Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo) mà em đã đọc về việc bảo vệ trật tự, an ninh, an toàn trong cuộc sống.
Gợi ý
- Chú bé có tài mở khoá (Nguyễn Quang Thân)
- Chú công an đường phố (Nguyễn Thị Bích Nga)
- Bách khoa thư an toàn cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng (Nguyễn Thị Vi Khanh)
- Cẩm nang phòng tránh tai nạn, thương tích (Nguyễn Hương Linh, Dương Thuỷ Ly)
Bài 9: Vì cuộc sống yên bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Bài đọc 3: 10 quy tắc an toàn khi ở nhà một mình
* Nội dung bài 10 quy tắc an toàn khi ở nhà một mình: Bài đọc đưa ra một số quy tắc nên làm và không nên làm hoặc cần là gì khi ở nhà một mình
10 quy tắc an toàn khi ở nhà một mình
1. Không chạy nhảy, leo trèo nguy hiểm.
2. Không nói chuyện với người lạ, không để người lạ vào nhà.
3. Không tò mò nghịch, tự sửa chữa các thiết bị điện.
4. Không trêu chọc, doạ dẫm vật nuôi trong nhà (nếu có).
5. Không tự ý ra khỏi nhà (trừ trường hợp đặc biệt).
6. Cần cẩn thận khi phải sử dụng những vật sắc nhọn (dao, kéo,...).
7. Cần cẩn thận khi phải sử dụng những đồ dùng có thể gây cháy nổ (bếp than, bếp ga, nồi cơm điện, lò vi sóng,...).
8. Cần biết sơ cứu đúng cách khi bị trầy xước da, bị chảy máu hay bỏng nhẹ.
9. Cần hoà thuận và luôn ở bên cạnh em nhỏ (nếu có em ở nhà cùng).
10. Cần tìm cách báo tin cho cha mẹ hoặc người thân khi xảy ra bất kì sự cố nào.
Theo THU HÀ
Câu hỏi
Để đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình, em không được làm những việc gì?
Bài 9: Vì cuộc sống yên bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Bình chọn những đoạn văn hay.
Bài 9: Vì cuộc sống yên bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc một số học sinh chạy qua đường khi đèn giao thông chưa bật tín hiệu màu xanh.
b) Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
Gợi ý
– Ý kiến của em như thế nào (đồng tình hay không đồng tình).
– Lí do đồng tình (hay không đồng tình) của em là gì?
– Em sẽ khẳng định lại điều gì ở câu kết đoạn?
Bài 9: Vì cuộc sống yên bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Tìm kết từ phù hợp để thay kí hiệu âu trong mỗi câu sau:
hễ... là... |
không chỉ... mà còn... |
nhờ…. mà… |
a) Cao Bá Quát … viết chữ đẹp … nổi tiếng về tài văn thơ.
Theo TRƯỜNG CHÍNH – ĐỖ LÊ CHÂN
b) … phục hồi rừng ngập mặn …ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng.
PHAN NGUYÊN HỒNG
c) … có con bọ xít nào… chú cháu bé Trang lại bắt cho gà ăn, kẻo bọ xít cần đau cây.
PHONG THU
Bài 9: Vì cuộc sống yên bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Các từ in đậm trong những câu sau có tác dụng gì? Các từ này có gì khác với những kết từ mà em đã học ở bài trước?
a) Nếu chúng ta chịu khó để ý thì sẽ nhận ra mùa nào cũng có hoa nở chứ không chỉ mùa xuân.
TÔ HOÀI
b) Tuy bốn mùa đều phủ lên mình một màu xanh nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.
Theo THI SẢNH
c Tiếng cười không chỉ đem lại niềm vui cho con người mà còn là một liều thuốc trường sinh.
MINH KHÔI
d) Vì muốn có cuộc sống yên tĩnh, gần với thiên nhiên hơn, nên ông bà tôi đã rồi thành phố về quê.
HẠNH NHI
Bài 9: Vì cuộc sống yên bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Bài đọc 2: Chú công an
* Nội dung bài Chú công an: Bài thơ kể về lực lượng công an nhân dân, những công việc hàng ngày mà các chú vẫn đang làm để bảo vệ an ninh trật tự xã hội
Chú công an
Vầng trăng trên trời vằng vặc
Soi đường tuần tra đêm nay
Những vì sao lấp lánh bay
Tinh nghịch đậu vai các chú.
Nhà nhà chìm vào giấc ngủ
Hoa cau dịu toả hương lãnh
Các chú thức cùng đom đóm
Qua đêm dài tới bình minh.
Ai vắng nhà quên khoá cửa
Chú nhắc giữ gìn an ninh
Xóm nào xảy ra tranh cãi
Chú đến hoà giải phân minh.
Những hộ neo đơn, nghèo khó
Chú luôn thăm hỏi ân cần
Thanh niên có anh ngỗ ngược
Chú gặp, khuyên răn tận tình.
Cảnh phục tươi như sắc nắng
Quân hàm thắm đỏ màu hoa
Ai cũng cảm ơn các chú
Giữ bình yên cho mọi nhà.
PHẠM VĂN ANH
Câu hỏi
Hình ảnh các chú công an tuần tra ban đêm đẹp và cảm động như thế nào?
Bài 9: Vì cuộc sống yên bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Trao đổi về một việc mà em (hoặc bạn em) đã làm nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân hoặc những người xung quanh.
(M) Gặp một em bé bị lạc trong siêu thị, bạn em dẫn em bé đến gặp bác bảo vệ để nhờ giúp đỡ.
Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Bài 9: Vì cuộc sống yên bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Bình chọn những đoạn văn hay.
Bài 9: Vì cuộc sống yên bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Chọn 1 trong 2 để sau:
a) Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Người chăn dê và hàng xóm (trang 108 – 109).
b) Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học (trang 112 – 113).
Gợi ý
– Em sẽ giới thiệu sự việc như thế nào ở câu mở đoạn?
– Ở phần thân đoạn, em sẽ bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình về những chi tiết, hình ảnh nổi bật nào?
– Câu kết đoạn sẽ khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em hay sẽ liên hệ với thực tế?
Bài 9: Vì cuộc sống yên bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Bài đọc 1: 32 phút giành sự sống
* Nội dung bài 32 phút giành sự sống: Câu chuyện kể về một lần làm nhiệm vụ của các chú lính cứu hoả khi phải nhanh chóng, khẩn trương tranh giành sự sống để cứu được cháu bé mắc kẹt trong khe tường
32 phút giành sự sống
17 giờ ngày 20-7, điện thoại của đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy réo vang: “Ngõ 581 có cháu bé bị kẹt ở khe tường.'. Lập tức, hai xe chuyên dụng màu đỏ nối đuôi nhau lên đường.
17 giờ 31 phút, xe đến nơi. Các chiến sĩ hối hả đi vào con ngõ nhỏ. Một bé trai hơn 10 tuổi đang bị kẹt ở một khe tưởng rộng 20 xăng-ti-mét giữa hai căn nhà. Cháu bé kẹt ở đó đã hơn một ngày, dẫm đủ ba trận mưa, lúc đó người nhà mới tìm thấy.
Các chiến sĩ xem xét hai căn nhà rồi quyết định phương án đục tường. Trong tiếng giật chồi tại của máy khoan cắt, người nhà cháu bé không giấu nổi vẻ lo lắng, bồn chồn. Mỗi mảng vữa, gạch rơi ra đều được các chiến sĩ đỡ gọn trong lòng bàn tay để không làm tổn thương cháu bé.
17 giờ 49 phút, một mảng tường được mở, cảnh tay cháu bé lộ ra. Hai người lĩnh cẩn trọng lựa vị trí mũi khoan như bác sĩ làm phẫu thuật, mồ hôi ướt đẫm lưng áo.
Đúng 18 giờ 3 phút, viên gạch cuối cùng rơi xuống. Một chiến sĩ luồn tay qua khe tường hẹp, đỡ lấy đầu cháu bé. Ba chiến sĩ khác đỡ phần hông, tay và hai chân của cháu, nhích từng chút một. Cháu bé được cứu thoát trong tiếng khóc oà của người thân. Một chiến sĩ xốc cháu lên lưng, chạy ra xe cứu thương. Người lĩnh áo xanh nghe thấy câu nói đầu tiên của châu: “Châu khất! Châu đối!'.
Sau 32 phút nghẹt thở, các chiến sĩ đã cứu được bé trai, trả lại cho bé nụ cười ấm áp, đem niềm vui, niềm tin yêu đến cho mọi người.
Theo THANH LAM
Đọc hiểu
Vì sao các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy phải khẩn cấp lên đường?
Bài 9: Vì cuộc sống yên bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Trò chơi: Gọi cho ai? Nói gì?
Em sẽ gọi số điện thoại nào để bảo tin trong các tình huống sau?
a) Em nhìn thấy một đám khói bốc lên ở toà nhà đối diện.
b) Em nhìn thấy một cụ già mệt lả, ngất xỉu bên đường.
c) Em thấy một chiếc cặp trên hè phố.
Bài 9: Vì cuộc sống yên bình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Bài 8: Có lí có tình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Bài 8: Có lí có tình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Vì sao bố En-ri-cô mắng bạn ấy? Tìm ý đúng:
a) Vì En-ri-cõ hiểu nhầm là Cô-rét-ti kiêu căng và giận bạn.
b) Vì En-ri-cô cố ý đẩy Cô-rét-ti, làm hỏng bài viết của bạn.
c) Vì En-ri-cô không xin lỗi Cô-rét-ti trước, còn giơ thước doạ bạn.
d) Vì En-ri-cô hiểu lầm câu nói của bạn: 'Lát nữa ta gặp nhau ở cổng'.
Bài 8: Có lí có tình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Vì sao En-ri-cô không chủ động xin lỗi bạn? Tìm ý đúng
a) Vi En-ri-cô vẫn còn tức Cô-rét-ti.
b) Vì En-ri-cô thiếu dũng cảm nhận lỗi.
c) Vì En-ri-cô muốn bạn xin lỗi mình trước.
d) Vì En-ri-cô nghĩ rằng bạn cố ý làm hỏng bài viết của mình.
Bài 8: Có lí có tình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Tự đánh giá
Ai có lỗi?
Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi, làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp: “Mình không cố ý đâu!'.
Lẽ ra tôi phải tin cậu, nhưng cái cười của cậu làm tôi bực mình. Tôi nghĩ là cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.
Lát sau, vì vẫn còn tức, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay doạ tôi, nói: “Cậu cố ý đấy nhé!'.
Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm: “Lát nữa ta gặp nhau ở cổng.'.
Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu thấy hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhớ lại hôm đến nhà cậu, thấy cậu vừa học vừa chăm sóc mẹ ốm. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên, tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng cái câu “Mình xin lỗi cậu!' cứ tắc nghẹn trong cổ.
Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ, cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.
– Ấy đừng! – Cô-rét-ti cười hiền hậu. – Ta lại thân nhau như trước đi! Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói:
– Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô?
– Không bao giờ! Không bao giờ! – Tôi trả lời.
Về nhà, tôi kể chuyện cho bố nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng: “Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước doạ đánh bạn.”.
(Theo A-mi-xi, Hoàng Thiếu Sơn dịch)
Câu hỏi và bài tập
Vì sao En-ri-cô nổi giận với Cô-rét-ti? Tìm ý đúng:
a) Vì En-ri-cô cho rằng Cô-rét-ti vừa được phần thưởng nên kiêu căng.
b) Vì Cô-rét-ti giơ tay dọa En-ri-cô và bảo: 'Cậu cố ý đấy nhé!'.
c) Vì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào En-ri-cô, làm hỏng bài viết.
d) Vì Cô-rét-ti đã làm hỏng bài viết của En-ri-cô mà vẫn cười.
Bài 8: Có lí có tình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Các nhóm biểu diễn.
Bài 8: Có lí có tình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều
Mỗi nhóm (hoặc tổ) chuẩn bị diễn kịch theo các gợi ý sau:
a) Lựa chọn tình huống ở một trong hai bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học (trang 112 – 113) và Tấm bia các tông (trang 114 – 115) để diễn kịch.
b) Phân vai:
c) Tập thoại theo lời nhân vật:
– Các vai diễn nhớ lời thoại.
– Người nhắc vở nhắc khẽ lời thoại nếu các vai diễn quên lời.
d) Đạo diễn hướng dẫn các vai thể hiện nét mặt, cử chỉ, giọng nói phù hợp.
Bài làm:
Bài 8: Có lí có tình Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Cánh diều