Giải Tiếng Việt lớp 4 trang 30 Bài 6: Người thiếu niên anh hùng - Chân trời sáng tạo

Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 30 Bài 6: Người thiếu niên anh hùng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 1 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:

1 113 lượt xem


Bài 6: Người thiếu niên anh hùng – Tiếng Việt lớp 4

Đọc: Người thiếu niên anh hùng trang 30, 31

* Nội dung chính Người thiếu niên anh hùng:

Văn bản nói về lòng dũng cảm của cậu bé Nguyễn Bá Ngọc, chỉ mới mười bốn tuổi nhưng cậu đã cứu ba đứa trẻ nhà hàng xóm thoát chết khỏi trận bom của địch. Tuy nhiên sau lần đó do bị thương quá nặng nên cậu đã hi sinh.

* Khởi động

 

Câu hỏi 1 trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Giải câu đố:

 

Ai người tuổi trẻ tài cao

Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công?

Người thiếu niên anh hùng lớp 4 (trang 30, 31) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Lời giải:

Trần Quốc Toản

Câu hỏi 2 trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Nói 1-2 câu về nhân vật em tìm được ở bài tập 1.

 

Lời giải:

Trần Quốc Toản là một vị anh hùng nhỏ tuổi. Ông đã tham gia vào cuộc kháng chiến chống quân Nguyên và hy sinh khi còn rất nhỏ. Câu chuyện về Trần Quốc Toản bóp nát quả cam đến giờ vẫn được lưu truyền. Ông chính là tấm gương về lòng dũng cảm, cùng tinh thần yêu nước.

* Khám phá và luyện tập

Đọc

Văn bản: Người thiếu niên anh hùng

Năm 1964, chiến tranh tiếp tục diễn ra ác liệt. Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán dưới hầm.

Ngày 04 tháng 4 năm 1965, máy bay địch ném bom, bắn phá xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. Lúc ấy, người lớn đã ra đồng làm việc ở nhà chỉ còn trẻ em. Nghe tiếng máy bay, Ngọc vội chạy xuống hầm. Bỗng, Ngọc nghe thấy tiếng khóc thét bên nhà hàng xóm. Ngọc nhào lên, chạy sang nhà Khương thì thấy bạn của mình đã chết vì trúng bom. Các em của Khương đang kêu khóc. Không ngần ngừ, Ngọc ôm em Oong bé nhất đưa về hầm nhà minh trú ẩn. Thấy bom đạn vẫn tiếp tục dội xuống, một lần nữa Ngọc chui lên vừa bế vừa dầu hai em Đơ, Toanh xuống hầm.

Cứu được ba em nhỏ rồi, Ngọc mới biết mình bị thương. Mặc dù được đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, Ngọc đã hi sinh. Năm ấy, em mới mười bốn

(Trung Kiên kể)

Người thiếu niên anh hùng lớp 4 (trang 30, 31) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Câu hỏi, bài tập

Câu 1 trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Vì sao Nguyễn Bá Ngọc và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán?

 

Lời giải:

Vì đất nước đang xảy ra chiến tranh rất ác liệt.

Câu 2 trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Nêu tóm tắt những việc làm của Nguyễn Bá Ngọc khi nghe thấy tiếng khóc thét bên nhà hàng xóm.

 

Lời giải:

Khi nghe thấy tiếng khóc thét bên nhà hàng xóm, Ngọc đã nhào lên, chạy sang nhà, thấy bạn mình đã chết vì trúng bom, Ngọc đã không ngần ngừ bế Oong bé đứa bé nhất về hầm nhà mình trú ẩn. Sau đó thấy bom đạn tiếp tục dội Ngọc chui lên lần nữa để dìu hai em Đơ, Toanh xuống hầm.

Câu 3 trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Theo em, vì sao Ngọc không biết mình bị thương trong khi cứu ba em nhỏ?

 

Lời giải:

Vì lúc đấy Ngọc chỉ lo cho ba em nhỏ có được an toàn không, mà không hề nghĩ đến bản thân mình.

Câu 4 trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về Nguyễn Bá Ngọc.

 

Lời giải:

Qua câu chuyện trên em thấy Nguyễn Bá Ngọc là một người dũng cảm, không ngại hi sinh bản thân mình để cứu các em nhỏ. Em cảm thấy rất ngưỡng mộ, yêu quý và kính trọng anh rất nhiều.

Nói và nghe: Kể về một hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc một hoạt động thiện nguyện trang 31

Đề bài: Kể về một hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc một hoạt động thiện nguyện mà em đã có dịp chứng kiến hoặc tham gia dựa vào gợi ý.

Câu 1 trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Em biết hoặc được tham gia những hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc hoạt động thiện nguyện nào?

 

Kể về một hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc một hoạt động thiện nguyện trang 31 lớp 4 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Lời giải:

Em đã tham gia hoạt động: Thăm hỏi gia đình có công, dâng hương Quốc tổ Hùng Vương, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn,…

Câu 2 trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Em hoặc những người tham gia đã làm những việc gì?

 

Lời giải:

- Chuẩn bị hương, hoa để đến thăm hương người đã có công với Tổ quốc.

- Chuẩn bị một phần quà tới gia đình.

- Trò chuyện và tìm hiểu về công lao của người đã hi sinh.

- Động viên và chúc sức khỏe gia đình.

- …

Câu 3 trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Em có suy nghĩ, cảm xúc gì khi chứng kiến hoặc tham gia hoạt động đó?

Lời giải:

Khi chứng kiến và tham gia hoạt động đó, em càng cảm thấy biết hơn và kính trọng những người chiến sĩ đã hi sinh thân mình để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền hòa bình của dân tộc. Và em càng cảm thấy bản thân mình càng phải cố gắng học tập và rèn luyện hơn nữa để xứng với công lao mà thế hệ trước đã hi sinh.

Viết: Trả bài văn kể chuyện trang 31, 32

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

Câu 1 trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Nghe thầy cô nhận xét chung về bài văn

 

Ưu điểm

Hạn chế

– Chọn được câu chuyện hay.

– Chọn đúng ngôi kể.

– Viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.

– Kể các sự việc theo trình tự phù hợp.

– Kể cụ thể sự việc thể hiện lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

- ?

– Dùng từ, viết câu.

– Chính tả.

- ?

Lời giải:

Em lắng nghe thầy cô nhận xét về bài làm của mình và các bạn trong lớp.

Câu 2 trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết của em

 

Trả bài văn kể chuyện trang 31, 32 lớp 4 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

Lời giải:

Em đọc lời nhận xét của thầy cô và chỉnh sửa bài viết của em cho hoàn thiện về cấu tạo, trình tự các sự việc, dùng từ, viết câu,…

Câu 3 trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Trao đổi với bạn:

 

a. Những điều em học được ở bài viết của bạn

Trả bài văn kể chuyện trang 31, 32 lớp 4 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 4

b. Những nội dung em có thể điều chỉnh để bài viết của mình hay hơn.

Lời giải:

a. Những điều em học được ở bài viết của bạn:

- Cách dẫn dắt câu chuyện.

- Cách dùng từ, đặt câu.

b. Những nội dung em có thể điều chỉnh để bài viết của mình hay hơn: Suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.

Câu 4 trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Viết lại đoạn mở bài hoặc đoạn kết bài trong bài viết của em cho hay hơn.

 

Lời giải:

- Mở bài: Có những câu chuyện, cuốn sách sau khi đóng lại sẽ chẳng đọng lại điều gì trong lòng độc giả. Nhưng cũng có những câu chuyện, cuốn sách… sẽ luôn sống mãi trong tâm hồn người đọc và Người ăn xin của Tuốc-ghê-nhép là một câu chuyện như thế. Dù đơn giản nhưng câu chuyện đã đem đến một bài học về cách đối xử giữa con người với con người mà ta hằng suy nghĩ.

- Kết bài: Có lẽ sẽ chẳng có ai trưởng thành và sống tốt nếu không trao đi những yêu thương tới những người xung quanh và cuộc sống. Có người đã nói: “Ngày hôm qua là lịch sử, ngày mai là một điều bí ẩn, còn ngày hôm nay là một món quà”. “Món quà” đó sẽ thật sự tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn nếu ta biết trao điều đó, cảm nhận, cùng chia sẻ món quà đó với mọi người xung quanh.

Vận dụng

Câu hỏi 1 trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Nghe bài hát “Nguyễn Bá Ngọc – Người thiếu niên dũng cảm”, nhạc và lời Mộng Lân.

 

Lời giải:

Lời bài hát:

Trên đất nước anh hùng ngày ngày thêm những chiến công.

Gương anh Nguyễn Bá Ngọc sáng soi rực rỡ núi sông.

Anh hiến dang cả cuộc đời, băng qua lửa đạn bom rơi, cứu em nhỏ thoát cơn bom đạn giặc Mỹ.

Bom đang réo quay mình mặc cho đạn réo bom rơi.

Anh đã lấy thân mình che chở cho cho chúng em.

Những đứa em hơn đời anh, băng qua lửa đạn bom rơi.

Nguyễn Bá Ngọc đã vì bạn mà hy sinh.

Anh qua đời, gương anh còn soi.

Chí kiên cường và lòng dũng cảm.

Ta thêm tự hào, ghi tên của anh trong sổ vàng truyền thống đội ta.

Anh qua đời, gương anh còn soi.

Lớp lớp người đang vùng đứng dậy.

Ghi mối thù sâu, giết hết giặc Mỹ.

Cho đàn em vang tiếng cười vui.

Đây Thanh Hóa anh hùng và dòng sông Mã mến yêu.

Vang chiến thắng hôm nào có tên của anh.

Đây tấm gương của trời xanh khi hy sinh thật vẻ vang.

Chí anh hùng của Nguyễn Bá Ngọc thật vinh quang.

Câu hỏi 2 trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi nghe bài hát.

 

Lời giải:

Sau khi nghe xong bài hát em cảm thấy rất xúc động và tự hào, em tự nhắn nhủ bản thân sẽ học tập và rèn luyện thật tốt để có thể giúp ích cho đất nước, cho tổ quốc kính yêu.

1 113 lượt xem