tôi cách làm bài. Có lẽ, niềm hạnh phúc của cô chính là được nhìn lũ học trò thơ ngây ngày một trưởng thành, tiếp thu được tri thức. Với cô phải chăng như vậy là quá đủ.
Cứ mỗi chuyến đò qua sông, người lái đò lại quay trở lại, tiếp tục những chuyến hành trình đưa đò với những hành khách khác của mình. Cũng giống như cô giáo tôi vậy, cô đã đưa bao lứa học trò qua sông, hoàn thành nhiệm vụ, trọng trách của một nhà giáo. Tôi rất yêu quý cô giáo của tôi. Tôi sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để khiến cô có thể tự hào.
Câu hỏi 2 trang 145 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1
Cùng bạn bình chọn bài nói:
Trả lời:
Học sinh bình chọn với bạn tại lớp
Tiết 4 trang 146
Câu hỏi 1 trang 146 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Bác xà cừ vươn cao
Cam la đà mặt đất
Chuối, hồng, cau,... họp mặt
Cùng chung sống chan hòa
Gió đi ngủ gật gù
Chim tới khen rối rít
Mây che qua vòm mắt
Đất màu dành tốt tươi
Vườn cây sống thật vui
Nắng mưa cùng chia sẻ
Đêm đêm ru nhau ngủ
Bình minh lại xôn xao...
Nguyễn Trọng Hoàn
a. Tìm các danh từ chỉ cây cối, danh từ chỉ hiện tượng có trong đoạn thơ.
b. Tìm trong đoạn thơ các sự vật được nhân hóa và cho biết mỗi sự vật được nhân hóa bằng cách nào?
c. Nêu cảm nhận của em về vườn cây trong đoạn thơ.
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
a. Danh từ chỉ cây cối: xà cừ, cam, chuối, hồng, cau
Danh từ chỉ hiện tượng: gió, mây, nắng, mưa, bình minh
b. Các sự vật được nhân hóa: xà cừ, cam, chuối, hồng, cau, gió, chim, mây, đất, vườn cây, nắng, mưa, bình minh
Mỗi sự vật ấy được nhân hóa bằng cách;
- Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật
- Sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật.
c. Vườn cây trong đoạn thơ hiện lên thật sống động và tươi vui. Cuộc sống giữa các loài cây diễn ra thật gắn bó, chan hòa, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.
Câu hỏi 2 trang 146 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1
Chọn từ ngữ phù hợp trong ngoặc đơn thay cho mỗi *:
Hơi lạnh vẫn còn vương khắp đất trời nhưng cậu nhận ra mùa xuân đến gần lắm. Những cành cây * (khẳng khiu, khỏe mạnh) chống lại cái lạnh của mùa đông đã * (nhú, nở) những lộc biếc đầu tiên. Màu xanh * (êm dịu, êm ả) làm đất trời * (sáng bừng, sáng rực) lên sức sống. Và sắc màu mùa xuân cũng đã bắt đầu * (nhen, nhóm) lên trên những cánh hoa nở sớm.
Lục Mạnh Cường
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Hơi lạnh vẫn còn vương khắp đất trời nhưng cậu nhận ra mùa xuân đến gần lắm. Những cành cây khẳng khiu chống lại cái lạnh của mùa đông đã nhú những lộc biếc đầu tiên. Màu xanh êm dịu làm đất trời sáng bừng lên sức sống. Và sắc màu mùa xuân cũng đã bắt đầu nhóm lên trên những cánh hoa nở sớm.
Câu hỏi 3 trang 146 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1
Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết 3 - 4 câu về một loài cây hoặc một loài vật em thích.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình.
Trả lời:
Hè năm nào tôi cũng về nhà nội chơi, sau nhà có vườn cây do chính tay ông tôi trồng và chăm sóc. Trong vườn, gia đình nhà chuối tiêu chen chúc, tựa sát vào nhau trông thật thân thiết. Mấy cây bưởi già thưa thớt lá, sai trĩu những quả xanh ngắt, giống bưởi này ngon lắm, đây là thứ cây mà ông tôi tâm đắc nhất. Phía góc vườn là cây măng cụt rậm rạp, cao hơn hẳn những cây khác, ông tôi thường gọi nó là anh cả của cả vườn, nghe ông kể, anh măng cụt này cũng kiêu ngạo lắm, ông tôi phải vất vả chăm sóc suốt năm trời mới được đón lứa quả đầu tiên. Ngự trị giữa vườn là chị xoài, tán cây rộng lớn như những cánh tay treo đầy trái xoài mập mạp. Tôi thích khu vườn này lắm, một phần vì có nhiều thứ quả ngon, một phần vì nó chứa đựng biết bao tâm huyết của ông nội tôi.
Tiết 5 trang 147
Đề bài
Đề bài: Thuật lại một ngày hội được tổ chức ở trường em
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Trong không khí tưng bừng đón chào Ngày giáo Việt Nam, ai ai cũng hân hoan đón đợi. Từ đầu tháng 11, nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc thi đua hoa điểm mười để dành tặng thầy cô, các lời tri ân ,những lời hát, bài thơ về thầy cô được chúng em ghi lại, sắp xếp vào tờ báo tường xinh đẹp và đáng yêu chào đón ngày lễ đầy trang trọng. Sáng 20-11, cả sân trường rực rỡ hoa, các bạn ai cũng trở nên thật gọn gàng và chỉnh chu trong bộ trang phục của mình. Sân khấu được trang trí từ chiều hôm trước. Những hình báo tường của các lớp được xếp đặt đẹp mắt, các lẵng hoa được bài trí hợp lý quanh các bậc sân khấu. Giữa sân khấu là phông nền với hàng chữ nổi bật được viết rất công phu và tỉ mỉ: “Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11”. Bên phải sân khấu được xếp đặt một chiếc bục là chỗ để các thầy cô lên phát biểu.
Đúng 7 giờ học sinh tập trung đông đủ, tiếng nhạc ngân trong không khí rộn rã, hân hoan. Các cô bước ra trong những tà áo dài xinh đẹp và duyên dáng, hôm nay, thầy cô ai cũng đẹp lạ thường.
Sau màn hát Quốc ca, chúng em được nghe thầy tổng phụ trách đội đọc bài diễn văn về lịch sử truyền thống và ý nghĩa của ngày lễ 20-11. Tiếp đến là chương trình văn nghệ chào mừng buổi lễ. Chương trình văn nghệ diễn ra đầy cuốn hút và hấp dẫn, các tiết mục múa hát của học sinh các lớp không chỉ ấn tượng mà còn đầy xúc động, mang ý nghĩa lớn lao. Đặc biệt, đến từ quý thầy cô có màn trình diễn rất đặc sắc của thầy Lam và cô Ánh Nguyệt với màn song ca bài “Người giáo viên nhân dân” thật mượt mà, gây thương nhớ.
Chương trình văn nghệ kết thúc, đại diện ban giám hiệu nhà trường là thầy hiệu trưởng Nguyễn Hữu Tuấn lên phát biểu cảm xúc trong ngày lễ thiêng liêng này. Lời thầy nói thật ấm áp và xúc động khiến chúng em thêm yêu, thêm quý và trân trọng công lao, sự hy sinh của mỗi người thầy, người cô trên hành trình truyền thụ tri thức cho chúng em. Để đáp lại ân tình ấy, đại diện học sinh ở trường trong nhà trường là bạn Thanh Hoa lớp 5A cũng lên phát biểu, gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô. Những bó hoa tươi thắm nhất chúng em gửi đến thầy cô mang theo tất cả niềm biết ơn và sự kính trọng. Dù không phải quà cáp vật chất cao sang. Trong ánh mắt của thầy cô, em cảm nhận được niềm vui và sự tự hào dành cho chúng em
Buổi lễ kết thúc khá sớm vì thời tiết không cho phép nhưng để lại trong lòng chúng em những dòng cảm xúc khó quên. Em thầm hứa sẽ gắng học thật giỏi để không phụ những gì mà thầy cô đã hy sinh, đã lắng lo cho chúng em.
Tiết 6, 7 trang 148, 149
Câu hỏi 1 trang 148 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1
Đọc bài và thực hiện yêu cầu
Những hạt thóc giống
Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a. Nhà vua giao hẹn điều gì khi giao thóc giống cho người dân?
Ai làm cho thóc nảy mầm nhanh nhất sẽ được truyền ngôi.
Ai làm cho thóc nảy mầm nhiều nhất sẽ được truyền ngôi.
Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi.
Ai thu hoạch thóc nhanh nhất sẽ được truyền ngôi.
b. Thóc giống nhà vua phát cho người dân đem về trồng có gì đặc biệt?
Thóc giống chắc, mẩy
Thóc giống đã nảy mầm
Thóc giống chỉ toàn hạt lép.
Thóc giống đã được luộc kĩ.
c. Theo em, vì sao người dân nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua?
Vì vụ mùa năm ấy bội thu.
Vì họ trồng trọt rất giỏi.
Vì ai cũng muốn ngôi vua.
Vì họ làm lụng rất chăm chỉ.
d. Vì sao chú bé Chôm tâu vua rằng mình không làm cho thóc nảy mầm được?
Vì Chôm không sợ phạt
Vì Chôm là chú bé lười biếng
Vì Chôm không giỏi trồng trọt
Vì Chôm là chú bé trung thực
e. Từ nào trong câu: 'Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm' là động từ?
Đều
Sững sờ
Thú tội
Lời thú tội
g. Từ ngữ nào có nghĩa giống với từ in đậm trong câu: 'Trung thực là đức tính quý nhất của con người'?
Thật thà
Thật lòng
Thật tính
Thật tâm
Thực hiện các câu hỏi, bài tập dưới đây:
h. Vì sao nhà vua nhận xét Chôm là chú bé trung thực và dũng cảm?
i. Theo em, vì sao Chôm trở thành ông vua hiền minh?
k. Đặt một tên khác cho câu chuyện.
l. Đặt một câu bày tỏ cảm xúc của em về cậu bé Chôm
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời các câu hỏi.
Trả lời:
a. Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi.
b. Thóc giống đã được luộc kĩ.
c. Vì ai cũng muốn ngôi vua.
d. Vì Chôm là chú bé trung thực
e. Sững sờ
g. Thật thà
h. Nhà vua nhận xét Chôm là cậu bé trung thực và dũng cảm bởi vì cậu dám nói và thừa nhận sự thật cậu không làm cho thóc nảy mầm được trước nhà vua.
i. Chôm trở thành ông vua hiền minh vì lòng trung thực, thật thà của cậu. Bởi trung thực là đức tính quý nhất của con người.
k. Tên khác cho câu chuyện: Cậu bé trung thực
i. Chôm là một cậu bé trung thực và dũng cảm. Nhờ vậy, Chôm đã được nhà vua truyền ngôi cho. Chôm là một người đáng để chúng ta học tập và noi theo.
Câu hỏi 2 trang 149 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1
Thực hiện một trong hai đề sau:
a. Viết thư cho thầy giáo hoặc cô giáo cũ để hỏi thăm và kể về việc học tập của em.
b. Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình bạn hoặc tình cảm gia đình.
Phương pháp giải:
Em lựa chọn đề theo ý muốn của mình.
Trả lời:
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Cô Hà Lê thân mén!
Em là Ngọc Hân - học sinh cũ lớp 3G được cô chủ nhiệm năm ngoái đây ạ. Năm nay, em đã chuyển sang ngôi trường mới, nhưng em vẫn rất nhớ và biết ơn cô. Vì vậy, em viết lá thư này để được hỏi thăm và chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo.
Dạo này cô vẫn khỏe chứ ạ? Cô vẫn đến trường và dạy dỗ các bạn nhỏ như trước nhỉ? Các em học sinh mới năm nay có ngoan và vâng lời cô không ạ? Vườn hoa hồng do cô trồng và chăm sóc cạnh thư viện năm nay có lẽ đã cao hơn và nở nhiều hoa rồi cô nhỉ?
Ở trường mới, em đã làm quen được với các bạn và thầy cô. Việc học tập của em cũng đã ổn định rồi. Nhờ cô quan tâm dạy dỗ, mà em không gặp nhiều khó khăn về bài vở. Em biết ơn cô lắm. Nhân ngày 20-11 sắp tới, em chúc cô luôn mạnh khỏe, yêu đời và ngày càng thành công hơn trong sự nghiệp trồng người.
Học sinh cũ
Ngọc Hân