Lên rẫy
(Trích)
Em cùng mế lên rẫy
Gùi đung đưa, đung đưa
Con chó vàng quấn quýt
Theo bước chân nô đùa.
Kìa Mặt Trời mới ló
Trên đầu chị tre xanh
Sương giăng đèn ngọn cỏ
Tia nắng chuyền long lanh
Bao nhiêu ngày chăm học
Mong đợi đến cuối tuần
Được giúp mế làm rẫy
Xôn xao hoài bước chân.
Rẫy nhà em đẹp lắm
Bắp trổ cờ non xanh
Lúa làm duyên con gái
Suối lượn lờ vây quanh…
Rừng đẹp tựa bức tranh
Phong lan muôn sắc nở
Hoa chuối màu thắm đỏ
Giăng mắc như đèn lồng…
Đỗ Toàn Diện
Bài thơ ấy là lời của ai? Bạn ấy đi đâu?
Bài 2: Chăm học, chăm làm (trang 19) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Kể một số trường hợp em cần viết đơn:
a) Viết đơn trình bày nguyện vọng của em.
M: Xin tham gia một hoạt động học tập hoặc lao động, thể thao, văn nghệ.
b) Viết đơn trình bày nguyện vọng của tổ hoặc lớp em.
M: Đề nghị sắp xếp lại nhóm học tập cho phù hợp hơn.
c) Giúp bố mẹ viết đơn trình bày nguyện vọng của gia đình hoặc xóm, phố em.
M: Đề nghị làm khu vui chơi cho trẻ em.
Bài 2: Chăm học, chăm làm (trang 19) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về người có đức tính chăm chỉ trong học tập và lao động.
- 1 bài văn (hoặc 1 bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
Bài 2: Chăm học, chăm làm (trang 19) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Văn hay chữ tốt
Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:
– Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không? Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:
– Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc hết sức luyện viết chữ sao cho đẹp.
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Tài viết chữ đẹp của Cao Bá Quát vang xa khắp vùng. Người dân thường tới nhà ông xin câu đối về treo, nhất là vào dịp Tết.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Tài viết chữ đẹp của Cao Bá Quát vang xa khắp vùng. Người dân thường tới nhà ông xin câu đối về treo, nhất là vào dịp Tết.
Không những viết chữ đẹp, Cao Bá Quát còn nổi tiếng về tài văn thơ. Ông có thể “xuất khẩu thành thơ”, làm câu đối mọi lúc, mọi nơi, ý tứ rất chuẩn mực, sắc sảo. Tài năng văn chương của ông khiến cả nhà vua cũng phải thán phục. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
Theo Trương Chính – Đỗ Lê Chẩn
Vì sao nhiều bài văn của Cao Bá Quát tuy hay nhưng vẫn bị điểm kém?
Bài 2: Chăm học, chăm làm (trang 19) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Trò chơi tìm đường:
Chị ong cánh xanh có tên là Chăm Học.
Chị ong cánh hồng có tên là Chăm Làm.
a) Em hãy đọc tên hoạt động trong mỗi thẻ chữ.
b) Tìm đường bay về tổ phù hợp với hoạt động của mỗi chị ong.
Bài 2: Chăm học, chăm làm (trang 19) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Bài 1: Chân dung của em (trang 5) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Trong đoạn văn sau, dấu gạch ngang được dùng làm gì?
Câu chuyện Chiếc lá của nhà văn Trần Hoài Dương có ba nhân vật:
- Chim sâu ngây thơ, ngộ nghĩnh.
- Bông hoa sâu sắc, ân tình.
- Chiếc lá giản dị mà có ích.
Bài 1: Chân dung của em (trang 5) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá? Tìm ý đúng:
a) Vì chiếc lá rất đẹp.
b) Vì chiếc lá rất nhỏ nhoi, bình thường.
c) Vì nhờ có lá mới có hoa, quả, đem lại niềm vui cho mọi người.
d) Vì chiếc lá từng biến thành ông Mặt Trời, đem lại niềm vui cho mọi người.
Bài 1: Chân dung của em (trang 5) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Cuộc đời của chiếc lá diễn ra thế nào? Tìm ý đúng:
a) Từ một búp non lớn dần thành chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế mãi.
b) Từ một búp non lớn dần thành chiếc lá rồi thành hoa, thành quả.
c) Từ một búp non lớn dần thành chiếc lá rồi thành ông Mặt Trời.
d) Từ một búp non lớn dần thành chiếc lá rồi thành ngôi sao.
Bài 1: Chân dung của em (trang 5) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Chiếc lá
Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi, hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu!
- Tôi không tin! Bạn đừng có giấu! Nếu vậy, sao bông hoa kia có vẻ rất biết ơn bạn?
- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế mãi cho đến bây giờ.
- Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành ông Mặt Trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
- Chưa. Chưa có một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suối đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
- Thế thì chán thật! Cuộc đời bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện!
- Tôi không bịa tí nào đâu! Mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi: những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói trên kia.
(Theo Trần Hoài Dương)
Vì sao chim sâu muốn biết về cuộc đời của chiếc lá? Tìm ý đúng:
a) Vì chim sâu thấy chiếc lá rất đẹp.
b) Vì chim sâu thấy bông hoa rất biết ơn chiếc lá.
c) Vì chim sâu thấy chiếc lá muốn giấu bí mật.
d) Vì chim sâu thấy bác gió kể nhiều về chiếc lá.
Bài 1: Chân dung của em (trang 5) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Viết lại đoạn văn sau bằng cách sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.
Trẻ em có bổn phận sau đây: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn; thương yêu em nhỏ; đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.
Bài 1: Chân dung của em (trang 5) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Dấu gạch ngang trong bảng sau được dùng làm gì?
NHÂN VẬT TRONG CÁC CÂU CHUYỆN, BÀI THƠ ĐÃ HỌC
- Bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
- Hồng trong câu chuyện Làm chị.
- Bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh.
- Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn.
- Bạn nhỏ trong câu chuyện Những vết đinh.
Bài 1: Chân dung của em (trang 5) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Những vết đinh
Có một cậu bé nọ tính hay cáu kỉnh. Cha cậu bèn đưa cho cậu một túi đinh và bảo:
- Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 15 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu đã biết kiềm chế những cơn nóng giận, số đinh cậu đóng trên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy kiềm chế cơn giận còn dễ hơn là phải đóng một cái đinh lên hàng rào.
Đến một hôm, cậu đã không còn cáu giận với ai trong suốt cả ngày. Cậu thưa với cha. Người cha bảo:
- Sau một ngày mà con không hề cáu giận ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào.
Ngày lại trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé hãnh diện khoe với cha rằng không còn một cái đinh nào trên hàng rào. Cha liền dẫn cậu đến bên hàng rào, bảo:
- Con đã làm mọi việc rất tốt. Nhưng hãy nhìn lên hàng rào: Dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn. Nếu con xúc phạm ai đó trong cơn giận lời xúc phạm của con cũng giống như những chiếc đinh này: Chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác và cả trong lòng con nữa. Mà vết thương tinh thần còn tệ hơn những vết đinh rất nhiều.
(Mai Văn Khôi)
Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?
Bài 1: Chân dung của em (trang 5) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Hãy nêu cảm nghĩ của em về đặc điểm của các nhân vật trong những câu chuyện, bài thơ đã học ở Bài 1.
a) Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
b) Nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị.
c) Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh.
d) Nhân vật Minh trong câu chuyện Vết phấn trên mặt bàn.
Bài 1: Chân dung của em (trang 5) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều