Dựa vào bài thơ dưới đây, viết 3 – 5 câu, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.
GIỌT SƯƠNG
Giọt sương đêm long lanh Nằm nghiêng trên phiến lá Lắng tai nghe tiếng đêm Của làng quê êm ả.
Sương nghe lời chị gió Thì thào trong vườn trăng Sương nghe tiếng mầm xanh Gọi nhau trong lòng đất. |
Trăng chuyện trò thân mật Với những vì sao đêm Sương ghi trên lá mềm Biết bao lời thương mến.
Rồi bình minh chợt đến Sương tan theo ánh trời Hoà mình vào trong đất Gọi sự sống muôn nơi. (Phạm Thị Út Tươi) |
Ôn tập và đánh giá cuối năm học (trang 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Nghe – viết.
Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ngày 07 tháng 9 năm 1920, tại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ông là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng: “Dế Mèn phiêu lưu kí”,“Truyện Tây Bắc”,... Ông đã được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.
Ôn tập và đánh giá cuối năm học (trang 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
a. Dòng chữ trên mỗi cánh buồm cho biết điều gì?
b. Theo em, cần ghi những gì vào cánh buồm số 6, 7, 8?
c. Hình ảnh những chiếc thuyền đi từ sông ra biển có ý nghĩa như thế nào? Chọn một phương án dưới đây hoặc đưa ra ý kiến của em.
Ôn tập và đánh giá cuối năm học (trang 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Viết giấy mời để mời một bạn lớp bên tới dự buổi thi hùng biện tiếng Việt do lớp em tổ chức.
Lưu ý: Em có thể viết giấy mời dựa theo mẫu ở bài tập 1 nhưng nội dung cụ thể cần phù hợp với sự kiện được tổ chức; lựa chọn cách trang trí giấy mời đẹp mắt.
Bài 30: Ngày hội (trang 131, 132, 133) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
NGÀY HỘI
Như trăm sông dồn biển Bầu bạn tụ về đây Thế giới thu nhỏ lại Trong khu trại hè này.
Bạn từ Trung Quốc tới Bạn từ Châu Mỹ sang Bạn bên bờ Đa-nuýp Tôi - Sông Hồng Việt Nam.
Tung lên, bồ câu trắng Nào, các bạn da đen Cùng da vàng, da đỏ Bàn tay ơi, tung lên! |
Mỗi người một câu chúc Một lời nhắn với chim Dẫu khác nhau tiếng nói Chung nhau một niềm tin.
Bàn tay ơi, tung lên! Cả một trời chim trắng Cả một trời ánh nắng Cả một trời cao xanh. (Định Hải)
|
Từ ngữ
Trại hè: nơi sinh hoạt, vui chơi trong dịp hè của thanh thiếu niên.
Ở khổ thơ đầu, trại hè thiếu nhi thế giới được giới thiệu bằng hình ảnh nào? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì?
Bài 30: Ngày hội (trang 131, 132, 133) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đề bài: Viết thư điện tử cho một người bạn ở xa mà lâu em chưa gặp.
Chuẩn bị.
Gợi ý:
- Chủ đề thư (ví dụ: Thư thăm bạn,...).
- Nội dung thư:
+ Thăm hỏi bạn (sức khoẻ của bạn và gia đình, việc học tập của bạn,...)
+ Kể chuyện của mình (sức khoẻ của bản thân và gia đình, những thay đổi của bản thân và gia đình,..)
+ Nêu mong muốn hoặc chia sẻ những dự định sắp tới.
- Tệp đính kèm (ví dụ: video, tranh ảnh,...).
Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản (trang 127, 128, 129, 130) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đoạn văn dưới đây đã bị lược bỏ dấu ngoặc kép và dấu ngoặc đơn. Hãy cho biết những dấu câu đó được đặt ở đâu.
a. Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn là phim hoạt hình nổi tiếng của Oan Đi-xni. Phim được chuyển thể từ câu chuyện Nàng Bạch Tuyết trong tập Truyện cổ Grim.
(Theo Liên Vũ)
b. Trần Văn Cẩn 1910 – 1994 là hoạ sĩ tài năng bậc nhất Việt Nam. Ông sáng tác bức tranh “Em Thuý” 1943 dựa trên nguyên mẫu cô cháu gái đáng yêu của mình. Bức tranh đã được chuyên gia người Ô-xtrây-li-a phục chế năm 2004.
(Theo Nguyễn Hoàng Anh)
Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản (trang 127, 128, 129, 130) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Dùng dấu câu thích hợp thay cho bông hoa và nêu công dụng của dấu câu đó.
Qua biên giới Việt * Lào, chúng ta được đặt chân tới một đất nước có nhiều thắng cảnh độc đáo:
* Cố đô Luông Pha Bang cổ kính và yên bình.
* Cánh đồng Chum với hơn hai nghìn chiếc chum bằng đá đủ hình dạng, kích thước.
* Hồ thuỷ điện Nam Ngum thơ mộng bởi sự hoà hợp của trời nước cùng vô số hòn đảo lớn nhỏ.
Ngoài ra, đến Lào, khó có thể bỏ qua những địa điểm hấp dẫn khác: thủ đô Viêng Chăn, thị trấn Vang Viêng, khu bảo tồn tự nhiên Bò Kẹo,...
(Theo Tiến Dũng)
Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản (trang 127, 128, 129, 130) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
LỄ HỘI Ở NHẬT BẢN
Lễ hội Hoa anh đào được xem là lễ hội lớn, lâu đời nhất tại Nhật Bản. Hằng năm, vào mùa xuân, hoa anh đào trên cả nước bắt đầu nở rộ. Mọi người ngồi dưới gốc anh đào ngắm hoa, cùng liên hoan, cùng hát hò, nhảy múa,... Đất nước Nhật Bản rất tự hào khi được mệnh danh “xứ sở hoa anh đào”.
Lễ hội Búp bê (ngày 03 tháng 3) là ngày để các gia đình Nhật Bản cầu may mắn và sức khoẻ cho các bé gái. Vào ngày này, người ta trưng bày nhiều búp bê Hi-na trong căn phòng đẹp nhất của gia đình. Họ quây quần bên nhau, ăn cơm đậu đỏ, bánh hi-si-mô-chi.
(Theo Bùi Văn Hoà)
Từ ngữ
- Búp bê Hi-na: búp bê dùng trong lễ hội, được làm bằng gỗ hoặc vải độn rơm có trang phục gồm nhiều lớp cầu kì.
- Bánh hi-si-mô-chi: bánh làm từ gạo nếp, dẻo thơm và rất mềm.
Ở Nhật Bản, lễ hội nào được xem là lớn nhất, lâu đời nhất?
Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản (trang 127, 128, 129, 130) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức