Câu hỏi:
174 lượt xemNhững vết đinh
Có một cậu bé nọ tính hay cáu kỉnh. Cha cậu bèn đưa cho cậu một túi đinh và bảo:
- Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 15 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu đã biết kiềm chế những cơn nóng giận, số đinh cậu đóng trên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy kiềm chế cơn giận còn dễ hơn là phải đóng một cái đinh lên hàng rào.
Đến một hôm, cậu đã không còn cáu giận với ai trong suốt cả ngày. Cậu thưa với cha. Người cha bảo:
- Sau một ngày mà con không hề cáu giận ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào.
Ngày lại trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé hãnh diện khoe với cha rằng không còn một cái đinh nào trên hàng rào. Cha liền dẫn cậu đến bên hàng rào, bảo:
- Con đã làm mọi việc rất tốt. Nhưng hãy nhìn lên hàng rào: Dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn. Nếu con xúc phạm ai đó trong cơn giận lời xúc phạm của con cũng giống như những chiếc đinh này: Chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác và cả trong lòng con nữa. Mà vết thương tinh thần còn tệ hơn những vết đinh rất nhiều.
(Mai Văn Khôi)
Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách đóng đinh vào hàng rào gỗ.
Theo em, vì sao bạn nhỏ tưởng tượng mỗi vùng đất có một màu gió riêng?
Em nghĩ như thế nào về “nét riêng” (ngoại hình, giọng nói, cách ăn mặc,…) của mỗi người?
Khi cô giáo cho biết Thi Ca phải vào bệnh viện, Minh đã nhớ lại những gì?
Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nảy, người cha bảo cậu làm gì?
Em hiểu “vết đinh” trong câu “Dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn” chỉ điều gì?
Hãy nói về một lần em giận dỗi hoặc cáu kỉnh với ai đó. Nêu suy nghĩ của em về việc ấy.