Tìm từ ngữ thích hợp để hoàn thành các câu có trạng ngữ chỉ phương tiện.
a. Bằng ?, chuồn chuồn bay lượn khắp đó đây.
b. Với ?, chim gõ kiến có thể đục thủng bất kì thân cây nào.
c. Bằng ?, voi có thể dễ dàng kéo lá cây, cành cây từ trên cao xuống.
Bài 17: Cây đa quê hương (trang 80, 81, 82, 83, 84) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đặt câu hỏi cho trạng ngữ chỉ phương tiện của mỗi câu dưới đây:
a. Bằng lá cọ non phơi khô, người thợ thủ công đã khâu thành những chiếc nón che nắng, che mưa.
b. Với những chiếc khăn piêu kết hợp độc đáo giữa màu sắc và hoa văn, các cô gái Thái đã chứng tỏ sự khéo, đảm đang của mình.
c. Bằng một số ống tre, nứa thô sơ, người dân Tây Nguyên đã làm ra cây đàn trưng có âm thanh thánh thót như tiếng chim hót, tiếng suối reo...
Bài 17: Cây đa quê hương (trang 80, 81, 82, 83, 84) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Xếp các trạng ngữ của mỗi câu trong các đoạn văn vào nhóm thích hợp.
a. Ngày xưa, ở vùng sông nước miền Tây, những chiếc cầu tre trở thành hình ảnh thân thuộc, tô điểm thêm cho nét đẹp làng quê. Bằng vài cây tre già, người ta đã làm những cây cầu bắc qua kênh rạch nhỏ, đôi bờ không còn ngăn cách.
(Theo Lê Quang Huy)
b. Từ lâu, chiếc nón lá là hình ảnh thân thuộc với quê hương Việt Nam, gắn liền với hình ảnh những người mẹ, người chị tảo tần, đảm đang. Với chiếc nón lá, vẻ đẹp hồn hậu, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam càng được tôn lên.
(Theo Hạ Mi)
Bài 17: Cây đa quê hương (trang 80, 81, 82, 83, 84) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Cây đa quê hương
Nói đến làng quê, trong kí ức tôi, đậm nét nhất là hình ảnh cây đa trước xóm. Cây đa ấy không có tên chính thức, nó mang tên chung rất đỗi thân thuộc với mọi người: cây đa quê hương.
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn, đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Đỉnh chót vót giữa trời xanh, đến những con quạ đậu trên cao, nhìn cũng chẳng rõ. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những ụ, những hình thù quái lạ như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì, có khi tưởng chừng như ai cười ai nói trong cành, trong lá.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Đây đó, ễnh ương ộp oạp, và xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu bắt đầu ra về, lững thững từng bước nặng nề, nhịp nhàng. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
(Theo Nguyễn Khắc Viện)
Từ ngữ
- Cổ kính: cũ và có vẻ đẹp trang nghiêm.
- Chót vót: (cao) vượt lên hẳn những vật xung quanh.
- Lững thững: (đi) chậm, từng bước một.
Nghĩ về quê hương, tác giả nhớ nhất hình ảnh nào?
Bài 17: Cây đa quê hương (trang 80, 81, 82, 83, 84) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Chọn 1 trong 3 đề dưới đây:
Đề 1: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe trong một chủ điểm đã học.
Đề 2: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật bác nông dân trong câu chuyện “Người nông dân và con chim ưng”.
Đề 3: Viết bài văn kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (Thánh Gióng, An Dương Vương,...).
Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2 (trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Theo em, câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Tìm câu trả lời đúng.
A. Chim ưng rất thông minh.
B. Chim ưng là bạn của người.
C. Ở hiền thì gặp lành.
D. Bác nông dân rất yêu quý các loài vật.
Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2 (trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Người nông dân và con chim ưng
Ngày xửa ngày xưa, ở một vùng núi nọ, có một bác nông dân hiền lành, tốt bụng, được mọi người yêu quý. Một ngày kia, trong lúc đi làm nương, bác trông thấy một con chim ưng bị thương nặng, nằm bẹp ở bìa rừng. Bác đỡ nó lên và vỗ về nó:
– Tao không muốn các con mày phải chịu khổ đâu, hãy mau lành để trở về với trời xanh đi!
Bác nông dân mang con chim ưng bị thương về nhà, tận tình chăm sóc, chữa chạy vết thương cho nó. Chẳng bao lâu, chim ưng khoẻ trở lại, bác nông dân thả cho chim trở về với bầu trời bao la.
Một hôm, sau khi làm việc quần quật, bác nông dân tựa lưng vào một bức tường để nghỉ cho lại sức, rồi thiếp đi lúc nào không hay. Bỗng một con chim ưng từ đâu bay tới, quắp chiếc mũ của bác bay đi. Bác nông dân giật mình tỉnh giấc, đuổi theo chim để lấy lại mũ. Bác phát hiện ra đó chính là chú chim ưng mà mình đã cứu ngày nào. Vừa đuổi theo chim, bác vừa hét to:
– Này chim ưng, ta đã cứu mày, sao mày lại trêu chọc ta?
Bác chạy đuổi theo chim ưng một đoạn cách khá xa bức tường rào, nó mới chịu buông trả chiếc mũ cho bác. Bác nông dân cúi nhặt chiếc mũ của mình thì cũng là lúc bức tường lúc nãy bác vừa tựa lưng đổ ập xuống, đè nát tất cả các thứ ở bên dưới.
(Theo Ngụ ngôn Ê-đốp)
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.
Con chim ưng bị thương nằm ở đâu?
Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2 (trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Con rắn vuông
Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen. Bữa kia đi chơi về bảo vợ:
– Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước.
Vợ không tin nhưng tính trêu chồng một mẻ:
– Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như mình nói thế. Tôi nhất định không tin.
Chồng làm như thật:
– Thật quả có rắn như thế! Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định.
Vợ lắc đầu:
– Cũng chẳng đến!
Chồng cương quyết:
– Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa.
Vợ vẫn khăng khăng:
– Vẫn không dài đến mức ấy đâu!
Chồng rút lui một lần nữa:
– Lần này tôi nói thật nhé! Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém một phân.
Vợ bò lăn ra cười:
– Con rắn mình thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng lại bốn mươi thước không kém một phân, thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à?
(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
Từ ngữ
Thước: đơn vị đo độ dài cũ (khoảng nửa mét).
Em có suy nghĩ gì khi đọc tên câu chuyện?
Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2 (trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Dưới đây là khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài Mẹ vắng nhà ngày bão của tác giả Đặng Hiển. Theo em, các bạn nhỏ hiểu được điều gì khi mẹ vắng nhà và khi mẹ trở về?
Mấy ngày mẹ về quê Là mấy ngày bão nổi Con đường mẹ đi về Cơn mưa dài chặn lối. |
Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà. |
Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2 (trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn dưới đây:
a. Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.
(Nguyễn Thái Vận)
b. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông. Lúa nặng trĩu bông ngả đầu vào nhau, thoang thoảng hương thơm. Từng cơn gió nhẹ làm cả biển vàng rung rinh như gợn sóng. Đàn chim gáy ở đâu bay về gù vang cánh đồng, như hoà nhịp với tiếng hát trên các thửa ruộng... Ngày mùa, cánh đồng lúa trông thật đẹp mắt.
(Theo Trúc Mai)
c. Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi. Những đoá râm bụt thêm đỏ chói. Bầu trời xanh bóng như được giội rửa. Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời. Mẹ gà mừng rỡ “tục, tục” dắt bầy con quây quanh vũng nước đọng trong vườn.
(Theo Vũ Tú Nam)
Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2 (trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đọc bài dưới đây và trả lời câu hỏi.
Trứng bọ ngựa nở
Cành chanh bên cửa sổ đung đưa, xanh mát sau cơn mưa. Mấy quả chanh non mới đậu nom đáng yêu lạ. Bỗng một sự việc xảy ra khiến tôi phải đặc biệt chú ý: trứng bọ ngựa nở.
Tôi đến tận gốc chanh chăm chú theo dõi. Từng đợt, từng đợt, bảy tám con một lúc, những chú bọ ngựa bé tí ti như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lỗ lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ, cố trườn ra, thoát được cái đầu, cái mình... rồi nhẹ nhàng tọt khỏi ổ trứng, treo lơ lửng trên một sợi tơ rất mảnh bay bay theo chiều gió. Mới ra khỏi ổ trứng, các chú nằm đờ một lát, rồi ngọ ngoạy. Các chú càng cựa quậy thì sợi tơ càng dài ra, từ từ thả các chú xuống phía dưới.
Chú bọ ngựa con đầu đàn “nhảy dù” trúng một quả chanh non. Chú đứng hiện ngang trên quả chanh tròn xinh, giương giương đôi tay kiếm nhỏ xíu, võ sĩ, ngước nhìn từng loạt, từng loạt đàn em mình đang “đổ bộ” xuống hết sức chính xác và mau lẹ. Đàn bọ ngựa mới nở chạy chanh, mỗi con mỗi ngả bắt đầu một mình lắc lư theo kiểu tíu tít, lập tức dàn quân ra khắp cây chanh mỗi con mỗi ngả bắt đầu một cuộc sống dũng cảm, tự lập.
(Theo Vũ Tú Nam)
a. Đoạn mở đầu giới thiệu sự việc gì?
b. Các chú bọ ngựa non được miêu tả thế nào qua từng khoảnh khắc dưới đây?
c. Em thích hình ảnh miêu tả nào trong bài? Vì sao?
Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2 (trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong các đoạn văn dưới đây:
a. Mùa đông, bà tôi thường lấy những mảnh giẻ rách, bao tải cũ lót chỗ cho mèo nằm. Khi đi chợ, bà tôi mua cá nhỏ kho riêng trong một cái niêu đất xinh xắn, gọi là nồi cá mèo. Mỗi khi ăn cơm, bà tôi để riêng một cái đĩa nhỏ, xới ít cơm nóng và trộn chút cá kho vào cơm làm thức ăn cho mèo.
(Lê Phương Liên)
b. Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập loè của các đoá đèn hoa.
(Theo Vích-to Huy-gô)
Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2 (trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:
Quê hương
Mùa xuân trở về. Nước biển ấm hẳn lên. Những con sóng không còn ầm ào nữa. Đại dương khe khẽ hát những lời ca êm đềm. Đàn cá hồi bỗng ngừng kiếm ăn, ngẩn ngơ nhớ tới quê hương...“Nơi chôn rau cắt rốn” của chúng là thượng nguồn của dòng sông.
(Theo Đặng Chương Ngạn)
Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2 (trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức