* Đọc văn bản
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.
Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên,... Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.
Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.
Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chí: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.
(Theo Minh Nhương)
* Trả lời câu hỏi
Hội thổi cơm thi của làng Đồng Văn bắt nguồn từ đâu?
Bài 9: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Thảo luận.
– Các thành viên phát biểu ý kiến đã chuẩn bị, trả lời câu hỏi của các bạn.
– Khi nghe bạn trình bày, cần ghi chép những thông tin đáng chú ý. Có thể nêu ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ tôn trọng sự khác biệt.
– Người điều hành tóm tắt nội dung thảo luận. Nêu những điểm đã thống nhất và những điểm còn khác biệt giữa các thành viên.
Bài 8: Khu rừng của Mát Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Thảo luận về một sự việc có nhiều ý kiến khác biệt.
Chuẩn bị.
– Lựa chọn một sự việc gần gũi với học sinh, có nhiều ý kiến khác biệt để thảo luận.
Ví dụ: học sinh giữ tiền riêng để tiêu, học sinh mặc đồng phục khi đi học,...
– Tìm hiểu và ghi chép những thông tin liên quan đến nội dung thảo luận.
G:
Bài 8: Khu rừng của Mát Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Viết bài văn tả một người em chỉ gặp một vài lần nhưng nhớ mãi. Đề 2: Viết bài văn tả một người là nhân vật chính trong bộ phim hoặc vở kịch mà em đã xem. |
Viết bài văn theo gợi ý dưới đây:
G:
Bài 8: Khu rừng của Mát Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Câu nào dưới đây là câu ghép? Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?
a. Dưới sự chỉ dạy của ông, Mát nhớ được tên và đặc tính của nhiều loại cây.
b. Cây bốc cháy, ngọn lửa mau chóng lan khắp rừng.
c. Nhiều năm sau, trang trại phủ một màu xanh mướt.
Bài 8: Khu rừng của Mát Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
* Đọc văn bản
Khu rừng của Mát
Mát sống với ông nội ở “Trang trại rừng” – một trang trại rộng lớn, nổi tiếng trong vùng. Đây là cơ nghiệp của tổ tiên để lại. Trang trại trồng nhiều loại cây, trong đó có những giống cây quý hiếm.
Hằng ngày, Mát cùng ông chăm sóc rừng cây. Dưới sự chỉ dạy của ông, Mát nhớ được tên và đặc tính của nhiều loại cây. Năm Mát tròn mười tám tuổi, ông nội qua đời. Trước khi mất, ông gửi gắm trang trại cho Mát. Mát cùng hứa với ông sẽ bảo vệ trang trại thật tốt và gìn giữ hồi ức đẹp đã có cùng ông tại nơi này.
Đáng tiếc, một đêm nọ, sấm chớp đùng đùng nổi lên. Một tia sét đánh trúng ngọn cây cao nhất trong trang trại. Cây bốc cháy, ngọn lửa mau chóng lan khắp rừng. Mọi người hô hào, cùng nhau dập lửa, nhưng đành bất lực trước ngọn lửa cao cả chục mét. Trang trại cháy suốt một ngày một đêm mới dần tắt.
Nhìn cảnh hoang tàn của trang trại, Mát đau xót và kiệt sức, ngất lịm đi. Mọi người vội đưa anh vào bệnh viện. Lúc tỉnh dậy, anh buồn bã và tuyệt vọng. Bà lão cạnh giường của Mát thấy vậy, liền hỏi:
– Chàng trai trẻ, sao trông cậu ủ rũ vậy?
– Cây cối trong trang trại nhà cháu bị thiêu rụi cả rồi!
– Cây bị thiêu cháy thì trồng lại là được. Cậu còn trẻ mà!
Nghe bà cụ nói, Mát bừng tỉnh. Anh trở về nhà, quyết tâm khôi phục trang trại. Nhưng kiếm đâu ra tiền vốn? Một ý tưởng loé lên trong đầu: “Mình còn những thân cây cháy đen cơ mà!”. Mát thuê người tới, biến những thân cây bị đốt cháy thành than củi đem vào thành phố bán. Anh thu được một số tiền để mua cây giống, trồng trong trang trại, thực hiện lời hứa với ông.
Nhiều năm sau, trang trại phủ một màu xanh mướt. Mọi người gọi đó là “Rừng của Mát” với niềm khâm phục cậu chủ mới của nó.
(Theo Lô Trân Trân, Thiện Minh dịch)
* Trả lời câu hỏi
Hãy giới thiệu về “Trang trại rừng” và sự gắn bó của Mát với trang trại.
Bài 8: Khu rừng của Mát Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Viết lại một số câu văn hoặc đoạn văn trong bài làm của em cho hay hơn theo gợi ý dưới đây:
a. Sử dụng từ ngữ giàu sức gợi tả hoặc hình ảnh so sánh gây ấn tượng.
Giọng nói của bà tôi đặc biệt trầm bổng, nghe như tiếng chuông đồng. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. (Theo Mác-xim Go-rơ-ki) |
A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng. (Theo Ma Văn Kháng) |
b. Bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc với người được tả.
Trong suốt cuộc đời, chắc hẳn tôi sẽ không bao giờ quên đôi mắt của cô giáo nhìn tôi lúc ấy. Ánh mắt cô cũng âu yếm, trìu mến như ánh mắt bà nhìn tôi. (Theo Lê Khắc Hoan) |
Bài 7: Đoàn thuyền đánh cá Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Tìm cặp kết từ hoặc cặp từ hô ứng thay cho bông hoa để tạo câu ghép.
a. em có một khu vườn rộng em sẽ trắng thật nhiều loại cây.
b. thành phố này không sầm uất, hiện đại nó rất hấp dẫn du khách.
c. Mọi người đối xử tốt với nhau thì cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bài 7: Đoàn thuyền đánh cá Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Tìm câu ghép trong các đoạn văn dưới đây và cho biết các vế của mỗi câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.
a. (1) Làng Tày, làng Dao ven suối và trong rừng, nhưng làng người Mông ở chơ vơ đỉnh núi, giữa cỏ tranh mênh mông. (2) Vách và mái nhà đều ghép bằng những miếng gỗ pơ-mu, nhà nhà ám khói sạm đen tưởng như làng xóm liền với trời xanh. (3) Xung quanh nhà nào cũng sum se những đào, những lê. (4) Giữa mùa đông, hoa lê trắng ngần. (5) Vào đầu xuân, hoa đào nở hồng cả trời. (Tô Hoài) |
b. (1) Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. (2) Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. (3) Mưa phùn lất phất... (4) Bên gốc đa, một chú thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. (5) Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. (6) Thỏ đuổi theo. (7) Tấm vải tròng trành trên ao. (Võ Quảng) |
Bài 7: Đoàn thuyền đánh cá Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
* Đọc văn bản
Đoàn thuyền đánh cá
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng,
Cá thu Biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trắng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Huy Cận)
* Trả lời câu hỏi
Ở khổ thơ thứ nhất, đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh thiên nhiên như thế nào? Cách miêu tả của nhà thơ có gì đặc biệt?
Bài 7: Đoàn thuyền đánh cá Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Bài 6: Thư của bố Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đọc bài thơ thể hiện vẻ đẹp cuộc sống.
G:
|
Trong đêm khuya vắng vẻ, Chú đi tuần đêm nay, Nép mình dưới bóng hàng cây, Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi! Rét thì mặc rét, cháu ơi! Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm. (Trần Ngọc, Chú đi tuần) |
Kẽo cà kẽo kẹt Xưa mẹ ru em Cũng tiếng võng này Cánh cò trắng muốt Bay – bay – bay – bay... (Trần Đăng Khoa, Tiếng võng kêu) |
|
Bài 6: Thư của bố Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.
a. Tự nhận xét bài làm của em theo những yêu cầu dưới đây:
– Trình tự sắp xếp ý hợp lí.
– Các chi tiết miêu tả thể hiện được đặc điểm nổi bật của nhân vật.
– Bộc lộ ra suy nghĩ, tình cảm của mình với người được tả. Cách dùng từ, viết câu tạo được sự chú ý của người đọc.
b. Chỉnh sửa lỗi (nếu có).
Bài 6: Thư của bố Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Viết bài văn tả một người thân trong gia đình em. Đề 2: Viết bài văn tả một người đã để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp. |
Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 4, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài đã chọn.
Lưu ý:
– Tập trung tả những nét nổi bật làm nên vẻ riêng của người được tả.
– Kết hợp tả với bộc lộ cảm nghĩ của em về người đó.
– Lựa chọn từ ngữ gợi tả hoặc sử dụng biện pháp so sánh để làm nổi bật đặc điểm của người được tả, đồng thời giúp bài văn thêm sinh động, có sức cuốn hút đối với người đọc.
Bài 6: Thư của bố Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Xếp các từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây vào nhóm thích hợp.
|
Con lớn lên, quen vắng bố trong nhà Hai mẹ con, nhà một phòng cũng trống Chỉ mong đợi những lá thư gió lộng Và mặn mòi hương biển xa xôi... Nghe êm đềm sóng lặng lững lờ trôi Thấy đàn cá heo giỡn đùa mặt nước. |
Bài 6: Thư của bố Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức