Góp ý và chỉnh sửa.
Gợi ý:
- Đọc và góp ý cho đoạn văn của bạn.
+ Đoạn văn có đủ 3 phần (mở đầu, triển khai, kết thúc) không?
+ Các chi tiết về người gần gũi, thân thiết có thực sự nổi bật không? Nên bổ sung hay lược bỏ chi tiết nào?
+ Các từ ngữ có thể hiện được tình cảm, cảm xúc không? Nên chỉnh sửa, bổ sung những từ ngữ nào?
- Sửa đoạn văn của em theo góp ý.
Bài 2: Vệt phấn trên mặt bàn (trang 12, 13, 14, 15) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là tính từ chỉ đặc điểm của sự vật, từ nào là tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động?
Lời cô giáo làm Minh chợt nhớ ra Thi Ca hay giấu bàn tay mặt trong hộc bàn. Minh nhớ ánh mắt buồn của bạn khi Minh vạch đường phấn trắng. Càng nhớ càng ân hận. Mím môi, Minh đè mạnh chiếc khăn xoá vật phấn trên bàn.
Bài 2: Vệt phấn trên mặt bàn (trang 12, 13, 14, 15) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.
Gợi ý:
- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc thường có mấy phần? Đó là những phần nào?
- Nội dung chính của mỗi phần là gì?
- Người viết có thể biểu lộ tình cảm, cảm xúc bằng những cách nào?
Bài 1: Hải Thượng Lãn Ông (trang 8, 9, 10, 11) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
(1) Nhỏ Thầm là cô bạn thân duy nhất của tôi. (2) Chúng tôi cùng lớn lên bên nhau, ngày ngày cùng đi chung một con đường đến lớp, cùng chia sẻ với nhau những vui buồn trong cuộc sống... (3) Tình cảm mà tôi cảm nhận được ở nhỏ Thắm là một tình bạn ấm áp và thân thiết. (4) Chúng tôi thân nhau đến mức đứa này đã quen với sự có mặt của đứa kia bên cạnh. (5) Trước đây, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có một ngày chúng tôi xa nhau. (6) Vì vậy, khi nhỏ Thằm đi xa, tôi nhận ra tôi nhớ nó biết chừng nào. (7) Và nó nữa, chắc nó cũng nhớ tôi lầm. (8) Nhưng tôi tin chắc rằng dù xa cách, tình bạn thân thiết giữa tôi và nhỏ Thầm sẽ mãi mãi không thay đổi.
(Theo Nguyễn Nhật Ánh)
a. Tìm phần mở đầu, triển khai và kết thúc của đoạn văn trên.
b. Tìm nội dung tương ứng với từng phần của đoạn văn.
c. Tìm trong phần triển khai nội dung của đoạn:
- Câu nêu kỉ niệm về người bạn.
- Từ ngữ trực tiếp biểu đạt tình cảm, cảm xúc.
- Suy nghĩ, việc làm thể hiện tình cảm, cảm xúc dành cho bạn.
Bài 1: Hải Thượng Lãn Ông (trang 8, 9, 10, 11) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Sắp xếp các từ ngữ dưới đây thành câu. Viết câu vào vở.
a. chữa bệnh/ ông/ cứu người/ để
b. khám bệnh/ miễn phí/ ông/ cho ai
c. phải tập thể dục/ cháu/ nhé/ thường xuyên
d. lắm/ ông ấy/ thương người
Bài 1: Hải Thượng Lãn Ông (trang 8, 9, 10, 11) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đoạn văn dưới đây có mấy câu? Nhờ đâu em biết như vậy?
Anh em tôi ở cùng bà nội từ bé. Những đêm hè, bà thường trải chiếu ở giữa sân gạch. Bà ngồi đó xem chúng tôi chạy nhảy, nô đùa đủ trò. Ba biết nhiều câu chuyện cổ tích. Chúng tôi đã thuộc lòng những câu chuyện bà kể. Chẳng hiểu vì sao chúng tôi vẫn thấy hảo hức mỗi lần được nghe bà kể chuyện?
(Theo Phương Trung)
Bài 1: Hải Thượng Lãn Ông (trang 8, 9, 10, 11) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức