Từ thế kỉ XV, những cuộc thám hiểm đã giúp người châu Âu phát hiện ra nhiều vùng đất mới. Các phát kiến địa lí đem lại nhiều hiểu biết nhưng cũng kéo theo hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược.
Ở Việt Nam, vì lo sợ bị xâm lược, triều đình nhà Nguyễn chủ trương đóng cửa với các nước phương Tây. Do đóng cửa, nước ta tạm thời hạn chế được sự nhòm ngó của thực dân nhưng lại không bắt kịp bước tiến như vũ bão của thời đại.
Giữa lúc ấy, có một người học rộng tài cao đã sớm nhận ra nguy cơ lạc hậu, liên tục đề nghị duy tân để chấn hưng đất nước. Người có những đề nghị sáng suốt ấy là Nguyễn Trường Tộ.
Nguyễn Trường Tộ quê ở tỉnh Nghệ An. Năm 28 tuổi, ông được gửi sang Pháp học. Ông theo học nhiều ngành mới như khai mỏ, xây dựng, chế tạo vũ khí,... Năm 31 tuổi, Nguyễn Trường Tộ về nước. Ông liên tục dâng lên vua những bản điều trần đề nghị triều đình gấp rút chỉnh đốn quân đội, kinh tế, giáo dục, mở rộng quan hệ với các nước châu Âu, cử người đi học khoa học, kĩ thuật nhằm chấn hưng đất nước. Đáng buồn là triều đình đã bỏ ngoài tai những ý kiến sáng suốt của ông.
Tuy vậy, Nguyễn Trường Tộ vẫn không hề nản chí. Ông đem hiểu biết của mình giúp chính quyền đào kênh Sắt, tìm cách khai thác mỏ than và mỏ kim loại. Ông còn cất công sang Pháp mời chuyên gia, mua sách vở, máy móc,... để mở trường kĩ thuật.
Nguyễn Trường Tộ mất sớm, không thực hiện được hoài bão của mình nhưng những ý tưởng duy tân của ông như ngọn đuốc trong đêm vẫn còn sáng mãi.
Hoàng Nam
Hoàn cảnh nước ta vào thời ông Nguyễn Trường Tộ như thế nào?
Bài 17: Khám phá thế giới Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Tự sửa bài viết của mình
Bài 17: Khám phá thế giới Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Tìm từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa (hồng tươi, hồng hào). Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến (trong vắt, trong xanh). Tất cả đều (long lanh, lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và (tranh luận, tranh cãi) nhau, ồn mà vui không thể tưởng tượng được.
Bài 17: Khám phá thế giới Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Đọc và trả lời câu hỏi:
Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Theo Nguyễn Phan Hách
a, Tác giả sử dụng những từ nào để tả màu sắc của mỗi con ngựa?
b, Tìm những từ chỉ màu sắc có nghĩa giống mỗi từ trên.
c, Theo em, vì sao tác giả lại lựa chọn sử dụng các từ chỉ màu sắc đó?
Bài 17: Khám phá thế giới Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống của kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
Hôm sau, chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
Theo Nguyễn Phan Hách
Những chi tiết nào trong đoạn 1 cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trên đường đi Sapa?
Bài 17: Khám phá thế giới Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Trao đổi:
a, Tại sao quân địch lại phát khiếp khi nhìn thấy Gu-li-vơ?
b, Tại sao Gu-li-vơ cố thuyết phục vua xứ Li-li-pút bỏ ý định biến Bli-phút thành một tỉnh của nước ngoài?
c, Nếu đặt cho Gu-li-vơ một biệt hiệu, em sẽ gọi anh là gì?
Bài 17: Khám phá thế giới Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Nghe và kể lại câu chuyện
Bài 17: Khám phá thế giới Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Viết tiếp nội dung bước 2, bước 3 để hoàn thành bản hướng dẫn hoàn toàn bằng lời dưới đây:
Khẩu trang giúp ngăn ngừa vi khuẩn, dịch bệnh, bụi bặm, ... thông qua đường hô hấp. Để sử dụng khẩu trang đúng cách, trước tiên, bạn phải xác định được phần trên, phần dưới của khẩu trang. Nhiều loại khẩu trang có phần trên gắn một dây kim loại mỏng.
Tiếp theo, dựa vào.....
Cuối cùng, bạn hãy ...
Bài 17: Khám phá thế giới Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Lẳng lặng mà nghe
Những lời tôi đặt
Toàn là chuyện thật
Chẳng phải đùa đầu
Cái chai không đầu
Mà sao có cổ
Bảo rằng ngọn gió
Thì gốc ở đâu
Răng của chiếc cào
Làm sao nhai được
Mũi thuyền rẽ nước
Thì ngửi cái gì
Cái ấm không nghe
Sao tai lại mọc
Ở trong chiếc bút
Lại có ruột gà
Có mắt đâu mà
Quả na biết mở
Chân bàn, chân tủ
Chẳng bước bao giờ
Gọi là bánh xe
Mã không ăn được
Gọi là cây bút
Sao chẳng thấy cành
Bàn chân chúng mình
Mọc ra... mắt cả
Chiếc hoa gọng vó
Chẳng mắc lưới vào
Chẳng phải đùa đâu
Toàn là chuyện thật
Những lời tôi đặt
Lẳng lặng mà nghe.
Quang Huy
Câu thơ sau nói đến sự vật nào? Tác giả thắc mắc về điều gì?
Cái chai không đầu
Mà sao có cổ
Bài 17: Khám phá thế giới Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
2. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
1. Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Chọn 1 trong 2 đề sau:
a, Viết một đoạn văn nêu những điều em thích trong câu chuyện thiếu nhi cả nước làm kế hoạch nhỏ để đóng đoàn tàu mang tên Đội.
b, Viết một đoạn văn về các đội viên Đội du kích thiếu niên trong câu chuyện Chiến công của những du kích nhỏ.
Bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Tìm từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu sau:
a, Ngày 15-5-1986, nhân dịp kỉ niệm 45 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Khu di tích lịch sử Kim Đồng đã được ( khai mạc, khánh thành).
b, Đến giờ ( khởi hành, xuất phát, tiếng còi vang lên, cả mười vận động viên lao về phía trước.
Bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Đoàn tàu Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là thành quả lao động của những ai? Tìm ý đúng nhất:
a, Thiếu nhi cả nước
b, Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh
c, Tập thể kĩ sư công nhân ngành đường sắt
d, Thiếu nhi cả nước và tập thể kĩ sư, công nhân ngành đường sắt
Bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều
Ngày 15-5-1977, nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đội, thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh đã có sáng kiến phát động một phong trào thi đua. Mục đích của phong trào là thu gom 4 triệu tấn giấy loại để bán lấy tiền đóng đoàn tàu mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Phong trào được thiếu nhi cả nước hưởng ứng.
Ủng hộ phong trào của thiếu nhi, Tổng cục Đường sắt đã khẩn trương triển khai kế hoạch đóng tàu. Ngày
1-1-1979, đoàn tàu “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh” gồm 15 toa xe, có 3 toa giường nằm, 9 toa ghế ngồi, 1 toa hàng cơm, 1 toa hành lí, 1 toa trưởng tàu đã được khánh thành. Đoàn tàu khởi hành từ Hà Nội đi Bắc Giang trong niềm hân hoan của cán bộ, công nhân ngành đường sắt và thiếu nhi cả nước.
Đoàn tàu mang tên Đội là đóng góp có ý nghĩa của thiếu nhi Việt Nam cho tuyến đường sắt Thống Nhất, đồng thời là kết quả lao động sáng tạo của hàng nghìn kĩ sư, công nhân ngành đường sắt.
Theo Khuất Minh Trí
Ngày 15-5-1977 đánh dấu sự kiện gì? Tìm các ý đúng:
a, Kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
b, Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh nêu sáng kiến đóng đoàn tàu mang tên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
c, Khánh thành Đoàn tàu ' Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh'
d, Đoàn tàu mang tên Đội khởi hành từ Hà Nội đi Bắc Giang.
Bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều