Tôn Thất Tùng sinh ra trong một gia đình quan lại nhưng chọn con đường làm bác sĩ. Thời trai trẻ của ông trôi qua trong bốn bức tường bệnh viện. Miệt mài suốt bốn năm trong các phòng mổ xác, Tôn Thất Tùng đã mổ và nghiên cứu hơn 200 lá gan. Kết quả lao động ấy đã giúp ông hoàn thành một công trình về gan, được Trường Đại học Pa-ri tặng Huy chương Bạc. Đến năm 1939, Tôn Thất Tùng đề xuất một phương pháp cắt gan mới. Công trình được gửi sang Viện Hàn lâm Phẫu thuật Pa-ri nhưng không được hoan nghênh vì nó quá mới.
Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, bác sĩ Tôn Thất Tùng rời Hà Nội lên chiến khu. Những lần bị giặc càn quét, nhà cửa, tài sản của ông bị đốt trụi nhưng bộ đồ mổ thì không suy suyển. Vừa dạy học để đào tạo cán bộ y tế, vừa cầm dao mổ, ông luôn có mặt trong các trạm phẫu thuật tiền phương của nhiều chiến dịch lớn.
Hoà bình lập lại, ông làm Giám đốc Bệnh viện Phủ Doãn. Năm 1958, ông thực hiện thành công ca mổ tim đầu tiên ở Việt Nam. Ông cũng là người đặt nền móng cho khoa mổ sọ não. Năm 1963, ông hoàn thiện và giới thiệu phương pháp cắt gan của mình. Phương pháp này được ghi vào một số từ điển y khoa quốc tế với tên gọi “phương pháp Tôn Thất Tùng”.
Với những cống hiến xuất sắc của mình, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông cũng là một trong mười hai người trên thế giới và là người duy nhất ở Việt Nam được Viện Hàn lâm Phẫu thuật Pa-ri tặng Huy chương Phẫu thuật Quốc tế.
Theo Linh Quang
Thời trai trẻ, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã dành trọn tâm huyết cho con đường mình chọn như thế nào?
Bài 18: Vì cuộc sống con người Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Trao đổi về câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a, Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) đó? Vì sao?
b, Em học được điều gì qua câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) đó?
Bài 18: Vì cuộc sống con người Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Phi công vũ trụ Ga-ga-rin có tuổi thơ sinh ra trong một gia đình nông dân ở miền tây nước Nga, làng quê bị phát xít Đức xâm chiếm khi ông mới là cậu bé lên bảy. Chiến tranh kết thúc ông vừa học vừa làm trong một xưởng đúc.
Bài 18: Vì cuộc sống con người Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Ngày 14-4-1961, báo chí tất cả các nước đều đưa tin: “Con người đã bay vào vũ trụ.'. Người đầu tiên thực hiện chuyến bay ấy hai ngày trước trên con tàu Phương Đông 1 của Liên Xô là phi công vũ trụ Ga-ga-rin.
Tin tức về chuyến bay chấn động toàn thế giới. Ở Mát-xcơ-va đã diễn ra một cuộc diễu hành tự phát dài 10 ki-lô-mét xuyên thành phố với sự tham gia của hàng triệu người dân mừng sự kiện này.
Ga-ga-rin sinh ra trong một gia đình nông dân ở miền tây nước Nga. Làng quê ông bị phát xít Đức xâm chiếm khi ông mới là cậu bé lên bảy. Gia đình ông bị đuổi khỏi nhà và phải sống trong một túp lều đắp bằng bùn. Chiến tranh kết thúc, Ga-ga-rin vừa đi học vừa làm trong một xưởng đúc. Có một chi tiết thú vị là khi tên lửa chuẩn bị xuất phát, nhà du hành vũ trụ xuất thân thợ đúc đã buông một câu nói mộc mạc không theo nghi thức vào máy bộ đàm: “Đi thôi!”.
Ga-ga-rin là một nhân vật đầy sức cuốn hút, với gương mặt luôn nở nụ cười. Người ta từng nói rằng nụ cười của Ga-ga-rin có thể làm tan chảy những trái tim sắt đá nhất. Sức hút và nụ cười dễ mến của ông đã nhanh chóng chinh phục mọi người. Những lời mời dành cho nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay đến từ khắp nơi trên thế giới. Ông đã đến trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Y-oóc (Mỹ) và thăm hàng chục nước.
Ở Anh, có một khoảnh khắc khá nổi tiếng khi ông đến thành phố Man-che-xtơ. Bất chấp trời mưa, ông vẫn đứng trong chiếc xe mui trần để vẫy chào công chúng. Ông giải thích điều đó với lí lẽ thật giản dị: “Mọi người đến đây để nhìn thấy tôi mà.”.
Theo XTI-Vân Đạo-Linh
Tin tức về chuyến bay của Ga-ga-rin được thế giới đón nhận như thế nào?
Bài 18: Vì cuộc sống con người Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Chọn 1 trong 2 đề:
a, Viết 1-2 đoạn văn thuật lại diễn biến một tiết học ( hoặc một buổi tham quan) của lớp em.
b, Viết 1-2 đoạn văn thuật lại diễn biến một cuộc thi thể thao (hoặc buổi biểu diễn nghệ thuật) mà em được xem.
Bài 18: Vì cuộc sống con người Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Viết một đoạn văn ngắn (4 - 5 câu) giới thiệu về gia đình em, trong đó có tên trường mà anh (hoặc chị, em) của em đang học và tên cơ quan, doanh nghiệp mà bố mẹ (hoặc người thân khác) của em đang làm việc.
Bài 18: Vì cuộc sống con người Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Viết lại tên của tổ chức Đội trong câu sau cho đúng:
Ngày 15-5-1977, nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đội, thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh đã có sáng kiến phát động một phong trào thi đua. Mục đích của phong trào là thu gom 4 triệu tấn giấy loại để bán tiền đóng đoàn tàu mang tên Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Phong trào được thiếu nhi cả nước hưởng ứng.
Theo Khuất Minh Trí
Bài 18: Vì cuộc sống con người Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Tên cơ quan, tổ chức ở bài tập 1 được viết như thế nào? Tìm ý đúng:
a, Viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu tiên trong tên đó.
b, Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng trong tên đó.
c, Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
Bài 18: Vì cuộc sống con người Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Tìm tên một cơ quan, tổ chức trong câu sau và cho biết tên ấy được viết như thế nào:
Ngày 24 - 3 - 1963, trong buổi trồng cây cùng học sinh Trường Trung học cơ sở Tam Sơn tại nhà Lưu niệm Ngô Gia Tự, thầy Nguyễn Đức Thìn, Tổng phụ trách Đội đã khởi xướng phong trào ' Thiếu nhi làm nghìn việc tốt'
Theo Nam Dũng
Bài 18: Vì cuộc sống con người Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Ngày 20-9-1519, từ cảng Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiến thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.
Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.
Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Mác-fan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.
Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8-9-1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ trở về Tây Ban Nha.
Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của hạm đội Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định Trái Đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
Theo Trần Diệu Tần và Đỗ Thái
Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng được giao nhiệm vụ gì?
Bài 18: Vì cuộc sống con người Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Thực hành làm chiếc tên lửa
Bài 18: Vì cuộc sống con người Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Đọc hướng dẫn sau:
Bài 18: Vì cuộc sống con người Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Các đoạn kết bài dưới đây là kết bài mở rộng hay không mở rộng? Cách kết bài như vậy có tác dụng gì?
a) Ngày nào cũng vậy, cũng từng ấy công việc em giúp mẹ cha. Nằm trong màn rồi nhưng em vẫn chưa ngủ được ngay. Một ngày đã qua đi với nhiều việc. Bao nhiêu ý nghĩ đang chập chờn chạy theo nhau cùng với những công việc hằng ngày em đã làm như nhảy múa quanh em. Em ngủ thật ngon và nụ cười sẽ còn đọng mỏi trên môi.
Theo Nông Thị Cổ, Thuật lại những việc làm giúp đỡ cha mẹ
b, Sau hai giờ tham quan phòng triển lãm, chúng em ra về. Mặt Trời đã lên cao, nắng rải vàng trên cánh đồng lúa mênh mông. Lòng em rạo rực, em nhìn các bạn, ai cũng thấy mến hơn, hàng cây đẹp hơn, đồng lúa xanh hơn. Em thấy như các thầy, các cô, các bạn trông chờ ở em những thành tích tốt hơn, đẹp hơn để góp phần cho những cuộc triển lãm của nhà trường.
Theo Trần Đăng Khoa, Thuật lại một buổi xem triển lãm “Vở sạch chữ đẹp'
c, Mẹ bảo: ' Con đừng buồn! Các đội hôm nay đều thắng. '. Ồ sao mẹ tôi nói đúng thế! Chúng em đều thắng vì cuộc thi rất vui và bổ ích.
Nam Trực, Ngày hội giao lưu
Bài 18: Vì cuộc sống con người Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Mỗi đoạn mở bài dưới đây là mở bài trực tiếp hay mở bài gián tiếp?
a, Chủ nhật vừa qua, huyện em tổ chức 'Ngày hội giao lưu câu lạc bộ rô bốt'. Buổi giao lưu diễn ra ở ngay gần nhà. Lẽ ra, em có thể tự đến đó nhưng mẹ em cũng thích cuộc thi rô bốt trong ngày hội nên hai mẹ con cùng đi.
Nam Trực, Ngày hội giao lưu
b, Bác Hồ dạy: 'Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình '. Vâng lời Bác, em đã làm nhiều việc giúp đỡ cho mẹ theo thời gian biểu hàng ngày.
Theo Nông Thị Cổ, Thuật lại những việc làm giúp đỡ cha mẹ
c, Sóng Chủ nhật vừa qua, thầy giáo dẫn chúng em đến xem phòng triển lãm “Vở sạch chữ đẹp' của nhà trường.
Theo Trần Đăng Khoa, Thuật lại một buổi xem triển lãm
Bài 18: Vì cuộc sống con người Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Từ nhỏ, Niu-tơn đã có tài quan sát. Một lần, trên đường đến trường, cậu bé Niu-tơn thấy cái bóng của mình ngả dài ra phía trước; đến trưa thì bóng ngắn lại; chiều, nó lại đổi hướng và dài ra. Cậu bé phát hiện ra rằng: Bóng người là do ảnh Mặt Trời chiếu xuống tạo thành, mà Mặt Trời thì luôn dịch chuyển trên bầu trời nên cái bóng cũng thay đổi theo. Về nhà, cậu làm ngay một chiếc đồng hồ dựa vào bóng nắng. Cậu chỉ vào một vạch trên đồng hồ, nói với bà ngoại: “Khi bóng đổ xuống đây thì bà có thể biết là cháu đã tan học.”.
Năm 22 tuổi, Niu-tơn trở thành giảng viên đại học. Nhưng một trận dịch hạch lớn xảy ra, trường học phải đóng cửa, ông đành về quê lánh nạn. Một lần, Niu-tơn ngồi đọc sách trong vườn. Bỗng một quả táo rụng xuống đầu ông. Ông băn khoăn tự hỏi: “Tại sao quả táo chín lại rơi xuống mà không bay lên trời? Trái Đất có cái gì hút nó chăng?'. Từ đó, ông bắt tay vào nghiên cứu và khám phá ra một định luật nổi tiếng.
Những thành tựu rực rỡ mà Niu-tơn đạt được chủ yếu là do ông say mê nghiên cứu. Khi suy nghĩ về một vấn đề gì, ông thường quên hết mọi thứ xung quanh. Có lần, Niu-tơn mời bạn đến ăn cơm. Người bạn đến giữa lúc ông đang mải mê làm việc. Chờ không được, người bạn đành ăn trước rồi ra về. Mãi lâu sau, Niu-tơn mới bước ra khỏi phòng làm việc. Nhìn thấy bát đĩa đã dùng để trên bàn, ông ngạc nhiên nói: “Chết thật! Vậy mà mình cứ tưởng là chưa ăn.”.
Nhờ thông minh, lại say mê nghiên cứu, Niu-tơn đã có những cống hiến lớn cho nhân loại.
Theo Nguyễn Trang Hương
Chi tiết nào cho thấy cậu bé Niu-tơn rất có tài quan sát?
Bài 18: Vì cuộc sống con người Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Tìm những từ thích hợp trong ngoặc đơn đề hoàn thành các câu sau:
a, Năm 1878, người lo lổ chức thành công cuộc gọi điện thoại đường dài đầu tên. Hai đầu dây điện thoại cách nhau tới 300 ki-lô-mét. Những người tham dự cuộc thí nghiệm ở hai đầu dây đều nhảy lên hò reo, vui mừng. Báo chí tới tấp đưa tin về ( phát minh, sáng chế, phát kiến) tuyệt vời này.
Thee Vũ Bội Tuyển
b, Hằng ngày, em vẫn thấy Mặt Trời mọc từ hướng đông và lặn ở hướng tây. Nhưng nếu em đứng trên Sao Kim, em sẽ (phát minh, phát hiện, phát kiến) Mặt Trời mọc từ hướng tây và lặn ở hướng đông. Hiện tượng này xảy ra là do Sao Kim tự quay từ đông sang tây, còn Trái Đất thì tự quay từ tây sang đông. Nếu em là người đầu tiên nêu ra hiện tượng kì lạ này trên Sao Kim thì đó sẽ là một (phát minh, phát kiến, phát hiện) đóng góp vào kho tàng kiến thức của loài người.
Theo sách Mười vạn câu hỏi “Vì sao?'
Bài 18: Vì cuộc sống con người Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều