Viết đoạn văn tả một bộ phận của cây mà em đã quan sát.
Gợi ý:
- Em muốn tả bộ phận nào của cây? Bộ phận đó có đặc điểm gì nổi bật?
- Khi tả, em nên sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để đoạn văn thêm sinh động.
Bài 20: Chiều ngoại ô (trang 93, 94, 95, 96, 97) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Tả lá
Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, có thể nhìn cả ngày không chán.
(Đoàn Giỏi)
– Câu mở đầu đoạn cho biết điều gì?
– Lá bàng được tả theo trình tự nào?
– Theo em, tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa nào nhất?
b. Tả hoa
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.
(Mai Văn Tạo)
– Đoạn văn tả những đặc điểm nào của hoa sầu riêng?
– Biện pháp so sánh giúp làm nổi bật đặc điểm nào của hoa?
c. Tả quả
Mùa hè đã đến. Thoắt cái, những chùm nhãn mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn hàng nghìn quả. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả. Thế là quả lớn như thổi: bằng hạt ngô, rồi bằng hòn bi, tròn, đều và chắc. Những quả nhãn no đầy sữa mẹ, ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.
(Theo Vũ Tú Nam)
– Tìm câu văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để tả quả nhãn.
– Nêu tác dụng của những biện pháp đó.
d. Tả thân cây
Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
(Theo Lép Tôn-xtôi)
Những từ ngữ nào tả thân cây sồi gây ấn tượng mạnh đối với em?
Bài 20: Chiều ngoại ô (trang 93, 94, 95, 96, 97) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn dưới đây:
Đọc “Chiều ngoại ô” của Nguyễn Thuỵ Kha, tôi nhớ đến “Buổi sáng mùa hè trong thung lũng” của Hoàng Hữu Bội, “Nắng trưa” của Băng Sơn,... Các nhà văn đã cảm nhận cảnh vật trong mỗi mùa bằng nhiều giác quan, tạo nên những bức tranh phong cảnh mang sắc màu, âm thanh, hương vị,... của cuộc sống.
(Theo Hạnh Hoa)
Bài 20: Chiều ngoại ô (trang 93, 94, 95, 96, 97) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
CHIỀU NGOẠI Ô
Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.
Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.
Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.
(Theo Nguyễn Thuỵ Kha)
Từ ngữ
- Ngoại ô (hay ngoại thành): khu vực bao quanh thành phố.
- Diều cốc, diều tu, diều sáo: các loại diều.
Đoạn mở đầu giới thiệu những gì về chiều hè ở ngoại ô?
Bài 20: Chiều ngoại ô (trang 93, 94, 95, 96, 97) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Chuẩn bị.
- Lựa chọn cây để quan sát (cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa,...).
- Quan sát trực tiếp cây ở trường hoặc quan sát cây qua tranh ảnh, video,…
- Sử dụng các giác quan (mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi,...) để quan sát cây (quan sát bao quát toàn bộ cây, quan sát chi tiết từng bộ phận; quan sát sự vật, hoạt động có liên quan đến cây).
Gợi ý:
Bài 19: Đi hội chùa Hương (trang 89, 90, 91, 92) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Chép lại đoạn văn sau vào vở, chú ý dùng dấu ngoặc kép đánh dấu tên tác phẩm, tài liệu.
Đi học là bài thơ do Hoàng Minh Chính sáng tác, được Nhà xuất bản Kim Đồng đưa vào tuyển tập thơ thiếu nhi Mặt trời xanh (năm 1971). Năm 1976, nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc cho bài thơ đó bằng một giai điệu mang âm hưởng dân ca Tày, Nùng. Từ đó trở đi, bài hát Đi học gần như đã trở thành “ca khúc của ngày tựu trường'.
(Theo Phạm Quý Hải)
Bài 19: Đi hội chùa Hương (trang 89, 90, 91, 92) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Tìm công dụng của dấu ngoặc kép trong những câu dưới đây:
a. Nhiều câu thơ trong trẻo, hồn nhiên như lời đồng dao:“Hạt gạo làng ta/ Có vị phù sa/ Của sông Kinh Thầy...
(Theo Nguyễn Trọng)
b. Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất. Hùng nói:“Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Theo tớ, quý nhất phải là vàng...”. Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc!”.
(Theo Trịnh Mạnh)
c. Cuốn sách “Đất rừng phương Nam” giúp tôi hiểu thêm vẻ đẹp của con người và vùng đất Nam Bộ.
