+1778 câu hỏi
Câu 874424:
Tự luận

* Đọc văn bản

Người thầy của muôn đời

Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Cụ đỗ cao nhưng không làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà nhằm truyền bá đạo lí và đào tạo nhân tài cho đất nước. Trường của cụ rất đông học trò, có nhiều người trở thành những nhân vật nổi tiếng.

Năm ấy, đến ngày mừng thọ cụ giáo Chu tròn sáu mươi tuổi, từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ. Cụ Chu đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý do chính họ sưu tầm và chép lại. Cụ hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi đột nhiên nói:

– Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, thấy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thấy mang ơn sâu nặng.

Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là thầy đi trước, trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, mấy chú tóc để trái đào đi sau cùng. Cụ dẫn học trò đi về cuối làng, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ nhưng sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi, râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to:

– Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.

Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu nói lại thật to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho cụ giáo Chu.

Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.

(Theo Hà Ân)

* Trả lời câu hỏi

Đoạn mở đầu bài đọc giới thiệu những gì về thầy giáo Chu Văn An?

6 tháng trước 17 lượt xem

Bài 18: Người thầy của muôn đời Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Câu 874418:
Tự luận

Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Hôm nay, lớp tôi thảo luận về chủ điểm “Tiếp bước cha ông”. Một trong những ý kiến các bạn nêu ra là cần bảo vệ di sản của cha ông để lại. Tôi rất tán thành ý kiến này. Di sản là tài sản quý báu của cha ông, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tôi và bạn nhìn thấy di sản qua di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, phong tục, lễ hội,... Vì sao phải giữ gìn di sản của cha ông để lại? Vì giữ gìn di sản của cha ông để lại chính là giữ gìn thành quả lao động của những thế hệ trước. Để có một công trình kiến trúc, một mái đình, ngôi chùa,... cha ông ta đã phải đổ biết bao mồ hôi, công sức lao động thậm chí cả xương máu. Biết bao khát vọng của người xưa được gửi gắm vào mỗi di sản đó. Từ những di sản của cha ông, chúng ta thấy lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những giá trị ấy đã nối kết quá khứ với hiện tại. Tôi nghĩ bảo vệ di sản của cha ông để lại là trách nhiệm của thế hệ trẻ, trong đó có tôi và các bạn.

(Đăng Dương)

a. Đoạn văn trên nói về sự việc gì? Người viết có ý kiến thế nào về sự việc đó.

b. Xác định các phần (mở đầu, triển khai, kết thúc) của đoạn văn.

c. Chọn nội dung tương ứng với mỗi phần của đoạn văn.

d. Trong phần triển khai, người viết đã đưa ra lí do và những dẫn chứng nào để chứng minh ý kiến của mình là đúng?

6 tháng trước 10 lượt xem

Bài 17: Nghìn năm văn hiến Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Câu 874409:
Tự luận

* Đọc văn bản

Nghìn năm văn hiến

Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu Thăng Long để thờ Khổng Tử. Kể từ đó, hệ thống Văn Miếu đã được xây dựng ở khắp nơi. Ở Văn Miếu Thăng Long, vua còn cho xây Quốc Tử Giám làm nơi dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc. Về sau, học trò giỏi là con em dân thường cũng được học ở đây.

Đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3 000 tiến sĩ, cụ thể như sau:

Triều đại

Số khoa thi

Số tiến sĩ

Số trạng nguyên

6

11

0

Trần

14

51

9

Hồ

2

12

0

104

1 780

27

Mạc

21

484

11

Nguyễn

38

558

0

Tổng cộng

185

2 896

47

 

Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiền Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1 306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.

(Theo Nguyễn Hoàng)

* Trả lời câu hỏi

Vị vua nào đã cho xây dựng Văn Miếu Thăng Long? Công trình đó được xây dựng vào năm nào?

6 tháng trước 11 lượt xem

Bài 17: Nghìn năm văn hiến Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Câu 874384:
Tự luận

II. Đọc hiểu.

Mùa mật mới

Những đêm mùa mật, cuộc sống lặng yên quen thuộc ở làng Mật vụt đổi khác. Nhà nào cũng tấp nập, sáng sủa.

Bà lễ mễ bưng nồi, chõ, chiếc chậu sành và gùi lá mật đến bên bếp. Phựng và Nôốc Kham lấy mâm bột và bát vừng. Bà cháu ngồi xúm quanh gùi lá mật, lúi húi khều trứng ong và ong non rồi cùng nặn bánh. Khi đã hết ong non, bà bắc nồi cho lên bếp canh lá mật.

Trên miệng chõ, bà đặt cái chậu sành, bên trong góc chậu, bà gác những lá mật. Hơi nóng bốc nghi ngút, sáp bịt các lỗ mật chảy ra. Mật lẫn sáp rỏ đều đều xuống chậu.

Chậu mật trên bếp đầy dần. Mùi mật nóng hổi, thơm ngọt ngào bay ra ngoài. Bà bắc chậu xuống rồi đặt lên miệng chõ cái chậu khác. Khi mật nguội, bà gạt sáp và chắt mật vào vò. Bà nếm, loại mật nào ngăm ngăm đắng là có nhiều nhuỵ xoan thì cất riêng làm thuốc. Còn loại mật thường, vị ngọt đậm, bà giữ làm mặt ăn hằng ngày và đem đi đổi hàng.

– Chưa năm nào được mùa mật như năm nay. – Bà sung sướng bảo. – Các cháu muốn mua gì nào?

Phựng muốn mua cái dây lưng da, cây bút máy. Nôốc Kham muốn mua cái trâm cài tóc có bông hoa to kết bằng hạt cườm và một cái gương to.

– Thế bà định mua gì ạ?

– Bà mua bộ ấm tích, cái chảo và con dao to.

– Mua riêng cho bà cơ, những thứ bà nói là mua chung cho cả nhà mà.

– Bà chẳng cần gì. Bà đủ cả rồi.

– Bà hay kêu đau xương. Lần này cháu sẽ mua cao cho bà. – Phựng nói.

Bà cháu vui vẻ bàn chuyện bên chậu mật. Canh xong gùi lá mật, Phựng bưng những bình mật mới cất bớt vào buồng. Nôốc Kham bắc chảo mỡ lên bếp để rán bánh. Khi bánh đã vớt ra đầy mâm, bà ghé đầu ra cửa gọi gia đình bác thợ gỗ bên hàng xóm. Bà mời họ sang nếm mật mới và ăn bánh, mừng mùa mật.

(Theo Vũ Hùng)

* Trả lời câu hỏi

Để lấy mật, bà đã chuẩn bị những gì?

6 tháng trước 32 lượt xem

Ôn tập và đánh giá giữa học kì II Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức