Bài 3: Thuyền trưởng và bầy ong Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Chân trời sáng tạo

Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 3: Thuyền trưởng và bầy ong sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 3 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:

1 108 lượt xem


Bài 3: Thuyền trưởng và bầy ong – Tiếng Việt lớp 4

Đọc: Thuyền trưởng và bầy ong trang 119, 120

* Khởi động

Chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc 

Lời giải:

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh và chia sẻ 

Trả lời:

Trong bức tranh của bài đọc có hình ảnh cậu bé đang thả diều cùng chú chó trên cánh đồng tràn ngập sắc hoa và có rất nhiều ong đang hút mật. 

* Bài đọc

Đọc bài thơ

Câu hỏi 1 trang 120 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Hình ảnh đàn ong trong khổ thơ thứ nhất có gì đẹp? 

Lời giải:

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để hoàn thành bài tập. 

Trả lời:

Hình ảnh bầy ong trong khổ thơ thứ nhất đã được tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa. Đôi cánh chở nắng, bay qua vườn mướp vàng, ghé cành râm bụt đỏ nhưng bầy ong vẫn chăm chỉ làm việc với thành quả là bình mật đầy.

Câu hỏi 2 trang 120 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Cách tả trò chơi thả diều trong bài có gì thú vị? 

Lời giải:

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi 

Trả lời:

Trò chơi thả diều giống như chèo lái con thuyền bởi diều giống như buồm căng gió, màu trời xanh là màu của đại dương, người thả diều giống như thuyền trưởng. 

Câu hỏi 3 trang 120 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Tìm từ ngữ, hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong khổ thơ thứ ba và thứ tư 

Lời giải:

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong khổ thơ thứ ba và thứ tư:

- Chiều loang dần trên cát

- Tiếng chim gọi ngày

- Nắng quánh vàng như mật

- Sao thắp hải đăng

- Sương giăng

Câu hỏi 4 trang 120 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Khổ thơ cuối bài nói lên ước mơ gì của bạn nhỏ? 

Lời giải:

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời. 

Trả lời:

Khổ thơ cuối bài thơ nói lên ước mơ được bay cao, bay xa, được khám phá và cống hiến cho quê hương của bạn nhỏ.

* Đọc mở rộng

Lời giải:

Phương pháp giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập. 

Trả lời:

a. Ví dụ về bài thơ 'Em mơ' - Mai Thị Bích Ngọc

b. Ghi vào Nhật kí đọc sách: 

- Hôm nay, em đã đọc bài thơ 'Em mơ' của Mai Thị Bích Ngọc. 

- Bài thơ này cho em thấy rằng những ước mơ của mỗi người đều là khác nhau nhưng đều đẹp và đáng được khát khao. 

- Cảnh vật trong bài thơ thật tuyệt vời, nhưng em lại tập trung vào những thông điệp nhỏ trong từng câu thơ. 

- Em hiểu rằng để đạt được ước mơ của mình, em cần phải cố gắng học tập và rèn luyện mỗi ngày.

c. Chia sẻ với các bạn về cảm xúc sau khi đọc bài thơ: Em nghĩ rằng một ước mơ sẽ không thành sự thật nếu chỉ nằm trong tưởng tượng. Để đạt được ước mơ của mình, em cần có sự cố gắng, nỗ lực, và kiên trì mỗi ngày. Em tin rằng với những nỗ lực đó, em sẽ đạt được ước mơ của mình trong tương lai.

Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hóa trang 121

Câu hỏi 1 trang 121 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:

Tớ là chiếc xe lu

Người tớ to lu lù

Con đường nào mới đắp

Tớ san bằng tăm tắp

Con đường nào rải nhựa

Tớ là phẳng như lụa.

Trần Nguyên Đào

Bé hỏi bông hoa bưởi:

- Có gì mà vui tươi?

Hoa kiêu hãnh trả lời

- Tôi sắp thành quả đấy!

Đặng Huấn

a. Tìm sự vật được nhân hóa trong mỗi đoạn thơ

b. Mỗi sự vật ấy được nhân hóa bằng cách nào?

c. Cách nhân hóa ấy có tác dụng gì?

Lời giải:

Phương pháp giải:

Em đọc các đoạn thơ để làm bài 

Trả lời:

a. Các sự vật được nhân hóa trong mỗi đoạn thơ: chiếc xe lu, bông hoa bưởi

b. Chiếc xe lu được nhân hóa bằng cách sử dụng từ ngữ xưng hô - 'tớ'

Bông hoa bưởi được nhân hóa bằng cách sử dụng hoạt động hỏi - đáp, các động từ chỉ đặc điểm của con người: 'vui tươi', 'kiêu hãnh'

c. Cách nhân hóa ấy giúp cho các loại đồ vật, cây cối hay đồng vật đều trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết hơn.

Câu hỏi 2 trang 121 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Tìm sự vật được nhân hóa trong các đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết chúng được nhân hóa bằng cách nào?

a. Trăng ơi...trăng từ đâu đến?

Hay trên đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi góc sân vàng

Trăng ơi...từ đâu đến

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em.

Trần Đăng Khoa

b. Tôi sống độc lập từ thuở bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong nhà họ dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: 'Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi'.

Theo Tô Hoài

Lời giải:

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Trả lời:

a. Sự vật được nhân hóa: Trăng – cách nhân hóa: Xưng hô, trò chuyện với vật như với người.

b. Sự vật được nhân hóa: Dế - cách nhân hóa: Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật, dùng từ chỉ quan hệ, chỉ đặc điểm, hoạt động của người.  

Câu hỏi 3 trang 121 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Sử dụng biện pháp nhân hóa, viết câu trả lời của những tia nắng với bạn nhỏ trong đoạn văn dưới đây:

Sáng sớm, những tia nắng tinh nghịch ùa vào phòng tôi qua khung của sổ. Tôi vui vẻ:

- Chào những người bạn nhỏ! 

Lời giải:

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.  

Trả lời:

Sáng sớm, những tia nắng tinh nghịch ùa vào phòng tôi qua khung của sổ. Tôi vui vẻ:

- Chào những người bạn nhỏ!

Những tia nắng tinh nghịch nhanh nhảu đáp:

- Chúc bạn một ngày mới tốt lành!

Câu hỏi 4 trang 121 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết 2 - 3 câu ghi lại lời trò chuyện giữa các hiện tượng thiên nhiên.

Lời giải:

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và làm bài  

Trả lời:

Chị gió gọi mây:

- Mây ơi! Em có đi ngắm cảnh cùng chị không?

Mây đáp:

- Dạ có chị ơi!

Viết: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng trang 122

Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe.

Câu hỏi 1 trang 122 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Tưởng tượng và chia sẻ: Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,...trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói những gì? Vì sao?

Gợi ý: 

- Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào có tiên, ông bụt,...?

-  Cuộc gặp gỡ của em với bà tiên, ông bụt,... diễn ra như thế nào?

+ Em gặp bà tiên, ông bụt trong hoàn cảnh nào?

+ Em sẽ nói những gì?

+ Bà tiên, ông bụt,… sẽ trả lời em thế nào?

+ Em có suy nghĩ gì về cuộc gặp gỡ đó? 

Lời giải:

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập. 

Trả lời:

- Em đã đọc nhiều câu chuyện có cô tiên, ông bụt như Sự tích hoa cúc trắng, Chuyện bốn mùa…

- Em gặp ông bụt trong giấc mơ, ông bụt đã ban cho em những bông hoa khi em làm việc tốt thì hoa sẽ tỏa hương và điều ước của em thành sự thật

- Đây là cuộc gặp gỡ đầy thú vị và thật bất ngờ

Câu hỏi 2 trang 122 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Dựa vào bài tập 1, viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện giữa em và bà tiên, ông bụt,...

- Câu đầu tiên: Giới thiệu cuộc gặp gỡ

- Các câu tiếp theo: Kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,...

- Câu cuối: Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em.

Lời giải:

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài tập 1 để hoàn thành bài tập  

Trả lời:

Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, đã cuốn em về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ em gắn với lời kể của mẹ, của bà, với những nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diệu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của em. Ồ, đẹp chưa kìa! Trước mắt em là cảnh vật chưa bao giờ thấy. Mây trắng như tuyết sà thấp xuống la đà bên những phiến đá. Cạnh đó là vườn hoa đủ sắc màu rực rỡ. Hương thơm theo gió tỏa ra khắp mọi nơi. Những ánh sáng phát ra phiến đá tròn vẫn rực hồng cả khoảng không. Em đi vài bước nữa, một rừng hoa hiện lên cho em một cảm giác thật bất ngờ. Cơn gió thổi nhè nhẹ mang theo hương hoa, cỏ lạ. Chị Hồng, chị Huệ thật xinh xắn đang say sưa ngắm mình trong bầu trong khí yên tĩnh. Một tiếng nổ nhỏ làm em giật mình. Một đám mây nhỏ đang từ từ bay về phía em. Một ông lão phương phi hiện ra. Em chưa kịp cúi chào thì ông đã lên tiếng: 'Cô bé đừng sợ! Ta là Bụt đây mà!' Thì ra, đây là vị tiên đã giúp anh Khoai có cây tre trăm đốt. Trông Bụt thật hiền từ. Dáng ông nhẹ nhàng, thanh thoát. Ông khoác lên mình chiếc áo choàng trắng với những đường viền vàng óng. Tay ông cầm chiếc gậy trúc. Mỗi bước ông đi là mỗi cụm mây nhỏ vươn theo gót chân. Mái tóc ông bạc trắng. Chòm râu dài mềm mại. Em thích được nhìn vào mắt ông. Đôi mắt hiền từ mà sáng như sao. Ông đến sát bên em. Cả người ông toát lên một mùi thơm dịu nhẹ. Ông khẽ nói: 'Cháu bé ngoan lắm, làm được nhiều việc tốt ta thưởng cho đóa hoa này!'. Ông đưa tay vẫy nhẹ. Lạ thật! Đóa hoa từ từ bay đến bên em. Đóa hoa rực rỡ đủ màu. Ông dặn em cất kỹ đóa hoa này. Mỗi lần em làm được việc tốt hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước của em sẽ thành sự thật. Ông đưa tay vuốt nhẹ lên tóc em rồi theo làn mây biến mất. 

Câu hỏi 3 trang 122 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong bài viết của em.

- Các câu đầu tiên có hấp dẫn không?

- Các câu tiếp theo có tạo được sự bất ngờ, thú vị không?

- Câu cuối có ấn tượng không?

- Đoạn văn có mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả không?

Lời giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập.   ​

Câu hỏi 4 trang 122 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị. 

Lời giải:

Học sinh tự đọc, rà soát lại lỗi và bình chọn đoạn văn. 

* Vận dụng

Tưởng tượng, cùng bạn đóng vai thuyền trưởng, diều và bầy ong để hỏi - đáp về những điều thú vị khám phá được sau những chặng bay. 

Lời giải:

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập. 

Trả lời:

Học sinh có thể tham khảo những ý sau:

- Thuyền trưởng: Vậy bây giờ chúng ta hãy ngồi lại và thảo luận về những điều thú vị mà chúng ta đã khám phá được trong chặng bay của chúng ta nào.

- Thuyền trưởng: Điều gì đã khiến bạn thích thú nhất trong chuyến đi của chúng ta này?

- Diều: Tôi thật sự rất ấn tượng với những cảnh quan đẹp và những con vật đang cắm cánh bay lượn quanh ta. Tôi không thể nào tin rằng mình đang thực sự bay giữa một bầy ong với những cánh hoa đang nở rộ.

- Bầy ong: Còn chúng tôi đã đi qua rất nhiều nơi và thấy những gì khác biệt nhau. Tôi thích nhất là khi chúng ta bay qua một khu vườn hoa hồng lớn với nhiều màu sắc đẹp mắt.

- Bầy ong: Và còn điều gì thú vị hơn nữa mà thuyền trưởng đã khám phá được không?

- Thuyền trưởng: Chúng ta đã được tìm hiểu và trao đổi với nhau nhiều thông tin và kiến thức mới. Chúng ta có thể học được nhiều điều từ nhau và từ thế giới xung quanh chúng ta khi ta có cơ hội khám phá nó. Chúng ta cùng tiếp tục hành trình của mình và học hỏi những điều thú vị khác nữa nhé.

1 108 lượt xem