(Theo Vũ Phương Thu)
Bài 19: Đi hội chùa Hương (trang 89, 90, 91, 92) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Tên cuốn truyện, bài thơ, bài hát hay tạp chí, tờ báo có trong những câu dưới đây được đánh dấu bằng dấu câu nào?
a. Đến với “Dế Mèn phiêu lưu kí”, các bạn nhỏ được lạc vào thế giới của những loài vật gần gũi, thân thương.
b. Nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc bài thơ“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” thành bài hát “Lời ru trên nương”.
c. Từ thuở ấu thơ, tôi đã có tạp chí“Văn tuổi thơ, báo “Nhi đồng” làm bạn đồng hành.
Bài 19: Đi hội chùa Hương (trang 89, 90, 91, 92) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
ĐI HỘI CHÙA HƯƠNG
Nườm nượp người, xe đi Mùa xuân về trẩy hội. Rừng mơ thay áo mới Xúng xính hoa đón mời.
Nơi núi cũ xa vời Bỗng thành nơi gặp gỡ. Một câu chào cởi mở Hoá ra người cùng quê.
Động Chùa Tiên, Chùa Hương Đá còn vang tiếng nhạc. Động chùa núi Hinh Bồng Gió còn ngân khúc hát.
|
Bước mỗi bước say mê Như giữa trang cổ tích. Đất nước mình thanh lịch Nên núi rừng cũng thơ.
Dù không ai đợi chờ Cũng thấy lòng bổi hổi. Lẫn trong làn sương khói Một mùi thơm cứ vương.
Ôi phải đâu lễ Phật Người mới đi Chùa Hương. Người đi thăm đất nước Người về trong yêu thương. (Theo Chu Huy) |
Từ ngữ
- Chùa Hương: thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
- Nườm nượp: đông, kéo dài như vô tận.
- Xúng xính: vẻ hớn hở trong bộ quần áo mới, dài và rộng.
- Bổi hổi: xao xuyến trong lòng.
Cảnh vật thiên nhiên ở Chùa Hương thay đổi như thế nào khi mùa xuân về?
Bài 19: Đi hội chùa Hương (trang 89, 90, 91, 92) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Yêu cầu: Em hãy giới thiệu về một miền quê em yêu mến.
Chuẩn bị.
Gợi ý:
– Em muốn giới thiệu về miền quê nào (quê nội, quê ngoại hay một miền quê em đã có dịp ghé thăm)?
– Cảnh vật và con người nơi đó có gì thú vị? Em mong ước điều gì cho miền quê đó?
(Có thể lựa chọn tranh ảnh, tư liệu,... để sử dụng khi giới thiệu)
Bài 18: Bước mùa xuân (trang 85, 86, 87, 88) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Cây cà chua
Khi những con chim sếu từ thượng nguồn sông Hồng bay dọc lòng sông xuôi về nam, đồng cà chua đã chín rộ. Ruộng cà chua đẹp từ lúc trồng cho đến khi thu hái. Dưới bàn tay vun bón, tưới tắm của dân làng, cà chua lớn lên trông thấy.
Cây cà chua vươn những ngọn, những tán toả hết sức mình. Những tầng lá như thảm đen, thêu màu xanh, phủ kín mặt ruộng. Rồi từ trong cái chăn hoa gấm xanh ấy bỗng hiện thêm những chùm hoa vàng xinh xắn. Hoa điểm xuyết từ gốc lên ngọn, hoa sai chi chít. Nắng gửi thêm màu đẹp trên hoa. Hoa như đàn bướm đồng nhỏ bạt ngàn chui rúc trong mọi tầng lá của vùng bãi bát ngát.
Thế rồi hoa biến đi để cây tạo ra những chùm quả nõn. Quả thầm lặng hiện ra mang đồng phục với cây mẹ. Quả xum xuê chi chít, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn. Nắng lại đến tạo vị thơm vị mát tụ dần trong quả. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ, hiền dịu. Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, báo hiệu riêng gọi người đến hái.
Cà chua có mặt trong những bữa tiệc sang cho đến những bữa cơm đơn giản nấu vội vàng, cà chua còn là quà cho các trẻ em vùng đất bãi.
(Theo Ngô Văn Phú)
a. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên và nêu ý chính của từng phần.
b. Trong phần thân bài, đặc điểm của cây cà chua được miêu tả theo trình tự nào?
c. Sắp xếp các chi tiết dưới đây theo trình tự phát triển của cây cà chua.
d. Trong bài văn, chi tiết nào cho thấy tác giả tả cây kết hợp với tả những sự vật có liên quan đến cây?
Bài 18: Bước mùa xuân (trang 85, 86, 87, 88) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Tìm những từ ngữ gợi cảnh vật quen thuộc ở làng quê trong các đoạn thơ dưới đây:
a.
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.
(Tế Hanh)
b.
Mẹ hay kể chuyện sân đình
Khi ai nhắc chuyện làng mình ngày xưa
Mái đình cong nỗi nắng mưa
Giếng làng trong vắt qua mùa bão dông.
(Nguyễn Văn Song)
Bài 18: Bước mùa xuân (trang 85, 86, 87, 88) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Tìm thêm chi tiết cho thấy cảnh vật mùa xuân hiện ra rất sinh động.
Gợi ý:
- Màu sắc: hoa xoan tím, giọt nắng trong veo,...
- Hương vị: gió thơm hương lá,...
- Âm thanh: dế mèn hắng giọng,...
- Sự chuyển động: chim chuyền trong vòm lá,...
Bài 18: Bước mùa xuân (trang 85, 86, 87, 88) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Bước mùa xuân
Mưa giăng trên đồng Uốn mềm ngọn lúa Hoa xoan theo gió Rải tím mặt đường.
Nụ xoè tay hứng Giọt nắng trong veo Gió thơm hương lá Gọi mầm vươn theo.
Cỏ lặng dưới chân Cũng xanh với nắng Ven bãi phù sa Dế mèn hắng giọng. |
Chuyền trong vòm lá Chim có gì vui Mà nghe ríu rít Như trẻ reo cười.
Đây vườn hoa cải Rung vàng cánh ong Hoa vải đơm trắng Thơm lừng bên sông.
Mùa xuân đang nói Xôn xao thầm thì…. Chốn nào cũng gặp Bước mùa xuân đi. (Nguyễn Bao) |
Trong bài thơ, những từ ngữ nào gợi lên vẻ đẹp của nắng xuân, mưa xuân, gió xuân?
Bài 18: Bước mùa xuân (trang 85, 86, 87, 88) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Trao đổi về cách viết bài văn miêu tả cây cối.
Gợi ý:
- Bài văn có mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
- Có thể miêu tả cây cối theo trình tự nào ?
- Những từ ngữ nào có thể dùng để tả các bộ phận của cây?
Bài 17: Cây đa quê hương (trang 80, 81, 82, 83, 84) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đọc bài văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Cây sim
Cây sim chắc là có họ với cây mua, chúng đều mọc ở vùng trung du, trên những mảnh đất cằn cỗi.
Nếu hoa mua có màu tím hồng thì hoa sim tím nhạt, phơn phớt như má con gái. Tuy nó không thơm nhưng lại tươi non như một niềm vui cứ lan toả làm cho sườn đồi sỏi đá cũng thêm đáng yêu, đáng mến.
Quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp, còn nguyên cả lông tơ, chỉ thiếu chiếc khoáy. Cái sừng trâu là cái tai quả, nó chính là đài hoa đã già. Con trâu mộng ấy chỉ bằng đốt ngón tay, ngọt lịm và có dư vị một chút chan chát. Ăn sim xong, cả môi, cả lưỡi, cả răng ta đều tím. Chắc khi hoa sim tàn đi làm quả, màu tím đọng lại từng tí một, thành thứ mật ngọt tím thẫm ấy. Cả nắng gió trên đồi, cả mưa cũng không chịu tan đi, cứ tích luỹ lại, thành ra màu tím không giống bất cứ một thứ màu tím của quả vườn nào.
Đi chơi trên đồi, leo dốc này vượt dốc khác, tìm thấy bụi sim, hải quả chín mà ăn, đúng là bắt được thứ của trời cho, đầy ngon lành, hứng thú, về nhà vẫn còn nhớ mãi.
(Theo Băng Sơn)
a. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên.
b. Mở bài giới thiệu những gì về cây sim?
c. Cây sim được miêu tả như thế nào ở phần thân bài?
d. Phần kết bài nói về điều gì? Tình cảm của người viết đối với cây sim được thể hiện qua chi tiết nào?
Bài 17: Cây đa quê hương (trang 80, 81, 82, 83, 84) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức