Thân thương xứ Vàm (trang 54, 55) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Chân trời sáng tạo
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 54, 55 Đọc: Thân thương xứ Vàm sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 4 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Đọc: Thân thương xứ Vàm trang 54, 55
* Khởi động
Nói về nơi em ở và những người hàng xóm của em.
Lời giải:
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ địa phương nơi em sinh sống và nói lên suy nghĩ của mình.
Trả lời:
Nơi em ở là một bản làng ven núi ở Sơn La. Ở đó có rất nhiều cảnh đẹp, con người quê em thật thà, chất phác, dễ mến và hiếu khách. Những người hàng xóm quê em luôn đùm bọc, đoàn kết và giúp đỡ nhau.
* Bài đọc
Thân thương xứ Vàm
Chợ Vàm Cái Đôi nép vào một góc bến tàu, họp từ khi bình minh chưa lên. Giữa khuya, xuồng từ trong các kinh, vàm, xáng,… đã xôn xao chuyển rau, cá, các loại củ, quả từ vườn nhà ra chợ. Chợ nhỏ và ôn hòa, bình dị lắm. Người tới trước, trải cái bao bố xẻ đôi ra làm dấu. Người tới sau thì kiếm chỗ nào còn trống mà ngồi. Người nào lỡ có lấn sang bên kia tí thì cũng cười xòa, có nhiêu đâu, dân ruộng với nhau mà. Ở Vàm Cái Đôi hay gắn chữ “ruộng” phía sau mỗi tên gọi. Ví như “rau ruộng”, “cá ruộng”, “đám cưới ruộng”,…Cách gọi ấy gửi gắm biết bao tình cảm thương mến và sự thân tình.
Người dân xứ Vàm cho dù đi đâu cũng nhớ phiên chợ hiền lành góc bến tàu cũ, nhớ ngọn gió chướng non làm thảng thốt con đường trắng hoa lau, hoa sậy. Nhớ về Vàm là nhớ về sự bình yên của dòng sông nối liền xứ sở, những con đường hai bên bờ lau sậy mịt mùng. Nhớ về Vàm là nhớ về những buổi sáng mai người ta thức dậy bằng tiếng còi tàu rời bến sớm nhất rúc lên vang lừng cả thị trấn.
Nguyễn Thị Việt Hà
Câu hỏi 1 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Những chi tiết nào cho biết chợ Vàm Cái Đôi họp từ rất sớm?
Lời giải:
Phương pháp giải:
Em đọc bài và trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Những chi tiết cho biết chợ Vàm Cái Đôi họp từ rất sớm:
- Họp từ khi bình minh chưa lên.
- Giữa khuya, xuồng từ trong các kính, vàm, xáng,... đã xôn xao chuyển rau, cá, các loại củ, quả từ vườn nhà ra chợ.
Câu hỏi 2 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Vì sao tác giả nhận xét chợ Vàm Cái Đôi ôn hòa?
Vì chợ nhỏ, nép vào một góc bến tàu.
Vì chợ họp từ khi bình minh chưa lên.
Vì chợ bày bán đủ loại rau, cá, củ, quả.
Vì chợ có những người mua bán rất thân thiện.
Lời giải:
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Trả lời:
Vì chợ có những người mua bán rất thân thiện.
Câu hỏi 3 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Em có suy nghĩ gì về cách gọi 'rau ruộng', 'cá ruộng', 'đám cưới ruộng',...?
Lời giải:
Phương pháp giải:
Em nói lên suy nghĩ của mình.
Trả lời:
Cách gọi 'rau ruộng', 'cá ruộng', 'đám cưới ruộng',... gợi lên sự mộc mạc, dân dã, thôn quê của người dân Vàm Cái Đôi. Đó là cách gọi gần gũi, thân thương cho những sự vật quen thuộc, gắn bó của làng quê đồng ruộng.
Câu hỏi 4 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Khi đi xa, người dân xứ Vàm nhớ những hình ảnh nào ở quê mình? Vì sao?
Lời giải:
Phương pháp giải:
Em đọc bài và trả lời.
Trả lời:
- Người dân xứ Vàm cho dù đi đâu cũng nhớ phiên chợ hiền lành góc bến tàu cũ, nhớ ngọn gió chướng non làm thảng thốt con đường trắng hoa lau, hoa sậy. Nhớ về Vàm là nhớ về sự bình yên của dòng sông nối liền xứ sở, những con đường hai bên bờ lau sậy mịt mùng. Nhớ về Vàm là nhớ về những buổi sáng mai người ta thức dậy bằng tiếng còi tàu rời bến sớm nhất rúc lên vang lừng cả thị trấn.
- Bởi vì đây là những hình ảnh đặc trưng, gắn bó, quen thuộc và gần gũi nhất của Vàm Cái Đôi. Những hình ảnh ấy dù mộc mặc, bình dị nhưng nó tái hiện cuộc sống lao động của người dân, những cảnh vật đỗi quen thuộc cảnh phiên chợ, con đường trắng hoa lau, hoa sậy,... tất cả đều in đậm trong tâm trí người xa quê.
Câu hỏi 5 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Em ấn tượng nhất về điều gì ở xứ Vàm? Vì sao?
Lời giải:
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình.
Trả lời:
Điều em thấy ấn tượng nhất ở xứ Vàm là cách gọi 'rau ruộng', 'cá ruộng', 'đám cưới ruộng',…của người dân nơi đây. Cách gọi ấy gợi lên biết bao tình cảm thương mến và sự thân tình.